/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Mạnh không tranh giành, trí không hiển lộ, thiện không khoa trương

2695 12:57, 15/06/2023
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

Mạnh không tranh giành, trí không hiển lộ, thiện không khoa trương

Quỷ Cốc Tử nói: Sự biến hoá của trời và đất là ở chiều cao và chiều sâu; con đường của một nhà hiền triết nằm ở sự che giấu và ẩn tàng.

Phong thái sống của một người thể hiện ra tầng thứ và độ cao của người đó.

Kẻ mạnh không tranh giành khi gặp vấn đề, kết quả lại là người tinh thông; người tài năng không hiển lộ lại như nước tĩnh lặng chảy sâu; người lương thiện trầm mặc không khoa trương mà tự nhiên tu đức tích phúc.

Đối nhân xử thế với thái độ khiêm nhường, ẩn mà không hiện, giấu mà không lộ, như vậy mới có thể vững vàng tiến xa.

 

 

 

1. Mạnh không tranh giành

Trong cuộc sống, rất nhiều khó khăn phiền nhiễu đều bắt nguồn từ 2 chữ “tranh giành”.

Càng tranh giành, bạn càng bị mắc kẹt trong vũng lầy đau khổ không kể xiết của được mất, thắng thua.

Kẻ mạnh thực sự đã sớm nhận ra và lĩnh hội được sự sáng suốt của việc không tranh giành. Không tranh giành sự ngắn ngủi của một khoảnh khắc mới có thể có được sự lâu dài cả đời.

 

Trương Chi Động (1837-1909) chính trị gia nổi tiếng cuối thời nhà Thanh đã được gọi là “cư sĩ không cạnh tranh”.

Ông luôn tuân thủ nguyên tắc xử thế “ba không tranh”:

Thứ nhất, với tục nhân (dân thường) không tranh lợi ích; thứ hai, với văn sĩ (học giả, người biết chữ) không tranh danh tiếng; thứ ba, với những điều vô vị (không xứng đáng, không cần thiết) thì không tranh luận hay cáu gắt vô cớ.

Năm 1889, Trương Chi Động được điều chuyển từ Tổng đốc Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay) sang làm Tổng đốc Hồ Quảng (Hồ Nam và Hồ Bắc ngày nay), quan chức kế vị là Lý Hán Chương, anh trai của kẻ thù chính trị Lý Hồng Chương.

Do thâm hụt tài chính ở địa khu Quảng Đông và Quảng Tây, Trương Chi Động có thể đã áp dụng thông lệ không để lại bất kỳ khoản tiền nào khi bàn giao tài chính.

 

Nhưng Trương Chi Động đã không tranh giành nguồn lợi ích này, trái lại, ông đã để lại hai triệu lượng bạc cho Lý Hán Chương, giúp mở đường cho ông ta.

Điều này đã khiến ông ấy hình thành một mối quan hệ tốt đẹp, Lý Hán Chương cũng có đi có lại, sau đó đã giúp ông ấy tránh được một cáo buộc luận tội.

Tuy nhiên, sau khi Trương Chi Động nhậm chức ở Hồ Quảng, ông đã bị rất nhiều người cười nhạo vì vóc dáng thấp bé và tướng mạo bình thường.

Có một họa sĩ thậm chí còn vẽ một bức tranh màu nước “Chuyện lạ ba chú lùn”, đặc biệt chế nhạo ông.

Cấp dưới của ông đều phẫn nộ không nguôi, nhưng Trương Chi Động không những không quan tâm mà còn tự bỏ tiền túi ra mua bức tranh, xoa dịu sự việc.

 

Từ đó về sau, họa sĩ đó vô cùng kính phục ông và tất nhiên không có tác phẩm bôi nhọ nào ra đời nữa.

Bách tính cũng ca ngợi ông là người khoan hồng độ lượng, có thể khoan dung với mọi người.

Trong suốt cuộc đời của mình, Trương Chi Động am hiểu sâu sắc “luật không tranh giành” và thấu hiểu phương pháp nhường đường, vì vậy mà công thành danh toại, quan lộ (con đường làm quan) thông suốt.

“Đạo Đức Kinh” có nói: Riêng chỉ phu (lao dịch, phu phen – người lao động chân tay) là không tranh, vì thế thiên hạ không có ai có thể tranh (với phu).

Trong đời người, cho dù bạn đấu tranh vì điều gì, bạn cũng đang tiêu hao năng lượng của chính mình.

Chỉ có “xử thế bất tranh”, tránh xa tranh chấp, chúng ta mới có thể tìm được may mắn và tránh được tai họa.

