/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Lịch sử của Nhữ Diêu (Ru ware)

2677 09:14, 08/06/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Lịch sử của Nhữ Diêu (Ru ware)
Gốm Nhữ không những được xếp hạng là “anh cả” trong Ngũ đại danh diêu thời Tống mà còn được đánh giá là một trong những dòng gốm có địa vị cao nhất trong lịch sử hay là đỉnh cao gốm sứ nhân loại.

Trong những năm 1100, gốm Nhữ được làm chỉ dành riêng cho Hoàng gia. Được cho là lấy cảm hứng từ giấc mơ của Hoàng đế Huy Tông (1082-1135), một nhà thơ, nhà thư pháp, họa sĩ và là nhạc công xuất sắc. Một đêm, hoàng đế nhìn thấy trong giấc ngủ của mình một bóng xanh huyền bí xuyên qua một khe nứt trên mây sau một trận mưa như trút nước. Khi thức dậy, ông đã viết về cảnh này trong một bài thơ, và hướng dẫn những người thợ gốm của mình làm đồ sứ có màu sắc như mô tả. Những người thợ thủ công trên khắp đất nước đã phải vò đầu bứt tai suốt thời gian dài, cho đến khi lò nung ở Nhữ Châu gửi đến tác phẩm đầu tiên với màu men “Vũ quá thiên thanh vân phá xứ” – Bầu trời sau cơn mưa (nửa lam, nửa thanh lại hơi ánh hồng). Một điểm đặc biệt của gốm Nhữ là các vết rạn, vết nứt trên lớp men. Đặc tính này đến từ chất men mã não nguyên khoáng, mang lại cho gốm Nhữ những hoa văn nổi bật trên bề mặt và vô số bong bóng nhỏ trong men, tùy theo nhiệt độ và vị trí lò nung mà đạt được.

Gốm Nhữ chỉ tồn tại khoảng 20 năm, sau đó suy tàn, và tất cả các lò Nhữ diêu đều bị phá bỏ cùng với kỹ thuật sản xuất hoàn toàn bị biến mất. Trên thế giới hiện nay chỉ còn chưa đến 100 mảnh gốm Nhữ được xác nhận là của thời nhà Tống, được bảo tồn tại Bảo tàng Cung điện Bắc Kinh, Bảo tàng Cung điện Quốc gia, Đài Bắc và Bảo tàng Anh, Luân Đôn… Nhưng ngay cả với một lịch sử tồn tại ngắn ngủi như vậy, đồ gốm Nhữ Diêu vẫn luôn được các nhà sưu tập gốm sứ săn lùng và được đấu giá lên tới hàng chục triệu USD trên các sàn đấu giá cho các tác phẩm thời Tống.

Uống Trà Thôi
Theo tita
Lịch sử của Nhữ Diêu (Ru ware)
Lịch sử của Nhữ Diêu (Ru ware)
Lịch sử của Nhữ Diêu (Ru ware)
0 0 1,287 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Những yếu tố ảnh hưởng  khả năng rót nước của ấm trà Tử Sa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2493 10:41, 07/03/2023
1 0 3,593 0.0
Một trong những tiêu chuẩn để xác định chất lượng của ấm trà tử sa là khả năng rót nước tốt. Hiệu ứng rót nước có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Bài viết này sẽ tóm tắt một số yếu tố chính để giúp người yêu trà đưa ra một số nhận xét và kết luận đơn giản.

Bạn sẽ làm gì nếu ...
Cấu trúc khí khổng kép của ấm tử sa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2484 08:40, 01/03/2023
1 0 2,465 0.0
Cấu tạo lỗ khí kép chính là bí mật sâu xa nhất của ấm tử sa, đồng thời cũng là “cổng sinh tử” của ấm trà tử sa. Chính kết cấu khí khổng kép mà ấm trà tử sa có độ xốp phù hợp và khả năng hấp thụ cao, có tác dụng hấp thụ, lưu trữ và nâng cao hương vị nhưng lại không gây tạp…dẫn đến đặc điểm ...
Chén Kiến Trản – Quá Khứ Nhìn Lại Trong Một Chén Trà
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2475 08:45, 23/02/2023
0 0 4,628 0.0
Kiến Trản (tiếng Trung giản thể: 建盏; còn được đánh vần: Jiàn Zhǎn, JianZhan; dịch sát nghĩa: Kiến Triển), chén trà Kiến Trản được cho là đại diện cho đỉnh cao của nghề thủ công làm chén trà của Trung Quốc. Nó xuất phát từ sự yêu thích và mong muốn trân trọng việc pha trà, đó là kết quả của việc tìm ...
CHÉN TỐNG LÀ GÌ ? Chén Tống xưa và nay có gì khác?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2461 09:26, 15/02/2023
0 0 3,774 0.0
Chén Tống một trà cụ không thể thiếu với người yêu trà và không phải ý tưởng của người Hoa . Đây là một sản phẩm Thuần Việt 100% do người Việt sáng tạo ra .

Nếu các bạn đã đọc bài viết ” Tổng luận về các kiểu chén trà ” của Cụ Vương Hồng Sển thì sẽ thấy các bộ đồ trà ký kiểu thời nhà ...
Lật ngược ấm để thử độ khít của ấm tử sa, liệu có tác dụng?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2447 09:05, 06/02/2023
0 0 2,643 0.0
Trong giới ấm tử sa có một truyền thuyết rằng, đổ đầy nước vào một chiếc ấm tử sa, ấn vào lỗ thông hơi trên núm ấm mà vòi ấm không chảy nước nữa, đồng thời ấm chặt miệng ấm lật ngược ấm lại nếu nắp ấm không rơi thì cho thấy ấm kín, nắp khít, nếu rơi nắp thì có nghĩa là ấm chế tác kém, không ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!