/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

NGHIỆP BÁO

2674 14:35, 06/06/2023
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO

( từ)

NGHIỆP BÁO
Tuy thân khẩu ý phát sinh ra nghiệp, nhưng trên thực tế tất cả các nghiệp mà con người tạo ra đều bắt nguồn từ ý tưởng của họ trước nhất. Do đó, miệng chúng ta có nói tốt nói xấu hay thân có làm lành hay dữ thì cũng từ trong ý thức mà ra. Nói chung, tất cả những phân biệt thương ghét, giận hờn, hơn thua, phải quấy đều cấu tạo từ những ý nghĩ của chính mình.

Thật vậy, Thân nghiệp và Khẩu nghiệp là nguyên nhân tạo nên Quả báo khổ vui về sau cho chúng ta mà Ý nghiệp chính là nguyên nhân của Thân Khẩu nghiệp.

Thân Nghiệp Và Khẩu Nghiệp Có Tác Dụng Trực Tiếp Với Mọi Người Vì Những Việc Làm Hay Lời Nói Tốt Xấu, Thiện Ác Đối Với Kẻ Khác Sẽ Tạo Thành Những Quả Báo Khổ Vui Về Sau.
Một người làm nghề cướp bóc giết người, gây tai họa đau thương cho người khác thì chính Thân Khẩu Nghiệp này sẽ quả báo sự nghèo khổ và chết thảm thiết cho hắn ta về sau và kiếp sau.

Trái lại, một người về Việt Nam làm từ thiện, giúp các em trong viện mồ côi, giúp kẻ tật nguyền nghèo khổ thì sẽ được quả báo giàu sang, phú quý và trường thọ về sau. Nhưng Tâm có nghĩ thì Miệng mới nói là Tay mới làm, vì thế ý nghĩ của đời này tạo thành hành vi và lời nói ở đời sau. Thật vậy, Ý nghiệp là nhân của đời trước và thân khẩu nghiệp là quả cho đời sau. Nếu có người mà thông thái bây giờ là tại vì kiếp trước họ thích đọc sách, suy tư. Hoặc có kẻ nói năng phóng đảng và hành động tà dâm vì tiền kiếp họ luôn suy nghĩ về chuyện tà dâm, dối trá.

Nói Một Cách Khác Là Ý Nghiệp Đời Trước Sẽ Chuyển Thành Nhân Cách Của Họ Cho Đời Nay.

Chúng ta thấy có nhiều gia đình rất đạo đức, nhưng con cái của họ thì ngỗ nghịch độc ác, không nghe lời dạy dỗ của cha mẹ. Tại sao vậy? Vì lời nói ngỗ nghịch và hành động độc ác của chúng đời nay chính là quả báo của ý nghiệp hay tư tưởng xấu từ đời trước chuyển đến. Do đó cổ nhân có câu: “ sanh tử bất sanh tâm” hay là “cha mẹ sanh con trời sanh tánh” là vậy. Khi thần thức đi tái sinh vào đời sau thì tất cả những chủng tử của nghiệp thức từ đời trước sẽ chuyển đến cho hài nhi để tiếp nhận những quả báo này và nhân cách là kết quả của ý nghiệp đã tạo nên. Vì vậy có những kẻ rất đạo đức và thiện tâm ngay từ trong bụng mẹ còn có người đã độc ác từ khi chưa chào đời. Hoặc có những người đời này thiện cũng làm mà ác cũng chẳng tha là vì kiếp trước họ thường hay nghĩ tốt xấu. Nói tóm lại tất cả những nhân cách đó đều do tư tưởng, tức là ý nghiệp từ đời trước tạo thành và chuyển đến.

Trong Số Bạn Bè Của Chúng Ta, Tại Sao Ông Kia Thích Làm Việc Từ Thiện? Hay Cô Nọ Chỉ Muốn Làm Ca Sĩ?

