/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tinh túy truyền thống: Khi kỹ thuật hội họa Phục Hưng được tỏa sáng trong nghệ thuật hiện đại

2715 08:41, 22/06/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Tinh túy truyền thống: Khi kỹ thuật hội họa Phục Hưng được tỏa sáng trong nghệ thuật hiện đại
Santos nói rằng, vào thời kỳ Phục Hưng của Ý, các tri ​​thức và thẩm mỹ học chuẩn mực đã thực sự được hồi sinh; nhưng nó không như vậy trong thế giới nghệ thuật ngày nay, khi mà ‘con lắc chuẩn’ đã đi lệch khỏi vị trí ban đầu. Khi nó được đưa trở lại, nghệ thuật hội họa đỉnh cao ấy tỏa sáng như một viên kim cương lấp lánh giữa bầu trời nghệ thuật hiện đại…

Tài năng và sự đam mê hội họa của Santos đã được gieo mầm và chăm chút

Khi lần đầu tiên bước chân vào một phòng trưng bày tranh của người chú, Santos có cảm giác đây chính là nơi duy nhất thực sự dành cho ông trên thế giới này.

Trong hoàn cảnh sống nghèo khó và chật vật nơi quê nhà Cu Ba, cậu bé Santos đã dựa vào vẽ tranh để cân bằng tâm hồn và vượt qua mọi thử thách chông gai trong cuộc sống.

“Những ý tưởng, cảm xúc vui, buồn hay châm biếm của tôi, khi kết hợp với kỹ thuật vẽ, đã chạm tới tâm hồn của mọi người quanh tôi. Vì vậy, họ thường khích lệ tôi; và đó chính là động lực để tôi vẽ tiếp”, Santos nói. “cảm giác tự do và vui vẻ là điều duy nhất đã giữ tôi ở lại mãi mãi với hội họa.”

Học hỏi từ các bậc thầy cổ điển là cứu cánh

Ngôi Trường Nghệ thuật New World ở Miami, Florida, trường học đầu tiên trong sự nghiệp vẽ của Santos, đã không mang lại cho ông điều ông hằng mong đợi. Ông nói: “Ở đó họ dạy theo trường phái nghệ thuật đương đại; giảng viên chủ yếu tập trung vào khía cạnh khái niệm của sự vật và thường hướng dẫn khai thác mặt tối của con người.”

Nhưng may cho Santos, Học viện Angel Academy ở Florence, Italy, vẫn còn đang dẫn dắt các học viên nghệ thuật của họ đi trên con đường sáng.

Được vào học ở nơi đã từng là tâm chấn của nghệ thuật thế giới trong thời kỳ Phục Hưng của nước Ý, Santos đã phát triển được phong cách vẽ tỉ mỉ trau chuốt; thông qua áp dụng cách tiếp cận đầy tôn kính, mà nắm được các kỹ thuật kinh điển đã được bảo tồn và truyền lại từ các bậc thầy cổ điển.

Các nghệ sĩ nổi tiếng nhất cũng là những người dám đưa vào tác phẩm nghệ thuật của họ những quan điểm đầy thách thức, khác với xu hướng chung của xã hội đương thời. Chẳng hạn như với Michelangelo; cách nhìn thế giới của ông đã đẩy giới hạn của ngôn ngữ trực quan tới điểm gây sửng sốt cho những người quanh ông.

Sự nghiệp nghệ sĩ theo hướng phục hưng giá trị cổ điển của Santos đến rất tự nhiên, như hơi thở

Người nghệ sĩ có dáng vẻ can trường gốc Cuba này đã bày tỏ: “Khi làm bất cứ việc gì, tôi đều cảm thấy nội tâm mình có xung đột. Chỉ có khi tôi vẽ tranh, thì dường như mọi thứ đều êm xuôi. Thông qua vẽ tranh mà tôi có thể diễn đạt một cách tốt hơn các cảm xúc của mình”.

Còn đối với Santos, trong phần lớn cuộc đời mình, cũng như trong chủ đề nghệ thuật mà ông chọn, đã luôn có một động lực khiến ông phải sáng tạo. Ông đã nói: “Tôi chỉ thích tìm tòi thể hiện những gì khác với thứ mà người ta đề xuất. Có nhiều lúc, khi một người bạn nào đó của tôi nêu lên một ý kiến, tôi sẽ nhẹ nhàng nhận xét nó từ một quan điểm khác”.

