/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tha thứ cho người khác chính là tự cởi trói chính mình

2673 09:45, 06/06/2023
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

Tha thứ cho người khác chính là tự cởi trói chính mình
Nhiều người cảm thấy tha thứ quả là một việc khó trong đời. Người ta đối xử tệ bạc, khinh ghét mình, nhục mạ mình, sao có thể dễ dàng bỏ qua được chứ? Nhưng liệu học cách vị tha, tha thứ có thực sự khó khăn đến thế không?
Trước hết bạn hãy nghe tôi kể một câu chuyện. Một hôm, thầy giáo chủ nhiệm ra một đề kiểm tra kỳ lạ cho học sinh. Ông yêu cầu tất cả học trò của mình về nhà viết tên những người mình vốn không thể tha thứ lên trên những củ khoai tây và cho vào túi nilon, viết rõ cả ngày tháng và lý do. Thầy cũng yêu cầu học trò mang theo chiếc túi đó mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi ngủ cũng phải đặt ở đầu giường.

Một thời gian sau, tất cả học sinh đều nhận ra rằng chiếc túi đó quả thực là một gánh nặng. Sinh hoạt cá nhân của họ đều gặp không ít trở ngại. Khi ăn, ngủ, vệ sinh, họ đều phải mang nó kè kè bên mình. Ngoài ra, ngày tháng trôi qua, những củ khoai tây để trong túi đã bắt đầu phân huỷ, thối hỏng, trở thành một loại chất nhầy nhụa, bốc mùi.

Lúc ấy, người thầy nọ ôn tồn giảng: “Các em thấy đấy, không thể tha thứ cho người khác chính là một loại gánh nặng. Tâm oán hận sẽ tích tồn những thứ dơ bẩn trong lòng. Nếu mãi ôm giữ oán hận rồi chúng ta sẽ tự làm cho bản thân mình trở nên nhơ nhuốc đi”.

Câu hỏi đặt ra là vì sao chúng ta luôn không thể bao dung, tha thứ cho người khác?

Có người miệng nói tha thứ nhưng trong tâm hãy còn chất đầy oán hận, căm phẫn. Bị người khác gây tổn thương đương nhiên không phải là một cảm giác dễ chịu gì. Nhưng trên đời có ai mà chưa từng chịu tổn thương đây? Nếu cứ ôm giữ mãi tâm oán hận, chẳng phải tâm hồn người ta sẽ chỉ còn đầy những vết thương đang rỉ máu hay sao?

Không thể tha thứ còn là biểu hiện của sự ích kỷ. Khi đặt mình cao hơn người khác, muốn mình trở thành trung tâm vũ trụ, người ta tất nhiên không muốn bị ai làm thương tổn. Vả lại, khi làm tổn thương người khác, ta luôn mong muốn họ thông cảm, thấu hiểu và bao dung cho mình. Trong khi rất nhiều lúc chính ta lại không làm được điều ấy ở những trường hợp ngược lại.

Thực sự, tha thứ chính là một loại sức mạnh tinh thần. Tha thứ không phải yếu đuối, nhu nhược, dĩ hoà vi quý, tha thứ càng không phải đầu hàng, chấp nhận buông xuôi. Tha thứ là đặt mình ở trên người khác để bao dung họ. Cổ nhân dạy: “Lùi một bước biển rộng trời cao”. Nếu bạn thực sự có thể lùi lại, lấy tĩnh khí của mình để xét đoán sự việc thì sẽ thực sự nhìn thấy được một cảnh tượng mĩ diệu khác. Đó là cảnh giới của người quân tử, cảnh giới của sự bao dung, từ bi, của tinh thần vị tha, cao thượng.

Có câu “Nhân vô thập toàn“, con người không ai có thể mười phần hoàn hảo, ai cũng có lúc mắc sai lầm. Khi không thể bao dung cho người khác, bạn cũng đừng mong cầu nhận được sự vị tha từ họ. Có ai dám chắc cả đời mình không từng phạm lỗi, vấp ngã không? Vả chăng khi tha thứ cho kẻ thù của mình cũng chính là bạn đang tự cởi sợi dây trói buộc trong lòng mình vậy. Sợi dây vô hình ấy nếu không cởi bỏ sẽ ngày càng thít chặt lấy tâm hồn người ta, lâu ngày trở thành một thứ oán khí, uất hận, tạo thành thống khổ tinh thần và vô vàn bệnh tật. Cho nên nói, tha thứ, dung thứ cho người cũng chính là tự cứu mạng mình.

Chuyện xưa kể rằng, Sở Trang Vương một hôm cho bày yến tiệc thết đãi các đại thần. Trong tiệc, gió lớn nổi lên bỗng thổi tắt hết đèn nến. Khi ấy, một quan viên lợi dụng đêm tối kéo áo chọc ghẹo cung nữ của nhà vua. Người cung nữ ấy giật đứt giải mũ của ông này rồi tâu lên Sở Trang Vương, muốn thắp đèn nến lên, tìm xem ai là người đã chọc ghẹo mình và xử tội. Nhưng Sở Trang Vương gạt đi và tuyên bố: “Hôm nay các khanh uống rượu cùng ta mà không say đến đứt giải mũ thì chưa phải là thực bụng vui vậy!”. Thế là các đại thần văn võ đều giật đứt giải mũ của mình. Nhân thế mà người trêu ghẹo cung nữ kia không bị lộ mặt nữa.

