/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Những loại trà giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh

271 08:49, 11/06/2021
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Những loại trà giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh
Trà không chỉ có tác dụng giải khát hay là một thức uống đơn thuần mà còn có công dụng đối với cơ thể, đặc biệt là hệ tuần hoàn và tim.

Cùng với hương vị tự nhiên, nhẹ nhàng, trà đã trở thành loại đồ uống được ưa thích vì vô số lợi ích về tinh thần và thể chất. Có hàm lượng caffeine thấp hơn đáng kể so với cà phê, lượng caffeine bạn nhận được trong một tách trà khác nhau tùy thuộc vào loại trà, nhãn hiệu, cách nó được chế biến và thời gian ngấm. Hơn thế, trà có thể tốt cho tim của bạn tùy thuộc vào loại bạn chọn.

Trà đen: Vừa có lợi nhưng cũng có ảnh hưởng đến tim mạch

Kết quả của một thử nghiệm lâm sàng được công bố trên tạp chí Preventive Medicine tháng 5/2012 chỉ ra rằng những người uống ba tách trà đen mỗi ngày trung bình có mức triglyceride thấp hơn 36% và cải thiện 17% lượng cholesterol của họ.

Trà đen cũng đã được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, giảm cholesterol LDL (xấu), cải thiện chức năng mạch máu và cải thiện lưu lượng máu trong động mạch vành.

Tuy nhiên, tất cả các loại trà đen đều có chứa caffein, điều này không tốt nếu bạn bị huyết áp cao hoặc nhịp tim nhanh - nó có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Bởi trong trà đen có từ 14 đến 70 mg caffeine.

Chất kích thích có thể gây rối loạn nhịp tim ở một số bệnh nhân. Nếu bất kỳ loại trà nào khiến bạn hồi hộp hoặc tim đập nhanh, bạn nên ngừng uống chúng và cho bác sĩ biết. Hãy thận trọng nếu bạn đang dùng Coumadin (warfarin), một loại thuốc chống đông thường được kê đơn, vì trà đen có thể làm giảm đông máu và tăng khả năng bị bầm tím và chảy máu.

Trà xanh: Làm giảm mức lipid huyết thanh, ngăn ngừa bệnh mạch vành

Nếu bạn là người thích uống trà, bạn nên chọn uống trà xanh càng thường xuyên càng tốt. Các nghiên cứu lâm sàng về việc uống trà xanh đã phát hiện ra rằng trà xanh giúp giảm cholesterol LDL (xấu) và chất béo trung tính.

Uống trà xanh cũng góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong do đau tim hoặc đột quỵ, theo một nghiên cứu trên 90.000 người Nhật Bản được công bố trong Tạp chí Annals of Epidemiology tháng 3/2015.

Theo Viện Mayo, một tách trà xanh 8 ounce cung cấp cho bạn từ 24 đến 45 mg caffeine tùy thuộc vào thời gian nó được ủ trong bao lâu. Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong trà xanh - đặc biệt là một chất được gọi là epigallocatechin gallate, hoặc EGCG - có thể giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, sự tích tụ của mảng bám trong động mạch. EGCG cũng có thể giúp tăng cường trao đổi chất, giúp bạn dễ dàng đạt được và duy trì cân nặng hợp lý. Ngoài ra, trà xanh còn giúp cải thiện chức năng của các tế bào nội mô trong mạch máu.

Trà trắng: Tốt cho tuần hoàn

Trà trắng được thu hoạch từ những búp non của cây trà và chỉ được chế biến trong một thời gian ngắn. Đây có lẽ là loại trà tinh khiết nhất và bạn nên dùng nó để tốt cho tim mạch. Các chất flavonoid tốt cho tim và giúp làm giãn động mạch bằng cách làm loãng máu, giảm huyết áp và giảm cholesterol xấu. Trà trắng có thể giúp bảo vệ không chỉ tim của bạn mà còn toàn bộ hệ thống tuần hoàn.

Lưu ý: Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu như Coumadin hoặc nhạy cảm với caffeine. Trà trắng có chứa caffeine, có thể làm tăng nhịp tim của bạn hoặc làm tăng nguy cơ cao huyết áp.

Trà Ô long: Giúp làm giảm Cholesterol

Một nghiên cứu lâm sàng về trà Ô long cho thấy có thể giúp giảm mức cholesterol ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, mặc dù điều này cần phải nghiên cứu thêm để chắc chắn.

