/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Bí ẩn về truyền thuyết lịch sử Trà Trung Hoa

2717 09:28, 23/06/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Bí ẩn về truyền thuyết lịch sử Trà Trung Hoa
Lịch sử về Trà Trung Hoa

Trung Quốc là quê hương, là chiếc nôi của cây trà, và người Trung Quốc cũng là một trong những dân tộc đầu tiên tiếp xúc và tìm ra cách chế biến lá trà. Trong lịch sử trà đạo Trung Quốc có rất nhiều cuốn sách liên quan đến trà, như: Trà Kinh, Trà Lục, Trà Phổ, Trà Sử,...

Các nghiên cứu thống nhất chỉ ra rằng, trà có nguồn gốc từ khu vực châu Á, chủ yếu là ở Tây Nam Trung Quốc. Thời gian người Trung Quốc sử dụng trà ước chừng là dưới thời nhà Thương (1600 – 1046 TCN).

Không có tài liệu rõ ràng về sự ra đời của trà, tuy nhiên người ta vẫn tin vào truyền thuyết về Thần Nông (Emperor Shennong) nếm thử trăm loại cỏ, một ngày trúng phải 72 thứ độc nhưng nhờ trà mà giải được độc. Truyền thuyết kể rằng, Thần Nông khi ngồi nghỉ cạnh một gốc cây, lá cây này rơi vào bình nấu nước sôi của Ngài tạo nên hương thơm thanh mát kỳ lạ và khi uống vào Ngài đã cảm thấy tịnh tâm, sảng khoái và tỉnh táo.

Do ảnh hưởng của truyền thuyết này, ban đầu người Trung Hoa chỉ dùng trà để phục vụ mục đích chữa bệnh. Tới thời nhà Đường (618 – 907), trà mới được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Sau đó, trà không chỉ lan truyền sang các nước phương Đông mà còn vươn tới nhiều nước phương Tây như Mỹ, Anh, Nga, Sri Lanka,… Tính đến nay, văn hóa uống trà đã lan truyền tới hơn 100 quốc gia và khu vực, có hơn 50 quốc gia sản xuất trà.

Tại Trung Hoa cổ đại, thời bấy giờ phần lớn người uống và trồng trà là các vị sư, họ trồng gần nơi tu hành đặc biệt là trên các đồi núi cao, sau đó ép thành bánh và bán cho người dân địa phương. Theo thời gian, nông dân đã học cách trồng và chế biến trà. Từ đó, trà đã dần trở thành một phần cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Hoa từ tầng lớp vua chúa đến nông dân. Tuy nhiên các loại Trà Trung Hoa quý ngon đều được dành cho tầng lớp Vua Chúa và Quý Tộc. Người dân chỉ uống được những loại Trà bình dân, có cách chế biến thô sơ. Khi Trung Quốc bị Mông Cổ cai trị, văn hóa trà dần biến mất. Mãi cho đến khi nhà Minh giành lại được Trung Quốc, văn hóa uống Trà mới trở lại với đất nước này và loại trà ép bánh đã phát triển thành trà lá rời như ngày nay.

Ngày nay, trà đã trở thành một thứ văn hóa đặc trưng, không thể thiếu trong cuộc sống người dân Trung Hoa được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày cho đến những dịp lễ hoặc sự kiện đặc biệt của đất nước.

Văn hoá Trà Trung Hoa

Trà Trung Hoa được ví như cái nôi văn hóa trà nhân loại. Văn hoá Trà Trung Hoa đã đi sâu vào văn hóa của người dân nơi đây, bàn về văn hóa trà, có người nói rằng: “Người Trung Quốc rất thích uống trà, khi ở nhà uống trà; hội họp uống trà, bạn bè cùng nhau nói chuyện uống trà, thậm chí là khi cãi nhau cũng phải uống trà; trước bữa sáng uống một tách trà, sau bữa trưa cũng phải uống một tách”.