Santos tin rằng, đó chính là một vai trò của nghệ thuật trong phát triển xã hội. “Dù chúng ta làm gì hay nói gì, chúng ta đều sẽ phải chịu trách nhiệm về điều đó. Mỗi khi chúng ta có một cách thể hiện sự vật độc đáo, riêng biệt của mình, thì có thể bị những người không chấp nhận nó chỉ trích; nhưng đó lại là một phần tất yếu trong sự tiến triển của nghệ thuật”.

Santos nói rằng, vào thời kỳ Phục Hưng của Ý, các tri ​​thức và thẩm mỹ học cổ điển đã thực sự được hồi sinh; nhưng nó không như vậy trong thế giới nghệ thuật ngày nay, khi mà ‘con lắc chuẩn’ đã đi lệch khỏi vị trí ban đầu.

Hiện nay, giới nghệ sĩ đang theo đuổi xu hướng sáng tác ‘khá buông thả’; nhưng Santos lại đang cố gắng làm ngược lại. Ông đang vận dụng sức mạnh của các kỹ năng nghệ thuật truyền thống, sử dụng các nguyên tắc sáng tác cơ bản để có thể vẽ như các bậc thầy cổ điển và tạo ra một hiệu ứng tích cực hơn.

“Vì đó là đi ngược lại xu hướng hiện thời, nên nó thực sự là một liều thuốc kích thích cho tôi thực hiện; bây giờ mà vẽ tranh theo trường phái cổ điển không phải là kích thích sao? “, ông nói.

Santos tin rằng chỉ bằng cách noi theo các bậc thầy cổ điển thì người họa sĩ mới có thể phát triển được đầy đủ kỹ năng ngôn ngữ trực quan cần thiết, nhờ đó biểu hiện được tốt hơn nhãn quan của chính mình.

Một điều làm không theo một khuôn mẫu giá trị nào cả, liệu có thể là tốt đẹp không?

Santos nói trên kênh YouTube của mình: “Bắt chước, thực ra là một hành vi mang tính nhân văn; Là con người, chúng ta có được những điều tốt đẹp bằng cách học theo những người khác; Trẻ em học cách nói chuyện bằng cách lắng nghe cha mẹ. Khi người ta làm một điều gì đó mà không theo một khuôn mẫu nào cả, thông thường thì họ có thể coi đó là tốt đẹp không?”.

Nhưng ngày nay việc bắt chước kỹ thuật của các tiền bối bậc thầy có thể bị hiểu lầm là coi nhẹ sự sáng tạo.

Trước khi tới Florence, Santos cũng nghĩ rằng vẽ tranh phải được bắt đầu từ ý tưởng sáng tạo của nghệ sĩ, chứ không phải từ phương pháp trực quan.

Nhưng giờ đây ông đã tin rằng, phải có một quy trình, trong đó sử dụng kỹ năng nhuần nhuyễn, kết hợp với ý tưởng sáng tạo, thì mới làm cho người xem cảm thấy hấp dẫn và cảm thụ được nghệ thuật:

“Đến lúc này, họ sẽ coi trọng bạn; bởi vì bạn đã giúp họ nhận thức thế giới này từ một nhãn quan mới lạ“; và có một cách suy nghĩ mới về mọi thứ, nhưng cách thể hiện tác phẩm chắc chắn cũng yêu cầu phải đẹp.

Việc học theo các bậc thầy đã khiến Santos có cách nhìn sự vật một cách khác biệt.

“Đối với người họa sĩ, nhìn được tốt hơn cũng có nghĩa là sẽ vẽ được tốt hơn, vì đã hiểu thế giới thực được tốt hơn”. “Đó là bài học rất sâu sắc mà tôi học được ở Florence. Tôi đã học cách hiểu bóng đen, từ đó có thể áp chế các yếu tố đen tối trong tranh. Tôi có thể nhìn mọi thứ một cách trực quan, với sự nhạy cảm mà trước đây tôi chưa bao giờ tưởng tượng được“.

Có những kỹ năng nghệ thuật cần thiết, giúp cho các nghệ sỹ biểu đạt tốt hơn và kết nối được những gì họ nhìn thấy một cách chính xác hơn.

Santos tin rằng, khi sự kết nối các ngôn ngữ trực quan đã đạt đến mức độ thành thục, thì kể cả sự đơn giản cũng có chiều sâu và sức mạnh đáng kể.

Santos học nhìn thế giới theo những cách giản đơn

Lớn lên trong một môi trường không có trò chơi điện tử, truyền hình, hoặc thậm chí là một nguồn nước sạch, Santos đã học cách nhìn thế giới theo những cách giản đơn.