Bởi vì đời trước ông này ham thích suy nghĩ về việc giúp người còn cô kia thì dụng tâm suy nghĩ rất nhiều về sự đam mê của âm nhạc. Hoặc tại sao có người muốn đi tu? Vì đời trước họ thích suy từ về Phật pháp và trong tâm ôm ấp tư tưởng cứu độ chúng sanh.

Vậy nếu muốn có một nhân cách phi thường ở đời sau thì ngay bây giờ chúng ta hãy bồi dưỡng những tư tưởng cao thượng và loại trừ những tư tưởng thấp hèn. Hãy phát huy tâm Bồ - đề để mang niềm vui và tình thương cho mọi người. Loại bỏ tham sân – si để tâm được yên tịnh vì những cám dỗ, si mê và giận hờn đã làm tâm của chúng ta mê muội để tạo ra Ý nghiệp.

Có người nói rằng nếu ai làm việc thiện. nói lời thiện chỉ vì tâm hồn họ suy nghĩ điều thiện. nếu điều này là đúng, tức là ba nghiệp của thân khẩu ý đều thiện thì chắc chắn đời sau họ phải được giàu sang phú quý và có nhân cách khả kính. Nhưng sự thật chưa chắc như vậy bởi vì chúng ta thấy hằng ngày có người rất giàu có, quyền uy nhưng lại rất ích kỷ và độc ác, còn có người tuy nghèo khổ, bần hàn nhưng rất từ bi và khả kính. Kết quả như vậy là vì thân khẩu nghiệp làm một đường mà ý nghiệp nghĩ một nẻo.

Nói Một Cách Khác Là Kẻ Giàu Mà Ích Kỷ Là Kiếp Trước Họ Tu Phước Mà Không Tu Huệ, Còn Kẻ Nghèo Mà Tốt Là Họ Tu Huệ Mà Không Tu Phước.
Phật dạy muốn hạnh phúc viên mãn thì phước huệ phải song tu. Nói như thế thì mặc dầu hiện tại đang sống trong đời này nhưng chính tự tay chúng ta đã kiến tạo cho mình dần dần một cuộc sống ở đời sau. Cứ mỗi nghiệp mà chúng ta tạo tác chính là một vết mực để vẽ cho bức tranh của đời sau, vì vậy không phải sau khi chúng ta chết thì thần thức mới đi lang thang trong cõi Thân Trung Ấm để tìm kiếm cha mẹ mới của mình mà thật ra tất cả những Nghiệp quả cộng với nhân duyên đã kiến tạo và hoàn tất cho đời sau của chúng ta trước khi chúng ta mạng chung.

Vậy Tiến Trình Này Xảy Ra Như Thế Nào?

Karma (कर्म , đọc như Ka-ma) là một từ tiếng Phạn thường được hiểu là Nghiệp hay Luật Nhân Quả trong Phật Giáo. Từ này cũng được phiên âm là Yết-ma.

Trong Kinh Điển Của Phật Giáo, Khi Một Người Chết Thì Thân Vật Lý Không Còn Tồn Tại, Nhưng Thần Thức Vẫn Tiếp Tục Tồn Tại Với Một Sự Sống Trong Thế Giới Vô Hình.
Cái ngã nơi Thân Trung Ám này cũng vẫn là cái Ngã như lúc chúng ta còn sống. Chẳng hạn như trước khi chúng ta chết là ông A thì ở trong Thân Trung Ấm chúng ta vẫn thấy mình là ông A. Cho đến khi duyên đã hết, phải thác sinh về một kiếp khác, Thân Trung Ấm tan biến và sự sống bắt đầu thành hình ở bào thai mới thì lúc đó cái Ngã cũ thật sự chấm dứt hoàn toàn. Cái thời điểm mà Thân Trung Ấm tan biến luôn luôn đồng thời với cái lúc tinh trùng người cha lọt vào noãn bào của mẹ. giây phúc này cái Ngã cũ đã hết nên ông A không còn biết mình là ông A nữa, vì thế khi mang một hình hài mới thì tất cả những chuyện về đời trước đã quên hết. Hài nhi từ nay sẽ mang một hình hài mới, tên họ mới, dòng họ mới và dĩ nhiên là một số phận mới. Cuộc sống hàng ngày chúng ta tạo nghiệp thì tất cả những nghiệp quả sẽ sắp xếp rõ ràng cho cuộc đời của kiếp sau. Chúng ta sẽ sinh vào gia đình nào. Làm con cái của ai và cuộc sống sẽ như thế nào đã được an bài trước khi chúng ta nhắm mắt.