Ngoài dùng để uống, trà còn có rất nhiều tác dụng. Tinh chất trong trà có thể giúp tiêu đờm, phòng tránh ung thư, chống oxy hóa, giảm cân,…Ở Trung Quốc, người ta còn sử dụng trà để chế biến nhiều món ăn mới lạ và hấp dẫn điển hình như; trứng luộc nước trà, tôm chiên Trà Long Tỉnh – một món ăn đặc sản trứ danh của tỉnh Hàng Châu.

- Những loại Trà phổ biến ở Trung Quốc

Ở Trung Quốc có rất nhiều loại Trà, chủ yếu chia thành năm loại: Lục Trà (Trà Xanh), Hồng Trà, Trà Ô Long, Trà Hoa và Khẩn Áp Trà (trà nén). Mỗi loại trà thì đều có những thương hiệu trà nổi tiếng.

Lục Trà có: trà Long Tỉnh Tây Hồ (Hàng Châu), Bích Loa Xuân ở Thái Hồ (Giang Tô), Lục An Qua Phiến ở Lục An (tỉnh An Huy), Trà Mao Tiêm Tín Dương ở Tín Dương (Hà Nam),…

Hồng trà có: Trà Kỳ Hồng ở Kỳ Môn (An Huy), Hồng Trà Điền Hồng (Vân Nam),…
Trà Oolong có: Trà Võ Nghi Nham ở núi Võ Nghi (Phúc Kiến), Trà Thiết Quan Âm ở An Khê (Phúc Kiến).

Trà Hoa có: Trà Mạt Lị Hồng Thanh ở Phúc Châu, Trà Mạt Lị Hồng Thanh ở Hàng Châu và Tô Châu.

Trà Khẩn Áp có: Trà Phổ Nhĩ ở Tư Mao và Shangri-la (tỉnh Vân Nam), Trà Lục Bảo ở huyện Thương Ngô (tỉnh Quảng Tây).

-Thập Đại danh Trà Trung Hoa

Thập đại danh trà hay Trung Quốc Thập Đại Danh Trà là một danh sách gồm 10 loại trà được coi là nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Dưới đây là 10 loại Trà trong Thập Đại Danh Trà Trung Hoa

1. Trà Long Tỉnh

Trà Long Tỉnh là một loại Trà Xanh được đặt tên theo vùng sản xuất trà nổi tiếng, đó là thôn Long Tỉnh - Hàng Châu,Trung Quốc. Bình thường phải mất 6 tiếng để hái trà vào buổi sáng, 4 tiếng để sao khô tránh quá trình lên men. Tất cả các công đoạn đều được làm bằng tay. Trà Long Tỉnh đậm hương, ngọt vị bùi bùi như hạt dẻ, nước trà màu vàng nhạt lại ánh xanh. Uống rồi mà dư vị mãi không tan. Đặc trưng của Long Tỉnh là mang vị trà xanh tươi mát, đậm đà, hương thơm dịu mát dễ chịu. Khi pha các búp trà thường đứng thẳng trong nước

Tương truyền, vào thời Mãn Thanh, Trà Long Tỉnh được vua Càn Long phong là hoàng trà, một loại trà biểu trưng cho hoàng đế. Ngày nay, trà Long Tỉnh được đựng trong những hộp giấy tinh xảo, dùng để tặng cho giới thượng lưu.

2. Trà Bích Loa Xuân

Được mệnh danh là đệ nhất trà xanh, nước trà Bích Loa Xuân mang màu xanh ngọc, có hương thơm của trái cây và hương hoa hoà quyện. Đây cũng là loại trà được các vua chúa thời xưa vô cùng ưa thích được sản xuất tại tỉnh Giang Tô, Chiết Giang. Trà được trồng làm hai vụ xuân và đông, chỉ hái búp non và làm héo trong nhà. Bích Loa Xuân có chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất trong Thập Đại Danh Trà.