Ông nói:

“Tôi đã sống ở Mỹ 20 năm; trong thế giới phát triển này, mọi thứ đều quá dễ dàng tiếp cận. Nhưng mặt trái của nó là, chúng ta có thể bị lôi cuốn vào những thông tin, mà không liên quan tới mục đích sống thực sự của bản thân mình, và đôi khi che khuất vẻ đẹp của sự giản dị. Chẳng hạn, trong tác phẩm nghệ thuật đương đại, phần triết lý đã vượt quá sức mạnh của hiệu ứng chân thực; mọi người đang ngày càng nhìn nhiều hơn vào đẳng cấp của các nghệ thuật gia, hoặc các bản mô tả ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật, chứ không nhìn trực tiếp vào tác phẩm để tìm ra vẻ đẹp chân thực của nó”.

Ông bổ sung rằng: “Ở một thái cực khác, những họa sĩ hiện đại, mà vẫn còn yêu mến chủ nghĩa hiện thực cổ điển, đang bị bao vây bởi quá nhiều hình ảnh thuộc về quá khứ, nên có thể bị rơi vào cái bẫy của sự lặp lại quá khứ mà quên mất rằng nghệ thuật là phải nâng tâm hồn con người đến một tầm cao mới”.

Truyền bá những tinh túy của nghề cho tất cả mọi người

Mặc dù Santos luôn mơ về một cách tiếp cận giản đơn, ông vẫn nhận rõ giá trị của công nghệ hiện đại. Các phương tiện truyền thông xã hội phát triển nhanh chóng đã cho phép các nghệ sỹ giao tiếp trực tiếp với công chúng. Etsy, Pinterest, Instagram, Facebook và một loạt nền tảng công nghệ khác có khả năng kết nối hàng triệu người với nghệ sĩ và các tác phẩm của họ.

Santos cho biết: các nền tảng này cho phép người nghệ sĩ tự do hơn, so với những địa điểm tiếp thị nghệ thuật truyền thống như phòng trưng bày hoặc các chương trình biểu diễn nghệ thuật, nơi chỉ có thể tiếp cận tới một lượng khán giả nhỏ.

Những địa điểm trên mạng này cho phép các nghệ sĩ “có nhiều không gian hơn để làm theo những gì họ yêu thích, vì chắc chắn phải có ai đó trong số hàng triệu người sẽ hứng thú với tác phẩm của họ. Đó là sức mạnh to lớn mà chúng tôi chưa thể có vào thời điểm vài năm trước đây“.

Santos đã tạo riêng một kênh YouTube với mục đích giới thiệu nghệ thuật cổ điển tới những người vốn chưa có liên hệ hoặc hiểu biết gì về lĩnh vực này.

Ông đưa lên mỗi video mới hàng tuần, không chỉ để giới thiệu công việc vẽ tranh, mà còn giúp khán giả khám phá tính chất tuyệt vời của giao tiếp thông qua ngôn ngữ trực quan. Ông cũng có dự định giúp các nghệ sĩ trẻ tránh bị kỹ năng của các bậc thầy cổ điển làm cho sợ hãi.

Cesar Santos đã nhận được nhiều giải thưởng trong sự nghiệp của mình với tư cách là một nghệ sĩ, bao gồm Giải Nhất trong cuộc thi Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Giải Đặc biệt và Giải thưởng ‘Được khán giả yêu thích nhất’ trong Cuộc thi vẽ tranh minh họa tại Boston. Santos là một nghệ sĩ bậc thầy hiện đại được tôn vinh trong phòng trưng bày nghệ thuật Art Renewal Center.

