/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Lịch sử của Kiến Diêu

2720 13:51, 24/06/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Lịch sử của Kiến Diêu
Kiến diêu (Jianzhan) là tên gọi của dòng gốm sứ cổ xuất hiện vào khoảng thời nhà Đường, và được chế tác ở lò gốm thuộc phủ Kiến Ninh, Kiến An, nay thuộc trấn Thủy Cát, Kiến Dương, Phúc Kiến, Trung Quốc. Điểm nổi bật của Kiến Diêu là chất men đen được nung ở nhiệt độ rất cao (khoảng 1300 độ C).

Do ban đầu chỉ được dùng để làm bát trà nên chất men này được đặt là Kiến Trản – ‘trản’ là cái chén nhỏ còn ‘kiến’ là lấy từ ‘Kiến’ phổ biến ở các địa danh nơi đây.

Thời kỳ đỉnh cao nhất của Kiến Diêu được biết đến là vào thời Nam Tống. Vua Tống Huy Tông (1082-1135) là một người rất thích thưởng trà và cũng rất thích đấu trà với cận thần. Ông trị vì vào thời gian chén Kiến Diêu được ưa chuộng, vốn yêu trà nên không có gì ngạc nhiên khi chính bản thân vua Huy Tông cũng là người sở hữu rất nhiều loại chén này, nhất là chén của lò Kiến Châu. Viết trong cuốn Đại Quan Trà Luận của mình, Huy Tông cho rằng chén trà làm từ chất men tối (Thiên Mục) được xem là cực phẩm, nhất là khi dùng chén Thố Hào (lông thỏ – trên nền đen như sừng của nước men, lộ ra từng đường gân sọc nhỏ chảy trong và ngoài, hình dáng như từng sợi lông thỏ mềm mại mà dầy li ti các sọc nên được đặt tên như vậy) thì mọi tinh tuý của trà đều được thể hiện ra hết.

Thái Tương (1012-1067) – một thư pháp gia rất nổi tiếng vào thời nhà Tống – viết trong cuốn Trà Lục rằng “Màu nước trà nhìn đẹp nhất là trong chén trà có chất men tối. Chén trà từ lò Kiến Châu được xem là hảo hạng với chất men tím sẫm được tô điểm bởi những vệt rất mỏng tựa như lông thỏ. Thân chén dày giúp nước trà giữ nhiệt được lâu. Chén của những lò khác không sánh bằng vì màu sắc nhợt nhạt còn thân chén thì quá mỏng. Người uống trà lâu năm chẳng bao giờ dùng những chiếc chén mỏng như vậy”.

Tô Đông Pha (1037-1101) – một vị quan nổi tiếng thời nhà Tống – viết trong bài Tống Nam Bình Khiêm Sư: ” Một đạo nhân đến ghé thăm ta từ núi Nam Bình và chỉ điểm cho ta cách thưởng trà. Ta rất ngạc nhiên khi ông ta dùng chén Thố Hào. Trà trong chén có hương vị tựa như loại nhất tửu (rượu ngon) nấu vào ngày xuân”. Nguyên cả một bài thơ Tô Đông Ba dành để miêu tả vẻ đẹp của loại chén Kiến Diêu này.

Những nhà sư Nhật Bản vào thế kỷ 13 khi tu học tại núi Thiên Mục tại Trung Quốc đã đem những chiếc trản Kiến Diêu này về và đặt tên là Tenmoku – Thiên Mục (theo tên ngọn núi của Thiên Mục củaTrung Quốc) Và từ đó, chén Kiến Diêu – Thiên Mục đã trở thành một trong những nét văn hóa đỉnh cao của trà đạo Nhật Bản cho đến ngày nay.

Còn ở tại Trung Quốc, vào cuối triều đại nhà Nguyên, khi văn hóa uống trà dần được thay bằng ấm, thì cũng là thời kỳ suy thoái của Kiến Diêu. Để rồi đến những năm 1990, khi những nhà văn hóa Trung Quốc mong muốn khôi phục lại văn hóa truyền thống vốn đã thất truyền, họ tìm đến Nhật Bản. Và hơn 30 năm nay, văn hóa uống trà bằng Kiến Trản quay lại với những người yêu trà, để rồi trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa trà đạo từ Nhật Bản tới Trung Hoa.

Kiến diêu không chỉ là một chén trà, nó còn là một loại hình nghệ thuật và là một phần quan trọng của lịch sử. Một nơi mà chúng ta có thể lạc vào hàng giờ chỉ bằng cách nhìn vào lớp men giống như một bầu trời đêm huyền bí đó.

