/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tìm hiểu về kim hoa trong trà Phổ Nhĩ

2659 09:05, 31/05/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Tìm hiểu về kim hoa trong trà Phổ Nhĩ
Trà Phổ Nhĩ để lâu trong điều kiện lưu trữ kho khô lý tưởng (không ẩm ướt, nấm mốc), sẽ ngẫu nhiên xuất hiện những đốm nhỏ, tròn màu vàng ở bên trong trà (thường xuất hiện ở trà ép bánh, cục), chúng ta gọi đó là Kim Hoa. Những bánh trà có xuất hiện kim hoa thường có nước đỏ, sáng, nhuận, mùi thơm dễ chịu (không phải là mùi mốc), nước ngọt êm

Trà Phổ Nhĩ lâu nay lừng danh thiên hạ về dược tính quý báu của nó. Giống như rượu vang hảo hạng, trà Phổ Nhĩ để càng lâu càng ngon. Loại trà này có giá lên tới 3,5 triệu nhân dân tệ/kg (khoảng 12,5 tỷ đồng/kg). Năm 2005, nửa ký trà Phổ Nhĩ 64 năm tuổi đã được đấu giá thành công ở mức 132.556 USD (khoảng 3 tỷ đồng).

Trà Phổ Nhĩ là đặc sản xuất xứ từ Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Loại trà này còn có nhiều tên gọi khác như Trà Kim Qua Cống, Nhân Đầu Cống, thế nhưng phổ biến hơn là cái tên Phổ Nhĩ.

Trà Phổ Nhĩ là nhóm trà có thể nói là đắt đỏ nhất thế giới vì 2 lý do. Thứ nhất là trà Phổ Nhĩ thường được làm từ giống trà cổ thụ (có thể trồng hoặc mọc hoang). Cụ thể, nguyên liệu để làm loại trà này là shan tuyết cổ thụ. Thứ hai, giống như rượu vang ủ lâu năm, trà Phổ Nhĩ sau khi lên men đạt tiêu chuẩn thì càng để lâu, càng ngon, càng đắt tiền. Theo đó, lá trà Phổ Nhĩ được lên men hoàn toàn ở trạng thái rắn và khô, tách hết nước trong lá trà, nhưng giữ lại các vi sinh vật có trong lá trà cổ thụ để chuyển loại bỏ hết chất xấu, giữ lại chất tốt trong lá trà.

Trà Phổ Nhĩ đã đắt đỏ mà trà Phổ Nhĩ có kim hoa lại càng quý hiếm. Một số loại trà phổ nhĩ, để lâu trong điều kiện lưu trữ kho khô lý tưởng (không ẩm ướt, nấm mốc), sẽ ngẫu nhiên xuất hiện những đốm nhỏ, tròn màu vàng ở bên trong trà (thường xuất hiện ở trà ép bánh, cục), chúng ta gọi đó là Kim Hoa. Những bánh trà có xuất hiện kim hoa thường có nước đỏ, sáng, nhuận, mùi thơm dễ chịu (không phải là mùi mốc), nước ngọt êm.

Kim Hoa về cơ bản là một loại bào tử nấm có tên khoa học là Eurotium cristatum. Loại nấm này có màu vàng tự nhiên nên được gọi là Kim Hoa hay ‘hoa vàng’. Khi xưa thì Kim Hoa được xem là một loại thảo dược quý và hiếm chỉ mọc trên gỗ mục. Và trong một số ít trường hợp là trên bánh trà xuất từ Vân Nam đến Tây Tạng và Mông Cổ.

Một bánh trà Phổ Nhĩ lâu năm mà có kim hoa là rất quý. Vì đây là kim hoa xuất hiện tự nhiên chứ không có sự tác động của con người. Khi xuất hiện kim hoa, vị chát, đắng của trà được giảm xuống mức thấp nhất, đồng thời tăng độ tinh tế, nồng hậu của trà, đạt được hiệu quả nâng cao phẩm chất trà. Kim hoa xuất hiện dưới dạng hình đốm tròn, nhìn thấy rõ ràng, màu vàng sáng. Trà Phổ Nhĩ có nấm kim hoa có mùi thơm dễ chịu, nước trà có kim hoa có màu đỏ sáng, mùi thơm. Đồng thời, đây cũng là một loại nấm có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể:

Chống ô xi hóa: thân nấm sản sinh ra rất nhiều hoạt chất cùng lúc với việc hấp thụ polyphenol trong trà, có tác dụng loại bỏ gốc tự do trong cơ thể người và làm chậm quá trình lão hóa.

Giữ cho đường ruột khỏe mạnh: kim hoa có thể loại bỏ một cách hiệu quả mỡ và độc tố trong ruột, khiến đường ruột khỏe mạnh, đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy mỡ trong cơ thể, góp phần giảm cân.

Kim hoa xuất hiện ngẫu nhiên trong trà phổ nhĩ, thường ở những loại trà phẩm chất tốt, để lâu năm, ngẫu nhiên đạt điều kiện để loại nấm này sinh trưởng mới có khả năng xuất hiện kim hoa, người Trung Quốc thường nói câu: “sương trắng dễ tìm, kim hoa khó thấy” là vậy.

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
Tìm hiểu về kim hoa trong trà Phổ Nhĩ
0 0 4,849 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Con người biết uống trà từ khi nào?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3190 09:09, 20/02/2024
0 0 2,597 0.0
Cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có kết luận nào khẳng định chính xác con người biết uống trà từ khi nào.

Cuối thế kỷ XIX, một số sách cho rằng, những nước chính sản xuất trà trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Tích Lan (CEY-LAN), “Nam Kỳ” và Indonesia. Cuối thế kỷ XIX, các thương cảng của Việt ...
9 thuật ngữ trên bàn trà, không hiểu thì thiệt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3188 13:24, 17/02/2024
1 0 2,727 0.0
“Trà” là một trong những nét đặc trưng của văn hóa, đồng thời nó cũng mang nhiều nội hàm phong phú. Người xưa thích đãi khách bằng trà, một tách trà tưởng chừng như đơn giản lại bao hàm rất nhiều tri thức: Châm trà, phẩm trà, thiêm trà đều được chú trọng. (Rót trà, ngửi trà và nếm trà)

Bạn phải biết ...
LỤC VŨ PHA TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3185 22:58, 15/02/2024
1 0 2,665 10.0
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, ...
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3181 22:58, 12/02/2024
0 0 3,019 0.0
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước ...
Lược Sử Của Trà (P6): Trà Thời Nhà Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3178 23:22, 08/02/2024
0 0 2,646 0.0
Vào thời nhà Nguyên, văn hóa trà không phát triển quá nổi bật nhưng lại có ý nghĩa kết nối giữa hai thời đại phát triển quan trọng của trà, đó là thời Tống của quá khứ và thời Minh trong tương lai. Vào cuối thời nhà Nguyên, đã có sự xuất hiện của trà lá rời, cũng như sự hoàn thiện của phương pháp sản ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!