/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Ấm trà Tri kỷ

2696 16:24, 15/06/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Ấm trà Tri kỷ
Truyền thuyết kể rằng đã lâu lắm rồi, có một vị tài chủ cực kỳ thích uống trà. Bất cứ ai đến uống trà ở nhà ông, bất luận giàu hay nghèo, chỉ cần đến, ông sẽ ngay lập tức gọi gia nhân phục vụ.

Một ngày, một người ăn mày áo quần rách rưới đến cửa nhà tài chủ. Ông ta chẳng xin thức ăn, chỉ nói đến để xin một chén trà. Gia nhân liền mời người ăn mày vào nhà, cho phép ông rót một chén.

Người ăn mày đưa mắt nhìn và nói: “Trà không ngon”.

Gia nhân thấy ông hiểu biết, liền nhanh chóng đổi sang loại trà ngon.

Người ăn mày ngửi ngửi rồi nói: “Trà là trà ngon, nhưng nước pha trà thì không được. Cần thứ nước thượng hạng lấy từ suối trong trên núi”.

Gia nhân nhận ra người ăn mày có am hiểu nhất định, liền lấy ra thứ nước suối trong đã được chuẩn bị từ trước.

Người ăn mày nhấp một ngụm và nói: “Nước là thứ nước ngon, nhưng củi dùng để đun nước thì không được. Củi phải dùng thứ củi ở phía bóng râm của danh sơn. Bởi vì củi ở phía mặt chịu nắng thì xốp, củi ở phía bóng râm thì chắc bền”.

Gia nhân cuối cùng cũng xác nhận rằng đây là một người tinh thông về trà đạo, bèn nhanh chóng lấy củi tốt để đun, và mời ông chủ tới. Khi trà được bưng lên lần nữa, tài chủ và người ăn mày mỗi người uống một chén. Người ăn mày nói: “Ừm, lần này thì trà, nước, củi và lửa đều tốt rồi, chỉ duy có ấm pha trà thì không được”.

Tài chủ nói: “Đây là cái ấm tốt nhất của tôi rồi”.

Người ăn mày lắc đầu, cẩn thận lấy từ trong cánh tay áo ra một chiếc ấm Tử Sa [1] rồi bảo người phục vụ rót đầy trà vào ấm. Hương vị trà quả thực tuyệt đỉnh phi phàm, tài chủ lập tức đứng dậy chắp tay vái người ăn mày: “Tôi muốn mua chiếc ấm Tử Sa này của ông, ông đòi bao nhiêu tiền cũng được”.

Tuy nhiên, người ăn mày cũng vô cùng yêu thích chiếc ấm Tử Sa này, khẳng định là không muốn trao đổi. Người ăn mày trả lời quả quyết: “Không được, chiếc ấm trà này là sinh mệnh của tôi, tôi không thể cho ông”. Người ăn mày liền nhanh chóng đổ trà ra, lấy lại chiếc ấm và rời khỏi.

Tài chủ vội vàng ngăn người ăn mày lại, nói: “Tôi sẵn sàng cho ông một nửa gia sản để có chiếc ấm trà này”. Người ăn mày không nói không rằng, kiên quyết ra đi. Tài chủ sốt ruột, nói: “Tôi muốn cho ông toàn bộ gia tài để mua chiếc ấm trà này”. Nghe vậy, người ăn mày không nhịn được cười, nói: “Tôi nếu có thể rời xa chiếc ấm trà này, thì đã không rơi rớt đến cảnh ngộ hôm nay”. Nói xong, ông ta quay lưng rời đi.

Tài chủ vội vã đi tới và nói: “Thế này nhé, chiếc ấm trà vẫn là của ông, ông chỉ cần sống trong nhà của tôi, tôi ăn gì thì ông ăn nấy, nhưng có một điều kiện, là ông phải cho tôi ngắm chiếc ấm trà này mỗi ngày, được chứ?”. Tài chủ quá thích chiếc ấm trà này rồi, nên trong tình thế cấp bách chỉ có thể nghĩ ra được mỗi biện pháp này thôi.

Người ăn mày cũng đang lo lắng về miếng cơm manh áo hàng ngày của mình. Một lời đề nghị tốt như vậy, tại sao không đồng ý nhỉ? Vì vậy, người ăn mày nhanh chóng đồng ý với yêu cầu của vị tài chủ.

Thế là, người ăn mày ở trong nhà tài chủ, cùng ăn cùng ở, hai người mỗi ngày nâng niu ngắm nghía chiếc ấm trà, chẳng cần nói với nhau lời nào, trà dư tửu hậu, mới vui vẻ làm sao. Thấm thoắt, hai người họ đã có quãng thời gian hạnh phúc trong mười mấy năm, trở thành tri âm tri kỷ chẳng lời nào chẳng thể tâm sự.

Thời gian chầm chậm trôi qua, tài chủ và người ăn mày cũng dần già đi, hiển nhiên là người ăn mày nhiều tuổi hơn tài chủ. Một hôm, tài chủ nói với người ăn mày rằng: “Ông không có con cái, không có ai thừa kế chiếc ấm trà của ông cả, sau khi ông qua đời, tôi sẽ giúp ông bảo quản nó, ông thấy có được không?”. Người ăn mày rất cảm động, bèn đồng ý.