3 hiệu ứng đặc biệt nhất của Kiến diêu được biết tới:

Hiệu ứng lông thỏ (thố hào) Trản Kiến diêu lông thỏ là trên nền đen như sừng của nước men, lộ ra từng đường gân sọc nhỏ chảy trong và ngoài, hình dáng như từng sợi lông thỏ mềm mại mà dầy li ti các sọc mà được đặt tên như vậy, trong lịch sử trà 1000 năm trước đã được xếp hạng địa vị cao nhất trên bàn trà, bởi ngoài việc giúp nước trà đượm, dầy hơn, còn là thẩm mỹ vô cùng hàm xúc, tinh tế.

Du trích – Giọt dầu là một đỉnh cao của Kiến diêu thiên mục. Sau khi đạt đỉnh cao tại thời Tống, những giai đoạn sau đó gần như không nung lại được, đương đại các nghệ nhân Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc… dùng lò điện để quay về nghiên cứu để nung đạt hiệu ứng này, tuy nhiên cảm giác bề mặt của lò điện là không thể thay thế được lò nung củi theo lối truyền thống.

Trản quả màu hồng là trong quá trình nung được tiếp xúc với nhiều không khí hơn nên độ oxy hóa cao hơn, hoặc tiếp xúc với lửa nhiều hơn, nên hình thành màu quả hồng. Chén Kiến diêu quả hồng được hình thành từ chất men và thai y hệt như chén lông thỏ, đồng thời mang một vẻ đẹp mịn màng thú vị riêng.

Uống Trà Thôi
Theo tita
Lịch sử của Kiến DiêuĐược đấu giá với mức 100.000 HKD – 150.000 HKD tại Christies vào tháng 4 năm 2018
Lịch sử của Kiến DiêuCuối năm 2016, bát trà Kiến diêu thiên mục giọt dầu này được đấu giá thành công với mức giá USD 11,701,000 tại Christies
Lịch sử của Kiến DiêuChiếc Trản kiến diêu thời Tống, Ngân- lam hào, đấu giá là khoảng 400.000 usd tại Christie’s tháng 12 năm 2015
0 0 1,560 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

HAI VẤN ĐỀ VỀ QUẶNG KHOÁNG CHẾ TÁC ẤM TỬ SA
1271 10:53, 12/10/2021
0 0 3,554 10.0
Trong giới gốm nghệ thuật nói chung và giới trà thuật nói riêng, không ai không biết đến Tử sa Nghi Hưng nổi tiếng trên thế giới nhưng những loại quặng khoáng ít nổi tiếng hơn thì không phải ai cũng biết. Những quặng này thông dụng hơn quặng Tử sa và được dùng cho việc chế tạo các loại đồ gốm dùng hàng ngày ...
Ấm Tokoname Yaki và khả năng thay đổi hương vị trà
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1180 12:07, 22/09/2021
0 0 2,885 10.0
Nếu nói về ấm trà ở Việt Nam thì không thể không nhắc đến ấm tử sa, loại ấm được đông đảo người yêu trà sưu tầm và sử dụng hằng ngày. Một trong những công năng của ấm tử sa là làm thay đổi hương vị trà, tất nhiên là theo chiều hướng tốt hơn. Nếu Trung Quốc có ấm tử sa, thì Nhật Bản có loại ...
Ấm Nhật - Bizen Houhin Rồng của Lò Konishi Touko ( 250ml)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1077 10:32, 10/09/2021
2 0 3,690 2.0
Thông tin về Nghệ nhân Konishi Tozo, người giám sát trực tiếp Lò Konishi Touko:

- Nghệ nhân Konishi Tozo sinh 1947 ở Ibe, thành phố Bizen, Tỉnh Okayama. Triển lãm đầu tiên năm 1971 tại Triển Lãm Thủ Công truyền thống Nhật Bản lần thứ 18. Các năm sau đó Ông được rất nhiều giải thưởng danh giá của vùng.

- Năm 2013, Konishi ...
TỬ SA - TRI KỶ CỦA TRÀ
1076 14:09, 09/09/2021
0 0 3,946 0.0
Có lẽ không một loại hình nghệ thuật chế tác nào gắn bó với trà và văn hóa của trà hơn những chiếc ấm tử sa từ vùng đất Nghi Hưng – ‘Thành phố của Gốm’. Những chiếc ấm trà sản xuất ở đây không những lưu giữ được những nét thanh nhã và mộc mạc của thiền trà mà còn làm bừng lên những cảm ngộ ...
TÌM HIỂU 3 HIỆU ẤM TRÀ: THẾ ĐỨC, LƯU BỘI, MẠNH THẦN
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1056 16:09, 05/09/2021
1 0 2,787 9.5
Có câu truyền miệng:
"Thứ nhất Thế Đức gan gà
Thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần"
Đầu tiên cần xác định, đây không phải là thành ngữ điển tích của người Trung Hoa, mà là câu thiệu bằng thơ lục bát cho dễ nhớ của các cụ ta (V.N) ngày xưa, vì vậy “vai vế” thứ nhất, thứ nhì, thứ ba trong câu chỉ là tượng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!