Tương truyền, khi thu hoạch, lá trà gặp hơi nóng cơ thể người và đã phát ra mùi hương kỳ lạ nên được mọi người đặt cho cái tên Nhân Hương, nghĩa là mùi thơm lá trà phát ra từ cơ thể con người. Bích Loa Xuân nổi tiếng với hương vị dịu ngọt đặc trưng.

Sau này, Hoàng đế Khang Hy du ngoạn Thái Hồ, thưởng trà Nhân Hương, ngài cảm thấy cái tên này không đẹp nên đổi thành Bích Loa Xuân.

3. Trà Thiết Quan Âm

Đây là một loại trà Oolong, được trồng tại huyện An Khê, tỉnh Phúc Kiến. Điều đặc biệt ở đây là trà trồng tại các vùng khác nhau của huyện An Khê lại cho những vị khác nhau. Trà Thiết Quan Âm nổi tiếng là dễ uống nhưng không dễ trồng vì cây trà khá yếu. Trà có thể hái bốn mùa trong năm, cây sẽ cho sản lượng nhiều nhất vào mùa xuân nhưng đợt trà mùa thu mới cho vị thơm nồng nhất.

Trà Thiết Quan Âm chất lượng thì lá sẽ hơi cong, đỉnh cọng trà trông như đầu chuồn chuồn, thân xoắn, đầu còn lại trông như chân ếch. Trên bề mặt lá còn có một lớp sương trắng mỏng, gọi là “sa lục”. Lớp này có được do trà được bọc vải trắng sau khi làm khô, trải qua nhiều lần hong khô bằng nhiệt độ thấp, cafein trong trà sẽ thăng hoa và kết tinh thành lớp trên bề mặt lá. Trà Thiết Quan Âm chứa khoảng 30 loại khoáng chất khác nhau, giúp thúc đẩy tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, và trị bệnh mạch vành. Ngoài ra, hương thơm của loại trà này còn có tác dụng thư giãn đầu óc.

4. Trà Hoàng Sơn Mao Phong

Quê hương của Mao Phong là vùng Hoàng Sơn, tỉnh An Huy. Đây là danh trà nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, vì sắc, hương, vị, hình đều độc đáo. Lá trà có lông tơ lộ rõ nên được gọi là Mao Phong, nước trà thơm ngát, màu trong suốt, vị đậm đà. Trà thường được thu hoạch vào thời gian tiết Thanh Minh là ngon nhất. Trà có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn ngừa ung thư và các bệnh về tim mạch.

5. Trà Vàng Quân Sơn Ngân Châm

Ngân Châm trà được phát hiện ở đảo Quân Sơn, tỉnh Hồ Nam thuộc dòng trà vàng Ngân Châm cao cấp. Hoa trà thưởng nở vào tháng sáu, cũng là thời điểm cho lá trà chất lượng nhất trong năm, thường được hái vào sáng sớm. Trà Quân Sơn Ngân Châm chia thành hai loại nhỏ là trà búp và trà tơ. Trà búp là trà mọc ở phía đông đảo Quân Sơn, thường đón ánh sáng mặt trời sớm khi sương vẫn đọng trên lá nên ít tơ hơn và cũng ngon hơn. Trà tơ là trà mọc phía tây, đón ánh sáng muộn, ban đêm lại chịu nhiều sương hơn nên búp trà nhiều tơ.

6. Kỳ Môn Hồng Trà

Kỳ Môn Hồng trà là loại trà nổi tiếng của Kỳ Môn, tỉnh An Huy, thường được gọi là Hồng trà Hoàng Hậu xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1875. Trà được bình chọn là một trong Thập Đại Danh Trà nổi tiếng của Trung Quốc. Trà cho nước màu đỏ cam, phảng phất hương hoa đào, hậu vị thanh ngọt. Đây là loại trà lên men trong quá trình hái, ủ và sấy. Các bước sản xuất trà đều được tính toán rất cẩn thận như phải chọn lá không quá non cũng không quá già, tốt nhất là một mầm nhị, ba mầm lá, rồi còn trải qua giai đoạn héo điêu, xoa vê, bán lên men, …Kỳ Môn Hồng Trà nổi tiếng trong việc làm đẹp và chăm sóc sức khoẻ.