Trong các nghiên cứu trên động vật, trà Ô long dường như làm giảm chất béo trung tính và giảm quá trình hấp thụ chất béo từ thức ăn.

Lưu ý: Bạn nên với bác sĩ nếu bạn định uống trà Ô long, đặc biệt nếu bạn dùng thuốc chống đông máu như Coumadin.

Trà hoa cúc: Giúp giấc ngủ ngon hơn

Mặc dù các loại trà thảo mộc không có nguồn gốc từ cây trà truyền thống, nhưng chúng vẫn có một số lợi ích cho sức khỏe, trong đó có trà hoa cúc. Những loại trà này giúp mang lại lợi ích ít trực tiếp hơn nhưng vẫn cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tim mạch chính là giấc ngủ.

Một trong những điều mà nhiều bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch gặp phải là ngủ đủ giấc. Giấc ngủ là một phần quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe cho mọi người. Vi thế, hãy tập thói quen thư giãn vào ban đêm và uống một tách trà hoa cúc ấm ngay trước khi đi ngủ.

Lưu ý: Bệnh nhân đặt stent động mạch vành, hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu aspirin hoặc Coumadin (warfarin), nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi uống trà hoa cúc, vì nó có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong.

Trà nhân sâm: Làm loãng máu tự nhiên

Mặc dù, chưa có những đánh giá chính thức, nhưng uống trà nhân sâm có thể giúp tăng cường tim mạch của bạn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nhân sâm có thể làm giảm huyết áp bằng cách làm giãn các động mạch.

Hãy thay thế loại trà ngọt nhiều đường đó bằng một ly trà nhân sâm pha sẵn. Điều này không chỉ mang lại lợi ích giảm béo cho bạn mà còn làm giảm lượng đường dư thừa có thể gây hại cho tim của bạn.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu như Coumadin hoặc thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như Plavix (clopidogrel).

(theo tạp chí kinh tế)
0 0 11,351 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Lược Sử Của Trà (P5): Trà Thời Nhà Tống – Điểm Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3167 21:13, 02/02/2024
0 0 3,100 0.0
Dưới thời nhà Tống, Thiền tông trở thành tông phái Phật giáo lớn nhất và có mối quan hệ sâu rộng với chính quyền. Đạo giáo cũng trở thành tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn, đặc biệt đối với tầng lớp tu sĩ muốn tu tiên để cầu trường sinh. Cả hai tôn giáo này đều coi trọng trà, vì thế vai trò và tầm quan ...
Lý do không nên uống trà khi đói bụng
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3164 18:54, 31/01/2024
0 0 3,298 0.0
Trà có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng uống khi đói dễ gây kích ứng dạ dày, đau đầu, cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng.

Tất cả chúng ta đều biết đồ uống ấm vào buổi sáng có thể có lợi cho quá trình trao đổi chất và hệ tiêu hóa. Nhưng điều đó có đúng với tất cả các loại đồ uống không? ...
Lược Sử Của Trà (P4): Trà Thời Nhà Đường – Tiên Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3157 21:30, 28/01/2024
0 0 2,980 0.0
Thời Đường được coi là thời đại mà lần đầu tiên văn hóa trà được chính thức ghi nhận, cùng với sự ra đời của “Trà Kinh” của Lục Vũ. Từ “Trà Kinh”, trà cũng mới được thống nhất gọi là “trà” (“茶”, chá), sau nhiều tên gọi khác nhau trước đó như “đồ” (“荼”, tú), “mính” (“茗”, ...
Bạch trà Shan tuyết Hà Giang - Niềm tự hào của Việt Nam
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3152 09:27, 25/01/2024
0 0 2,358 0.0
Sự xuất hiện của Bạch trà Shan tuyết Hà Giang trong tiệc trà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã góp phần giới thiệu đến bạn bè quốc tế về nét đẹp văn hóa trà của Việt Nam, đồng thời khẳng định vị thế của Bạch trà Shan tuyết Hà Giang trên bản đồ ...
Lược Sử Của Trà (P3): Trà Trước Thời Nhà Đường – Chử Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3149 08:55, 23/01/2024
0 0 2,642 0.0
Vào thời kỳ đầu của lịch sử uống trà, người cổ đại có thể đã nhai lá chè tươi trực tiếp như một cách giải khát. Sau đó thì họ chuyển sang nấu lá chè tươi với nước và gia vị như món canh, tiếp theo là học cách phơi khô lá chè để dùng dần. Thời kỳ này, các loại cây chè hoang dã được khai thác, đến ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!