Hai năm sau, nước Sở đánh nhau to với nước Tấn. Qua năm trận kịch chiến, quân Sở có một võ tướng liều mình, tả xung hữu đột, không màng sống chết, luôn đi tiên phong. Quân Sở nhờ vậy thắng luôn. Sau này Sở Trang Vương lấy làm lạ, bèn cho gọi đến hỏi ngọn ngành. Người ấy bèn thưa: “Thần chịu nghĩa xưa, đội ơn dày của bệ hạ đã tha cho tội khi quân. Vốn mong muốn liều chết để báo đền ân đức bệ hạ, đến nay thần mới có dịp. Thần là Tưởng Hùng, là người năm xưa trêu ghẹo cung nữ của bệ hạ trong tiệc rượu”.

Sở Trang Vương quả thực có lòng hào hiệp, bụng dạ cũng không chút hẹp hòi, nhỏ nhen. Nếu không tha thứ cho Tưởng Hùng lỗi lầm trên bàn rượu đêm hôm ấy thử hỏi lấy ai là kẻ tiên phong, xông vào mũi tên hòn đạn mà chiến đấu hết mình cho ông đây?

Tha thứ không phải là ban phát ân huệ cho kẻ khác. Tha thứ chính là món quà cho tâm hồn của chính chúng ta

Tha thứ không khó, cái khó chính là người ta có dám buông bỏ tâm hận thù, oán giận hay không. Hận thù bản thân là một con quỷ dữ. Nếu bạn cứ mãi ôm giữ nó trong tâm, chẳng phải là càng tiếp thêm năng lượng và sự sống cho nó. Đến một ngày kia, nó sẽ quay trở lại nuốt chửng bạn. Chuyện này nguy hiểm là thế. Vậy nên bạn hãy luôn ghi nhớ rằng:

Tha thứ là dòng suối nguồn tưới mát ngọn lửa hận thù thiêu cháy tâm can. Không thể mở rộng tấm lòng dung nạp người khác, khẳng định là bạn cũng không thể thành công trên đường đời.

Cái gốc của tha thứ chính là tâm từ bi, thiện lương. Để có thể tha thứ cho người khác dễ dàng hơn, phải chăng bạn luôn nên nuôi dưỡng cho mình một tấm lòng lương thiện, nhân hậu?

Như thế mới thực là:
“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”
Nguyễn Du

Team Uống Trà Thôi sưu tầm
0 0 9,587 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Bỏ đi tính nóng nảy là mấu chốt để bồi dưỡng chính khí
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2130 15:17, 17/09/2022
1 0 13,152 0.0
Bỏ đi tính nóng nảy là mấu chốt để bồi dưỡng chính khí

Trong phần “Táo chi nhẫn” của cuốn “Khuyến nhẫn bách châm” khuyên rằng: “Dưỡng khí chi học, giới hồ táo cấp”, nghĩa là để bồi dưỡng hạo nhiên chính khí của bản thân thì mấu chốt là ở chỗ phải bỏ hẳn được tính cách nóng nảy vội vàng. ...
Câu chuyện con lừa ngốc và bài học: sống Ở đời phải biết mình là ai, đừng quá ảo tưởng để rồi thất bại cay đắng!
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2125 07:33, 17/09/2022
0 0 17,606 0.0
Câu chuyện con lừa ngốc và bài học sống: Ở đời phải biết mình là ai, đừng quá ảo tưởng để rồi thất bại cay đắng!
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Điều bất hạnh lớn nhất trong đời người chính là không nhận thức được giá trị của bản thân để rồi suốt đời theo đuổi những ước vọng xa rời, phi thực ...
Dạ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2124 21:14, 16/09/2022
2 0 12,147 0.0
DẠ ! 🌹

Nhiều người vẫn lầm tưởng khi dùng chữ ‘dạ’ là tỏ thân phận hèn kém, bề dưới, lép vế, hay hèn mạt. Hoặc thậm chí hiểu sai luôn khi cho rằng chỉ người dưới mới cần dạ với người trên. Chữ ‘dưới’ ở đây được hiểu là người nhỏ tuổi hơn trong xã hội, hay vai em/con/cháu trong gia đình.

Mình ...
Bạn là quân tử hay tiểu nhân?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2123 10:21, 16/09/2022
0 0 13,169 0.0
Bạn là quân tử hay tiểu nhân?
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Người Trung Quốc xưa coi quân tử là người gánh trách nhiệm phát huy văn hóa đạo nghĩa của đất nước, thiện hóa dân chúng, bản tính kiên cường, tấm lòng nhân nghĩa rộng lớn. Người quân tử là người có thể gánh vác sứ mệnh và trách nhiệm bảo vệ chân ...
CÁCH SẮP XẾP BÀN GHẾ Ở TRƯỜNG ĐH PHƯƠNG TÂY
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2110 06:35, 09/09/2022
0 0 14,863 0.0
CÁCH SẮP XẾP BÀN GHẾ Ở TRƯỜNG ĐH PHƯƠNG TÂY

Trước thập niên 60, mô hình một lớp học của ĐH phương Tây là thầy đứng trên bục, còn học trò thì ngồi phía dưới với các bàn xếp song song, ngang bằng nhau. Thầy đứng trên cao sẽ nhìn xuống và điều hành buổi học. Thầy nói nhiều hơn trò. Thầy hỏi, trò trả ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!