Không tranh, đó là khoan dung, đó là độ lượng, đó là nâng cao cảnh giới của mình, đó là thành quả tu hành của bản thân.

 

2. Trí không hiển lộ

Trong “Châm ngôn Liên Bích” có câu: Người khôn ngoan nhất quyết không bộc lộ tài hoa.

Những người ngu xuẩn lúc nào cũng hiển thị sức mạnh, phô trương bản thân, cho rằng ta đây rất giỏi.

Cây cao trong rừng gió ắt phá, không biết ẩn sức chờ thời thì chỉ chuốc lấy tai họa mà thôi.

Tàng phong bất lộ, thanh danh bất hiển, biết kiềm chế, không phóng túng bản thân là cách xử thế cao minh sáng suốt nhất.

Trong thời kỳ Tam Quốc, Lục Tốn là tâm phúc tin cậy của Tôn Quyền, trong suốt đời mình, ông đã lập được nhiều công trạng to lớn.

Nhưng so với Chu Du hăng hái, cao ngạo và bộc lộ rõ tài năng, Lục Tốn lại cực kỳ khiêm nhường và kiềm chế.

Trong trận Kinh Châu, Lã Mông bị bệnh, Lục Tốn tạm thời làm thống soái.

Sau khi nhậm chức, Lục Tốn “bất hiển sơn, bất lộ núi”, tỏ ra yếu thế, những lá thư của ông ta gửi cho Quan Vũ đầy những lời tâng bốc và xu nịnh.

Quan Vũ quả nhiên trúng kế, cho rằng Lục Tốn không có gì đáng sợ, thế nên yên tâm điều quân tấn công Tương Dương.

Không ngờ, lúc này Lã Mông lại dẫn quân tinh nhuệ, một phát công phá Kinh Châu trống trải, khiến Quan Vũ đại bại ở Mã Thành.

Sau này, khi Lưu Bị đánh Ngô, ngay cả Gia Cát Lượng cũng nói: “Lục Tốn ẩn thân rất giỏi, rèn kiếm mười năm mà không lộ ra vẻ sắc bén.”

Nhưng Lưu Bị hoàn toàn không coi trọng, thấy đại quân do Lục Tốn chỉ huy rút lui tránh trận, bèn lập mấy chục doanh trại, dốc sức quyết chiến.

Cuối cùng Lục Tốn phóng hỏa doanh trại, Lưu Bị bại trận chạy về thành Bạch Đế.

Lục Tốn cả đời thông thạo ẩn nấp, dù “công cao chấn chủ” vẫn bình yên sống đến sáu mươi ba tuổi, vừa khéo tương phản với tuổi ba mươi sáu của Chu Du.

Trong “Chuyện rễ rau” có câu: ‘Thành đại sự giả, thông minh bất lộ, tài hoa bất sính’. Nghĩa là: những người làm thành việc lớn sẽ không hiển lộ sự khôn ngoan và không khoe khoang sự giỏi giang.

Một khi rêu rao khắp nơi, phô trương tài hoa và khoe khoang sự giỏi giang của bản thân, tất nhiên sẽ gặp cảnh “thụ đại chiêu phong” (cây cao hút gió), bị người khác sợ hãi mà đàn áp.

Hạ thấp “hồ sơ”, che giấu tài năng, đừng tìm cách đứng đầu, hãy giữ một “âm điệu” thấp sau đó tiến thủ, thành công sẽ đến một cách tự nhiên.

 

3. Thiện không khoa trương

“Đạo Đức Kinh” nói: Thiện lương giống như nước.

Thiện lương cao nhất giống như nước, nuôi dưỡng vạn vật, vị tha và vô ngã.

Lòng tốt không phải là đứng từ trên cao nhìn xuống để bố thí, mà đó là một sự tác thành, giúp đỡ thản nhiên thầm lặng.

Tôi đã từng xem một quảng cáo dịch vụ công cộng cảm động của Na Uy có tên là “Hộp cơm của cậu bé”.

Hết giờ học buổi sáng, các học sinh đều lấy ra một hộp cơm mà mình mang theo và vừa trò chuyện vừa cùng nhau ăn bữa trưa ngon lành.

Chỉ có một cậu bé mặt ủ mày chau, chậm rãi lấy hộp cơm ra và đặt lên trên bàn.

Bởi vì gia cảnh quá khó khăn, mỗi ngày cậu chỉ có thể mang theo một hộp cơm rỗng để duy trì danh dự và sự tự tôn của bản thân.

Cậu lủi thủi rời khỏi chỗ ngồi, lang thang ngoài hành lang, cố uống nước cho vơi đi cơn đói.

