/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tìm hiểu về kim hoa trong trà Phổ Nhĩ

2659 09:05, 31/05/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Tìm hiểu về kim hoa trong trà Phổ Nhĩ
Trà Phổ Nhĩ để lâu trong điều kiện lưu trữ kho khô lý tưởng (không ẩm ướt, nấm mốc), sẽ ngẫu nhiên xuất hiện những đốm nhỏ, tròn màu vàng ở bên trong trà (thường xuất hiện ở trà ép bánh, cục), chúng ta gọi đó là Kim Hoa. Những bánh trà có xuất hiện kim hoa thường có nước đỏ, sáng, nhuận, mùi thơm dễ chịu (không phải là mùi mốc), nước ngọt êm

Trà Phổ Nhĩ lâu nay lừng danh thiên hạ về dược tính quý báu của nó. Giống như rượu vang hảo hạng, trà Phổ Nhĩ để càng lâu càng ngon. Loại trà này có giá lên tới 3,5 triệu nhân dân tệ/kg (khoảng 12,5 tỷ đồng/kg). Năm 2005, nửa ký trà Phổ Nhĩ 64 năm tuổi đã được đấu giá thành công ở mức 132.556 USD (khoảng 3 tỷ đồng).

Trà Phổ Nhĩ là đặc sản xuất xứ từ Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Loại trà này còn có nhiều tên gọi khác như Trà Kim Qua Cống, Nhân Đầu Cống, thế nhưng phổ biến hơn là cái tên Phổ Nhĩ.

Trà Phổ Nhĩ là nhóm trà có thể nói là đắt đỏ nhất thế giới vì 2 lý do. Thứ nhất là trà Phổ Nhĩ thường được làm từ giống trà cổ thụ (có thể trồng hoặc mọc hoang). Cụ thể, nguyên liệu để làm loại trà này là shan tuyết cổ thụ. Thứ hai, giống như rượu vang ủ lâu năm, trà Phổ Nhĩ sau khi lên men đạt tiêu chuẩn thì càng để lâu, càng ngon, càng đắt tiền. Theo đó, lá trà Phổ Nhĩ được lên men hoàn toàn ở trạng thái rắn và khô, tách hết nước trong lá trà, nhưng giữ lại các vi sinh vật có trong lá trà cổ thụ để chuyển loại bỏ hết chất xấu, giữ lại chất tốt trong lá trà.

Trà Phổ Nhĩ đã đắt đỏ mà trà Phổ Nhĩ có kim hoa lại càng quý hiếm. Một số loại trà phổ nhĩ, để lâu trong điều kiện lưu trữ kho khô lý tưởng (không ẩm ướt, nấm mốc), sẽ ngẫu nhiên xuất hiện những đốm nhỏ, tròn màu vàng ở bên trong trà (thường xuất hiện ở trà ép bánh, cục), chúng ta gọi đó là Kim Hoa. Những bánh trà có xuất hiện kim hoa thường có nước đỏ, sáng, nhuận, mùi thơm dễ chịu (không phải là mùi mốc), nước ngọt êm.

Kim Hoa về cơ bản là một loại bào tử nấm có tên khoa học là Eurotium cristatum. Loại nấm này có màu vàng tự nhiên nên được gọi là Kim Hoa hay ‘hoa vàng’. Khi xưa thì Kim Hoa được xem là một loại thảo dược quý và hiếm chỉ mọc trên gỗ mục. Và trong một số ít trường hợp là trên bánh trà xuất từ Vân Nam đến Tây Tạng và Mông Cổ.