7. Đại Hồng Bào (Nham trà) Vũ Di Sơn

Vũ Di Sơn không chỉ nổi tiếng nhờ phong cảnh hùng vĩ mà còn vì sở hữu những loại trà quý. Đại Hồng Bào được chế biến từ búp của một cây trà cổ thụ mọc trên vách đá núi Vũ Di, rất khó thu hái và đây là cây trà được nhà nước Trung Hoa bảo vệ cẩn thận.

Trà Đại Hồng Bào có hương thơm, hậu vị ngon ngọt. Cây trà cho sản lượng vô cùng ít, có thể thu hoạch cả 4 mùa, nhưng mùa đông thì cho sản lượng thấp nhất. Chất lượng của mỗi mùa cũng khác nhau, được phân làm loại đặc biêt, loại 1 và loại 2. Trà Đại Hồng Bào được oxi hoá trên 50%, sắc trà dần biến từ xanh sang đỏ, vị ngọt dần xuất hiện. Đại Hồng Bào có tác dụng chống ung thư, hạ huyết áp, cải thiện tim mạch, giảm căng thẳng, tăng cường trí nhớ,… Đặc biệt là trà Đại Hồng Bào thượng hạng có giá lên đến 1.400 USD/gram. Đây một trong những loại trà đắt nhất thế giới.

8. Trà Lục An Qua Phiến

Lục An Qua Phiến là loại trà xanh được trồng trên đỉnh Đại Sơn, vùng Lục An, tỉnh An Huy. Người nông dân chỉ chọn những búp trà tươi non nhất, bỏ phần mầm, gân rồi phơi khô. Nước trà xanh ngọc, trong trẻo, vị ngọt dịu.

9. Bạch Hào Ngân Châm

Bạch Hào Ngân Châm (白毫银针茶) thuộc dòng trà Bạch Trà, được sản xuất tại tỉnh Phúc Kiến. Đây là loại trà nổi tiếng nhất trong dòng trà trắng, là một trong "Thập Đại Danh Trà" của Trung Quốc. Chồi non trà được hái, rồi phơi nắng, sau đó phơi trong bóng râm; quá trình chế biến này khác với trà xanh ở chỗ không phơi héo, sao và lăn. Vì vậy Bạch Hào Ngân Châm còn giữ nguyên tính chất của lá trà tươi.

10. Pu-erh Tea - Phổ Nhĩ (Bửu Lị)

Trà Phổ Nhĩ có xuất xứ tại Vân Nam, đây là loại trà trải qua quá trình lên men sau chế biến, thường là trong quá trình lưu trữ, so với các loại trà thông thường chỉ có quá trình oxy hoá ngay trong quá trình sản xuất.

Quá trình lên men sau chế biến giúp cải thiện hương vị của trà, vị chát dần ngọt hơn, vị gắt dần dịu hơn, trà được biến đổi dần qua thời gian lưu trữ, từ màu xanh, vàng thành đen.