Dựa theo lý luận của khoa học ngày nay thì có khi có sự giao hợp, người nam phát sinh khoảng 500 triệu tinh trùng. Nếu có những tinh trùng mang nhiễm sắc thể X kết hợp với tiểu noãn sẽ tạo thành một bào thai gái và những tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y kết hợp với tiểu noãn sẽ tạo thành bào thai trai. Nhưng do nghiệp của người đó tạo tác khi còn sống sẽ là động lực chính quyết định người đó sẽ mang thân nam hay thân nữ khiến cho tinh trùng loại nào sẽ được lọt vào tiểu noãn.

Khi tiểu noãn thụ tinh, các nhiễm sắc thể của tinh trùng và của trứng phối hợp thành 46 cái để bắt đầu tạo thành sự sống. Trong số 46 cái thì một nửa là nhiễm thể của cha và một nữa còn lại là của mẹ. Đây chính là nguồn gốc có sự khác biệt giữa những cá thể trong nhân loại. Hài nhi, lúc bấy giờ mặc dù chỉ là một tế bào tí hon, nhưng nghiệp quả tạo thành một định mệnh vô hình đã bao trùm lấy nó vì những nhiễm thể của người cha và mẹ đã định đoạt giới tính, màu tóc, màu mắt, hình tướng cũng như nhân cách và tính thông minh hay ngu đần của nó sau này.

Khoa học chứng minh cho chúng ta thấy rằng những nhiễm sắc thể này có hình thể giống như vòng xoắn chạy dài và có khả năng chứa hàng ngàn phân tử di truyền, hay gọi là gene, được cấu tạo bởi Acid Desoxyribo Nucleic, gọi tắt là AND là một chất hóa học chứa đựng tất cả những dữ kiện về sự sống và sự sinh trưởng của con người. Mỗi phân tử di truyền tự hoạt động riêng rẽ hoặc phối hợp với phân tử di truyền khác để ấn định về màu da, màu sắc của mắt và chiều cao của thân thể.

Trong số 23 cái nhiễm thể của cha và 23 cái nhiễm thể của mẹ tạo thành 23 cặp thì Luật Nghiệp Qủa vô hình sẽ định đoạt cặp nhiễm thể nào ở lại còn cặp nhiễm thể nào sẽ bị loại bỏ. Do đó người mẹ có thể truyền lại cho con mình màu mắt, làn da và một số tính di truyền đã thụ hưởng từ ông bà để lại. Đây là một công trình rất tinh vi và phức tạp vì những nhiễm thể và tiểu noãn có thể được phân chia theo tám triệu kiểu khác nhau.

Thật vậy, chính nghiệp của đứa bé đã sắp xếp cuộc tạo dựng thật công phu và quan trọng này. Đây là điểm đặc thù của triết lý Phật giáo vì nếu không hiểu rõ chúng ta sẽ vội tin có một Thượng Đế sáng tạo ra con người. Vâng! Chúng ta chính là vị Thượng Đế đó bởi vì nghiệp mà chúng ta đã tạo tác sẽ sắp đặt và kiến tạo cho cuộc đời của chúng ta ở kiếp sau. Tại vì sao?