Một lúc sau, phỏng đoán các bạn đã ăn trưa xong, cậu mới chọn quay về lớp.

Cầm hộp cơm rỗng của mình định cất đi, cậu ngạc nhiên, thấy hộp cơm rất nặng. Thì ra, bên trong hộp có đầy đồ ăn.

Cậu bé nhìn quanh và nhận ra đây là một hành động tốt của các bạn cùng lớp. Cậu mỉm cười hạnh phúc và vui vẻ thưởng thức bữa trưa đầy tình yêu thương này.

Cho dù là người khác không biết và cũng không mong cầu người khác biết nhưng làm việc thiện là vui nhất.

Thiện lương thực sự là tự giác tự nguyện, không cần ai biết đến và cũng không cầu mong hồi báo.

Người thiện lương luôn có lòng trắc ẩn, biết đặt mình vào vị trí của người khác, hiểu và đề cao phẩm giá con người, bảo vệ sự riêng tư của người khác và gửi gắm sự quan tâm ấm áp nhất bằng những hành động tử tế thầm lặng.

 

Nhà thơ Đỗ Phủ nói: “Khi bạn ở trên đỉnh núi cao, bạn sẽ nhìn thấy tất cả các ngọn núi nhỏ.”

 

Chỉ khi bạn ở nơi thấp, bạn mới thiển cận và quan tâm đến tranh chấp với những người ở nơi thấp hơn.

Đứng trên đỉnh của những đỉnh cao, sinh mệnh ở tầng thứ cao, bạn sẽ như nước chảy, không tranh, không lộ, không hiển.

Đó không chỉ là kiềm chế bản thân, bớt phóng túng và thiện đãi người khác, mà còn trở nên mạnh mẽ và hoàn thiện bản thân một cách khiêm tốn và thầm lặng.

 

Nhất Tâm biên dịch
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

0 0 9,388 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

TẠI SAO TÊN TRỘM KHÔNG DÁM LẤY CÂU ĐỐI NÀY?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2303 07:44, 27/11/2022
0 0 13,732 0.0
TẠI SAO TÊN TRỘM KHÔNG DÁM LẤY CÂU ĐỐI NÀY?
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Tương truyền, vào tháng chạp năm đó, Vương Hi Chi từ quê quán của ông là Sơn Đông chuyển đến sống ở Thiệu Hưng, Chiết Giang, vừa là mừng tân gia và cũng là năm mới, nên ông không thể không viết một câu đối lên cửa:

Xuân phong xuân vũ ...
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2301 08:44, 25/11/2022
0 0 11,493 0.0
Xưa nay, chúng ta đều rất quen thuộc với câu thành ngữ “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Nguồn gốc của câu thành ngữ này là từ một điển cố có thật trong lịch sử.

Sự chân thật, tấm lòng thuần thiện chân chính là giá trị đạo đức mà con người ngày nay cần phải tìm về.

“Thuốc đắng dã tật, ...
chiếc la bàn chỉ sai hướng
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2299 13:01, 24/11/2022
0 0 9,058 0.0
Đạo lý phía sau câu chuyện "chiếc la bàn chỉ sai hướng": Hãy sống là một người có phương hướng, tin vào mình
Nếu chúng ta xác định đúng phương hướng thì dù lương tri phải chịu thử thách, chúng ta cũng sẽ không bị tác động bên ngoài làm nhiễu loạn…

Vào buổi tối, George đang đọc sách, con gái trèo lên giường ...
Cả đời tranh biện ồn ào, cũng chẳng thể bằng một phút im lặng tĩnh tâm
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2298 12:51, 24/11/2022
0 0 9,196 0.0
Cả đời tranh biện ồn ào, cũng chẳng thể bằng một phút im lặng tĩnh tâm
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Nhiều người cho rằng khi gặp vấn đề thì phải cố gắng nói rõ ràng minh bạch, để không gây ra hiểu lầm cho bản thân, cho người khác. Nhưng ít ai biết rằng cõi đời thị phi nhân sinh ngắn ngủi, đôi khi cãi lý ...
Tại sao con người cần phải học?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2297 10:25, 24/11/2022
1 0 9,343 0.0
Không học, tức thiếu cái “đầu” (tri thức và văn hóa), thì con người sẽ quay trở lại thành con vật, chỉ biết đi kiếm cái ăn. Trong một quốc gia văn minh, người “công dân” học là để biết cách “làm chủ”; còn người “công chức” học là để biết cách “làm thuê”…

Mỗi quốc gia đều có những con người; ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!