Uống Trà Thôi
Theo DKN
Tinh túy truyền thống: Khi kỹ thuật hội họa Phục Hưng được tỏa sáng trong nghệ thuật hiện đạiBức “Một quý bà Thụy Điển” (Bản quyền: Cesar Santos)
Tinh túy truyền thống: Khi kỹ thuật hội họa Phục Hưng được tỏa sáng trong nghệ thuật hiện đạiBức “Dưới ánh trăng” của Cesar Santos. Chất liệu: Dầu trên vải lanh, 14 inch x 30 inch. (Bản quyền: Cesar Santos)
Tinh túy truyền thống: Khi kỹ thuật hội họa Phục Hưng được tỏa sáng trong nghệ thuật hiện đạiMột chân dung tự họa khác của Cesar Santos. Chất liệu: Dầu trên vải lanh, 20 inch x 16 inch. (Bản quyền: Cesar Santos)
Tinh túy truyền thống: Khi kỹ thuật hội họa Phục Hưng được tỏa sáng trong nghệ thuật hiện đạiNhững bức vẽ chân dung đẹp kinh điển của Cesar Santos:
Tinh túy truyền thống: Khi kỹ thuật hội họa Phục Hưng được tỏa sáng trong nghệ thuật hiện đạiNhững bức vẽ chân dung đẹp kinh điển của Cesar Santos:
Tinh túy truyền thống: Khi kỹ thuật hội họa Phục Hưng được tỏa sáng trong nghệ thuật hiện đạiNhững bức vẽ chân dung đẹp kinh điển của Cesar Santos:
Tinh túy truyền thống: Khi kỹ thuật hội họa Phục Hưng được tỏa sáng trong nghệ thuật hiện đạiNhững bức vẽ chân dung đẹp kinh điển của Cesar Santos:
Tinh túy truyền thống: Khi kỹ thuật hội họa Phục Hưng được tỏa sáng trong nghệ thuật hiện đạiNhững bức vẽ chân dung đẹp kinh điển của Cesar Santos:
Tinh túy truyền thống: Khi kỹ thuật hội họa Phục Hưng được tỏa sáng trong nghệ thuật hiện đạiBức “Ngây thơ”. Chất liệu: Dầu và than củi trên vải lanh, 45,5 inch x 32 inch. (Bản quyền Cesar Santos)
Tinh túy truyền thống: Khi kỹ thuật hội họa Phục Hưng được tỏa sáng trong nghệ thuật hiện đạiBức “Kết nối với Vũ trụ”. Chất liệu: Dầu trên vải lanh, 34 inches x 27 inch. (Bản quyền: Cesar Santos)
0 0 3,533 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1659 08:36, 23/03/2022
0 0 6,362 0.0
Họa sĩ Triệu Khắc Tiến sẽ kể "Câu chuyện phương Đông" bằng các bức vẽ sơn mài lộng lẫy, để công chúng có cái nhìn về kỹ thuật sơn mài tinh tế và đặc biệt của Việt Nam-Nhật Bản, hiểu sâu hơn về cách hai nền nghệ thuật sơn mài này chịu ảnh hưởng của nhau và hòa nhập vào một tác phẩm.

Triển lãm ...
Bỏ 3,5 tỷ đồng mua tranh chép Nguyễn Phan Chánh, nhà sưu tầm nghĩ gì?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1652 09:28, 19/03/2022
0 0 6,349 0.0
Bức tranh chép tác phẩm "Lên đồng" của danh họa Nguyễn Phan Chánh vừa được nhà đấu giá Aguttes giao dịch thành công với giá 3,5 tỷ đồng. Đây có thể coi là bức tranh chép đắt giá nhất của hội họa Việt cho tới thời điểm hiện tại.

Bức tranh vừa được bán với giá 136.550 Euro, cộng với thuế phí tương đương ...
10 bức tranh đắt nhất thế giới
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1644 09:10, 16/03/2022
0 0 6,630 0.0
"Salvator Mundi" đứng đầu với giá 450,3 triệu USD, còn tranh trừu tượng "Interchange" của Kooning xếp thứ hai với 300 triệu USD.

Đầu tháng 3, trước thềm các phiên đấu đầu tiên trong năm 2022 của Sotheby's, Christie's, Bonhams, chuyên trang nghệ thuật Artnet thống kê lại danh sách "Những bức tranh đắt nhất thế giới". Trang ...
Bức tranh 30 USD cách đây 5 năm có giá trị lên đến 10 triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1617 08:37, 02/03/2022
0 0 5,393 0.0
Bức tranh được bán với giá chỉ 30 USD tại một buổi bán đồ cũ năm 2017, nhưng vừa được định giá là hơn 10 triệu USD.

Kênh CNN (Mỹ) cho biết bức tranh này có từ thế kỷ 16, là tác phẩm của một họa sĩ quan trọng thời Phục hưng ở Đức. Đó là họa sĩ Albrecht Dürer, qua đời năm 1528. Albrecht Dürer là họa sĩ người ...
Mấy nét về hội họa Nguyễn Trung
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1608 08:47, 23/02/2022
0 0 6,769 0.0
Sinh năm 1940, quê tỉnh Sóc Trăng cũ, học ba năm (1959-1962) và từng tham gia giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn, đồng sáng lập Hội họa sĩ trẻ (miền Nam 1965) – Nguyễn Trung và hội họa của ông có thể là một trong những “tiêu mẫu” điển hình nhất để nghiên cứu quá trình phát triển của phong trào ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!