Chính nghiệp của đứa bé đã quy định nó sẽ làm con của gia đình nào để có thể nhận lấy tính di truyền về sức khỏe, trí khôn, hình dáng của dòng họ đó. Rồi cũng chính nghiệp tiếp tục chi phối sự phối hợp cũng như phân chia các phân tử di truyền để cho nó có những tính chất khác hẳn anh chị em của nó. Nếu đời trước nó tạo rất nhiều phước đức, thường hay giúp đỡ kẻ khốn cùng, che chở người hoạn nạn thì nghiệp sẽ đưa nó vào sinh trường trong một gia đình giàu có để hướng phước lạc từ khi còn bé. Hoặc là trong đời trước nó thường chăm sóc sức khỏe cho mọi người, đem niềm vui và hạnh phúc cho kẻ khác thì nghiệp sẽ chọn những phân tử di truyền để tạo thành sức khỏe tốt và trường thọ cho nó ở đời sau.

Khi tiểu noãn và tinh trùng kết hợp thì năng lực tâm linh kết tục và lúc đó tâm thức mới thật sự thành hình và phát triển dựa theo tiến trình phát triển của các tế bào não bộ. Sau hai tháng thì sự phát triển của não bộ gần như hoàn tất với khoảng 15 tỷ tế bào. Với cái não bộ mà chúng ta thượng gọi là trinh trắng này, thật ra đã chất chứa đầy đủ các mầm mống thiện ác phức tạp kết tụ do đời trước để quy định về những cá tính riêng biệt, nhân cách cũng như tính tình cho đời sau.

Luật Nghiệp Quả sắp xếp mọi tiến trình biến đổi một cách màu nhiệm mà không bị ngăn cách bởi không gian. Chẳng hạn như vì có duyên mà anh chị em được kết với nhau nhưng vì mỗi người mang mỗi nghiệp riêng biệt của mình từ vô lượng kiếp trước cho nên mặc dù cùng cha mẹ nhưng anh chị em vẫn có sự khác nhau về tính tình, hình dáng và tài năng… Vì không thông suốt Luật Nghiệp Qủa này mà nhiều người nói là cha mẹ sanh con trời sanh tánh là như vậy.

Có người lý luận rằng khi người chết thì tâm thức cũ sẽ được chuyển qua bào thai mới, do đó nếu đời trước người đó thông minh thì đời sau chắc chắn sẽ tiếp tục thông minh tài giỏi, còn kẻ ngu dốt thì đời sua sẽ ngu dốt mãi mãi. Thật ra thì không có tâm thức nào rời thân cũ để nhập qua bào thai mới cả mà chỉ có Nghiệp Qủa mới quy định mọi tiến trình này mà thôi.

Như đã nói tư tưởng tức là Ý nghiệp từ đời trước sẽ là nhân mà Thân Khẩu Nghiệp nhận lãnh đời này chính là quả báo của nó. Nếu đời này chúng ta có được nhân cách tốt chỉ vì đời trước chúng ta luôn tâm niệm lành. Một bác học đời trước mà lúc nào cũng có lòng đố kỵ, sợ người khác giỏi hơn mình thì kiếp sau có thể sẽ thành người ngu dốt.

Sự Hoạt Động Của Luật Nghiệp Báo Nhân Quả Thì Thật Quá Phức Tạp, Nó Phức Tạp Hơn Hàng Vạn Triệu Lần Những Máy Vi Tính Mà Chúng Ta Thấy Hiện Nay.
Vâng, chính nghiệp lực là động lực vô hình đã kết hợp tất cả những nghiệp báo với nhân duyên để tạo tác và hình thành cuộc đời của chúng ta ở kiếp sau. Phật dạy hễ tạo nghiệp là phải thọ lãnh quả báo. Vậy nếu muốn đời sau gặt hái nhiều tốt đẹp thì ngay bây giờ hãy cố gắng tạo thật nhiều nhân lành và loại bỏ những tư tưởng xấu xa trong tâm tưởng của chúng ta.