Chẳng bao lâu sau, người ăn mày quả nhiên qua đời, và tài chủ có được chiếc ấm trà Tử Sa như ông mong muốn. Ban đầu, tài chủ mỗi ngày đều say sưa với niềm vui được sở hữu chiếc ấm Tử Sa. Cho tới một ngày, khi tài chủ đang ngắm nghía hết bên trái rồi lại qua bên phải, ngắm hết phía trên lại xuống phía dưới chiếc ấm Tử Sa, bất chợt cảm thấy hiện tại dường như ông đang thiếu đi một điều gì đó. Khi ấy trước mắt ông hiện lên cảnh tượng trong quá khứ, ông và người ăn mày cùng nhau thưởng trà, tất cả đều hiện lên rõ nét. Bất giác, tài chủ ném thật mạnh chiếc ấm Tử Sa xuống đất, vỡ tan…

Chuyện cũ kể xong rồi, kết cục thật nằm ngoài dự liệu. Thực ra, khi thời gian trôi qua, nhiều điều đã thay đổi. Tình bạn giữa tài chủ và người ăn mày đã vượt lên trên cả giá trị của bản thân chiếc ấm trà. Dù là thứ gì tốt đẹp đến đâu chăng nữa mà không có người cùng mình thưởng thức, thì chúng cũng mất đi ý nghĩa, thứ đáng tiền nữa cũng chẳng quan trọng bằng người tri kỷ. Ngẫm lại về cuộc đời của chính mình, điều gì mới là quan trọng nhất trong trái tim bạn? Có thể, đó chính là người bạn tâm giao cùng uống trà với bạn!

Đời người có một người bạn tri kỷ là quá đủ! Đây là điều mà biết bao người đã cảm khái sau những gió gió mưa mưa của cuộc đời! Cũng là điều mà bao nhiêu người mong muốn có được trong kiếp nhân sinh! Tình của người tri kỷ, tựa như một niềm ấm áp thầm lặng, như một sự bầu bạn và đồng điệu vô hình.

Người tri kỷ chân chính, là một phần thấu hiểu, một phần tương tri, một kiểu “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Nó như là một chén trà trong, nhè nhẹ chảy vào trong tim mỗi người. Đôi khi nó chỉ là một cái ôm, một ánh mắt, chẳng cần nói thành lời; đôi khi nó chỉ như một đoạn văn tự, đọc lần đầu thấy trân quý, sau đó lưu lại cảm động vĩnh hằng.

Uống Trà Thôi
Nguồn che-sach
Ấm trà Tri kỷ
Ấm trà Tri kỷ
0 0 1,670 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Nghệ nhân Tử sa Xưa và Nay
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2215 08:57, 14/10/2022
0 0 2,275 0.0
Cho đến bây giờ, các tài liệu sách vở đọc được đều cho biết, Cung Xuân là người sống qua hai triều vua Gia Tĩnh, Chính Đức đời Minh đã khắc dấu ấn tên mình lên chiếc ấm Tử sa đầu tiên. Thành công này đã tạo tiền đề cho một thế hệ nghệ nhân nổi lên vào triều Vạn Lịch nối tiếp, gồm có: Đổng Hàn, ...
Các dạng lỗ lọc của Ấm Tử Sa và yếu tố quyết định độ mạnh dòng nước
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2190 08:52, 07/10/2022
2 0 3,929 0.0
Nói đến Ấm Tử Sa là chúng ta đang nói đến một “tác phẩm” tuyệt vời trong nghệ thuật trà đạo. Những chiếc Ấm Tử Sa hấp dẫn trà nhân bằng một vẻ đẹp đặc biệt, có nét trầm mặc nhưng lại vô cùng tinh tế, cùng với đó là sự kỳ diệu khi pha trà. Ấm có kiểu dáng phong phú với các dạng lỗ lọc khác ...
Sự ra đời của đất phối đất - Cách nghệ nhân phối trộn đất tử sa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2170 08:51, 30/09/2022
1 0 2,358 0.0
Ấm Tử Sa vang danh được chế tạo bởi loại đất Tử Sa huyền thoại từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân. Đất Tử Sa có nhiều loại khác nhau, vì thế một trong các cách phối trộn đất của Tử Sa phải kể đến phương pháp đất phối đất, hiện đang được sử dụng khá phổ biến. Cụ thể cách phối trộn ...
Lịch sử ấm tử sa – Một trong 4 quốc bảo của Trung Quốc
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2148 09:17, 22/09/2022
1 0 3,575 0.0
Lịch sử hình thành ấm trà tử sa Nghi Hưng

Lịch sử làm tử sa thì dài đến cả vài ngàn năm, kĩ thuật làm tử sa được kế thừa và phát triển từ kĩ thuật làm đồ gốm. Từ xa xưa người Trung Quốc đã lấy đất tử sa làm đồ dùng, nhưng làm thành ấm sử tử sa trung quốc được mọi người công nhận phải đến ...
Ấm tử sa trải qua mấy lần nung? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại có những hạt màu khác so với thân ấm?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2116 08:47, 13/09/2022
0 0 6,879 10.0
Trong giới trà đạo hẳn không ai là không biết đến ấm đất Tử Sa – dụng cụ pha trà hoàn hảo nhất hiện nay. Vậy để tạo nên chiếc ấm Tử Sa trứ danh, người nghệ nhân sẽ phải nung ấm bao nhiêu lần? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại thường có những màu hạt khác so với thân ấm? Nếu bạn cũng đang không biết ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!