Uống Trà Thôi
Theo plantrip-cha
Bí ẩn về truyền thuyết lịch sử Trà Trung HoaTruyền thuyết về Thần Nông và cây trà cổ đại - Ảnh: Sưu tầm
Bí ẩn về truyền thuyết lịch sử Trà Trung HoaTrà Long Tỉnh có hình dẹt độc đáo - Ảnh: Sưu tầm
Bí ẩn về truyền thuyết lịch sử Trà Trung Hoa Đệ nhất trà xanh Bích Loa Xuân - Ảnh: Sưu tầm
Bí ẩn về truyền thuyết lịch sử Trà Trung HoaThiết Quan Âm có hình dạng trông như con chuồn chuồn, đầu cong, thân xoắn - Ảnh: Sưu tầm
Bí ẩn về truyền thuyết lịch sử Trà Trung HoaHoàng Sơn Mao Phong với đặc trưng lá trà có lông tơ trắng, chỉa lên trời như mũi kiếm - Ảnh: Sưu tầm
Bí ẩn về truyền thuyết lịch sử Trà Trung HoaQuân Sơn Ngâm Trâm thuộc dòng trà vàng hiếm găp - Ảnh: Sưu tầm
Bí ẩn về truyền thuyết lịch sử Trà Trung HoaKỳ Môn Hồng Trà cho nước màu đỏ cam với hậu vị ngọt thanh - Ảnh: Sưu tầm
Bí ẩn về truyền thuyết lịch sử Trà Trung HoaĐại Hồng Bào Vũ Di Sơn là loại trà đắt nhất thế giới - Ảnh: Sưu tầm
Bí ẩn về truyền thuyết lịch sử Trà Trung HoaTrà Xanh Lục An Qua Phiến trên đỉnh Đại Sơn - Ảnh: Sưu tầm
Bí ẩn về truyền thuyết lịch sử Trà Trung HoaBạch Hào Ngân Châm, Phúc Kiến - Ảnh: Sưu tầm
Bí ẩn về truyền thuyết lịch sử Trà Trung HoaPhổ Nhĩ bánh -Ảnh: Sưu tầm
0 0 4,276 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Hòa - Kính - Thanh - Tịnh trong văn hóa Trà Việt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
329 08:54, 14/06/2021
0 0 9,778 0.0
Qua bao thời gian, trà âm thầm có mặt trong đời sống người Việt ta, cầu kỳ có, giản dị thanh tao cũng có. Và cho dù được thưởng thức dưới hình thức nào - cầu kỳ hay giản dị thì việc uống trà vẫn là một thú vui trong cuộc sống của nhiều người.

Người làm nông uống trà, người buôn bán uống trà, người ...
Những trường hợp cần hạn chế uống trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
327 08:38, 14/06/2021
2 0 10,385 10.0
Mặc dù trà là loại thức uống phổ biến, có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ phòng và chữa bệnh. Song, không phải bất cứ ai cũng có thể dùng trà hàng ngày, thậm chí nếu uống sai cách còn có thể gây hại cho sức khỏe.

Người bị sốt: Chất caffein trong lá trà không những khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, mà còn ...
Làm sao phân biệt các loại trà?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
323 15:05, 13/06/2021
0 0 9,837 0.0
Trong các mối quan hệ giao tế, rất nhiều lần, chúng ta bắt đầu cuộc làm việc bằng việc mời nhau chén trà. Và sẽ không có gì tuyệt vời hơn với việc bạn mở đầu: “Đây có phải là trà … không?” Nếu đó chính xác là tên loại trà đang uống, chắn chắn là bạn đã ghi điểm trong mắt người mời trà! Vậy nhận ...
Tác dụng của trà sấy khô, trà tươi và trà túi lọc đối với sức khỏe
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
322 14:54, 13/06/2021
0 0 10,458 0.0
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định, trong các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên chỉ có trà là thức uống tự nhiên và tốt nhất. Con người biết đến cây chè không phải là đồ uống như ngày nay mà là một loại dược liệu quý. Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều loại trà trên thị trường. ...
Trẻ mãi không già nhờ vào tác dụng chống lão hóa từ trà xanh
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
306 12:53, 13/06/2021
0 0 10,801 0.0
Trẻ đẹp luôn là niềm khao khát của tất cả phụ nữ khi bắt đầu độ tuổi 30 trở đi. Do nhiều nguyên nhân mà có thể khiến cho da dễ bị lão hóa sớm. Công dụng của trà xanh đối với việc chống lão hóa là một trong những phương pháp làm đẹp tự nhiên, an toàn, có các công dụng khác tốt cho sức khỏe mà các chị ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!