Lời Bàn
Nhiều người quan niệm rằng nếu ta mắng chửi hay đánh đập kẻ khác thì mới tạo nghiệp còn mình suy nghĩ tốt xấu thì có ai biết gì đâu mà phải sợ. Thông thường con người có tính đố kỵ, hễ ai giỏi ai giàu hơn mình thì ghét, ai thua ai kém hơn mình thì chê bai, khinh bỉ. Tất cả những sự ghen ghét chê bai được phát sinh từ trong tâm tưởng của chúng ta thì chính mình đã tạo ra Ý Nghiệp rồi cho dù chúng ta chưa nói hoặc chưa có hành động gì đối với ai. Có người nói rằng đâu ai biết mình nghĩ gì thì không sợ bị đóng thuế hay bị phạt vạ. Đây là quan niệm sai lầm vì tư tưởng là Ý Nghiệp mà đã là Ý Nghiệp thì phải chịu quả báo đời sau. Vì thế dẫu người không biết mình đã nghĩ gì, nhưng chính mình đã gieo bao nhiêu cái nghiệp để phải chịu luân hồi cho đời sau.

Team Uống Trà Thôi sưu tầm
NGHIỆP BÁOVậy Tiến Trình Này Xảy Ra Như Thế Nào?
0 0 1,444 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Nợ mạng đền mạng: Oan hồn đeo đuổi suốt 5 kiếp để báo thù
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO
3369 19:00, 07/07/2024
3 0 547 0.0
Quỷ hồn xuống âm phủ thưa kiệnCon gái của thái giám Lỗ Tử Yến, mười bảy tuổi. Vào một ngày, khi cô đang chuẩn bị thay quần áo trước gương, thì có một người phụ nữ bất ngờ xuất hiện trong gương, với mái tóc dài bù xù, chân trần và ôm một đứa bé trên tay. Cô lập tức quay lại nhìn thì thấy người phụ ...
NGƯỜI TU VÀ DANH VỌNG
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3352 08:00, 24/06/2024
2 0 1,740 0.0
Chợt nhớ trước đây có lần tôi được đọc một câu chuyện, tên gì tôi chẳng nhớ rõ, nhưng đại khái câu chuyện kể về một vị thầy sau thời gian tu hành nghiêm mật trên núi nên bèn hạ sơn hoàng đạo dưới chốn kinh kỳ. Sau một thời gian hoằng hóa độ sinh, thầy được mọi người biết tiếng và ngưỡng mộ ...
TÂM TÍNH THAY ĐỔI, SỐ MẠNG CŨNG BIẾN ĐỔI THEO
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3319 13:00, 29/05/2024
1 0 1,641 0.0
Vào thời nhà Minh ở trấn Giang Tô Giang Kinh có một tú tài tên là Trương Sinh. Hoàn cảnh gia đình anh ta rất nghèo khó, tư cách của anh thì tồi tệ, thường hay làm hại hàng xóm láng giềng. Tính nết anh ta lại khá hào sảng, tiền của mà anh ta vơ vét được nhờ bắt chẹt dọa dẫm người ta thì anh ta lại tùy ý đem cho ...
THỊ PHÚC BẤT THỊ HỌA, THỊ HỌA ĐÓA BẤT QUÁ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3308 08:00, 23/05/2024
0 0 2,071 0.0
Nhiều khi muốn làm giàu, người ta phải làm nhiều việc bất chánh hay tàn độc để làm giàu một cách nhanh chóng. hoặc gì một âm mưu nào đó hại người... Một ngày nào đó khi nghĩ lại mới hối hận ăn năn, quay lại làm việc thiện thì đôi lúc cuộc sống lại bắt đầu có những việc xấu xảy ra. Nếu người mất ...
ĐỐI CẢNH VÔ TÂM
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3307 16:56, 22/05/2024
1 0 1,994 0.0
"Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền" xuất xứ từ bài kệ của vua Trần Nhân Tông, diễn tả tâm thái giải thoát của người tu hành. Trạng thái tâm này là kết quả của một quá trình tu tập lâu dài. Đối với cảnh bên ngoài, dù đẹp hay xấu, trái hay phải, thuận hay nghịch, tiếng khen hay tiếng chê, mà tâm không hề xao ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!