Một bánh trà Phổ Nhĩ lâu năm mà có kim hoa là rất quý. Vì đây là kim hoa xuất hiện tự nhiên chứ không có sự tác động của con người. Khi xuất hiện kim hoa, vị chát, đắng của trà được giảm xuống mức thấp nhất, đồng thời tăng độ tinh tế, nồng hậu của trà, đạt được hiệu quả nâng cao phẩm chất trà. Kim hoa xuất hiện dưới dạng hình đốm tròn, nhìn thấy rõ ràng, màu vàng sáng. Trà Phổ Nhĩ có nấm kim hoa có mùi thơm dễ chịu, nước trà có kim hoa có màu đỏ sáng, mùi thơm. Đồng thời, đây cũng là một loại nấm có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể:

Chống ô xi hóa: thân nấm sản sinh ra rất nhiều hoạt chất cùng lúc với việc hấp thụ polyphenol trong trà, có tác dụng loại bỏ gốc tự do trong cơ thể người và làm chậm quá trình lão hóa.

Giữ cho đường ruột khỏe mạnh: kim hoa có thể loại bỏ một cách hiệu quả mỡ và độc tố trong ruột, khiến đường ruột khỏe mạnh, đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy mỡ trong cơ thể, góp phần giảm cân.

Kim hoa xuất hiện ngẫu nhiên trong trà phổ nhĩ, thường ở những loại trà phẩm chất tốt, để lâu năm, ngẫu nhiên đạt điều kiện để loại nấm này sinh trưởng mới có khả năng xuất hiện kim hoa, người Trung Quốc thường nói câu: “sương trắng dễ tìm, kim hoa khó thấy” là vậy.

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
Tìm hiểu về kim hoa trong trà Phổ Nhĩ
0 0 4,759 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Lược Sử Của Trà (P5): Trà Thời Nhà Tống – Điểm Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3167 21:13, 02/02/2024
0 0 3,137 0.0
Dưới thời nhà Tống, Thiền tông trở thành tông phái Phật giáo lớn nhất và có mối quan hệ sâu rộng với chính quyền. Đạo giáo cũng trở thành tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn, đặc biệt đối với tầng lớp tu sĩ muốn tu tiên để cầu trường sinh. Cả hai tôn giáo này đều coi trọng trà, vì thế vai trò và tầm quan ...
Lý do không nên uống trà khi đói bụng
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3164 18:54, 31/01/2024
0 0 3,307 0.0
Trà có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng uống khi đói dễ gây kích ứng dạ dày, đau đầu, cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng.

Tất cả chúng ta đều biết đồ uống ấm vào buổi sáng có thể có lợi cho quá trình trao đổi chất và hệ tiêu hóa. Nhưng điều đó có đúng với tất cả các loại đồ uống không? ...
Lược Sử Của Trà (P4): Trà Thời Nhà Đường – Tiên Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3157 21:30, 28/01/2024
0 0 2,984 0.0
Thời Đường được coi là thời đại mà lần đầu tiên văn hóa trà được chính thức ghi nhận, cùng với sự ra đời của “Trà Kinh” của Lục Vũ. Từ “Trà Kinh”, trà cũng mới được thống nhất gọi là “trà” (“茶”, chá), sau nhiều tên gọi khác nhau trước đó như “đồ” (“荼”, tú), “mính” (“茗”, ...
Bạch trà Shan tuyết Hà Giang - Niềm tự hào của Việt Nam
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3152 09:27, 25/01/2024
0 0 2,448 0.0
Sự xuất hiện của Bạch trà Shan tuyết Hà Giang trong tiệc trà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã góp phần giới thiệu đến bạn bè quốc tế về nét đẹp văn hóa trà của Việt Nam, đồng thời khẳng định vị thế của Bạch trà Shan tuyết Hà Giang trên bản đồ ...
Lược Sử Của Trà (P3): Trà Trước Thời Nhà Đường – Chử Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3149 08:55, 23/01/2024
0 0 2,729 0.0
Vào thời kỳ đầu của lịch sử uống trà, người cổ đại có thể đã nhai lá chè tươi trực tiếp như một cách giải khát. Sau đó thì họ chuyển sang nấu lá chè tươi với nước và gia vị như món canh, tiếp theo là học cách phơi khô lá chè để dùng dần. Thời kỳ này, các loại cây chè hoang dã được khai thác, đến ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!