/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Lịch sử của Kiến Diêu

2720 13:51, 24/06/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Lịch sử của Kiến Diêu
Kiến diêu (Jianzhan) là tên gọi của dòng gốm sứ cổ xuất hiện vào khoảng thời nhà Đường, và được chế tác ở lò gốm thuộc phủ Kiến Ninh, Kiến An, nay thuộc trấn Thủy Cát, Kiến Dương, Phúc Kiến, Trung Quốc. Điểm nổi bật của Kiến Diêu là chất men đen được nung ở nhiệt độ rất cao (khoảng 1300 độ C).

Do ban đầu chỉ được dùng để làm bát trà nên chất men này được đặt là Kiến Trản – ‘trản’ là cái chén nhỏ còn ‘kiến’ là lấy từ ‘Kiến’ phổ biến ở các địa danh nơi đây.

Thời kỳ đỉnh cao nhất của Kiến Diêu được biết đến là vào thời Nam Tống. Vua Tống Huy Tông (1082-1135) là một người rất thích thưởng trà và cũng rất thích đấu trà với cận thần. Ông trị vì vào thời gian chén Kiến Diêu được ưa chuộng, vốn yêu trà nên không có gì ngạc nhiên khi chính bản thân vua Huy Tông cũng là người sở hữu rất nhiều loại chén này, nhất là chén của lò Kiến Châu. Viết trong cuốn Đại Quan Trà Luận của mình, Huy Tông cho rằng chén trà làm từ chất men tối (Thiên Mục) được xem là cực phẩm, nhất là khi dùng chén Thố Hào (lông thỏ – trên nền đen như sừng của nước men, lộ ra từng đường gân sọc nhỏ chảy trong và ngoài, hình dáng như từng sợi lông thỏ mềm mại mà dầy li ti các sọc nên được đặt tên như vậy) thì mọi tinh tuý của trà đều được thể hiện ra hết.

Thái Tương (1012-1067) – một thư pháp gia rất nổi tiếng vào thời nhà Tống – viết trong cuốn Trà Lục rằng “Màu nước trà nhìn đẹp nhất là trong chén trà có chất men tối. Chén trà từ lò Kiến Châu được xem là hảo hạng với chất men tím sẫm được tô điểm bởi những vệt rất mỏng tựa như lông thỏ. Thân chén dày giúp nước trà giữ nhiệt được lâu. Chén của những lò khác không sánh bằng vì màu sắc nhợt nhạt còn thân chén thì quá mỏng. Người uống trà lâu năm chẳng bao giờ dùng những chiếc chén mỏng như vậy”.

Tô Đông Pha (1037-1101) – một vị quan nổi tiếng thời nhà Tống – viết trong bài Tống Nam Bình Khiêm Sư: ” Một đạo nhân đến ghé thăm ta từ núi Nam Bình và chỉ điểm cho ta cách thưởng trà. Ta rất ngạc nhiên khi ông ta dùng chén Thố Hào. Trà trong chén có hương vị tựa như loại nhất tửu (rượu ngon) nấu vào ngày xuân”. Nguyên cả một bài thơ Tô Đông Ba dành để miêu tả vẻ đẹp của loại chén Kiến Diêu này.

Những nhà sư Nhật Bản vào thế kỷ 13 khi tu học tại núi Thiên Mục tại Trung Quốc đã đem những chiếc trản Kiến Diêu này về và đặt tên là Tenmoku – Thiên Mục (theo tên ngọn núi của Thiên Mục củaTrung Quốc) Và từ đó, chén Kiến Diêu – Thiên Mục đã trở thành một trong những nét văn hóa đỉnh cao của trà đạo Nhật Bản cho đến ngày nay.

Còn ở tại Trung Quốc, vào cuối triều đại nhà Nguyên, khi văn hóa uống trà dần được thay bằng ấm, thì cũng là thời kỳ suy thoái của Kiến Diêu. Để rồi đến những năm 1990, khi những nhà văn hóa Trung Quốc mong muốn khôi phục lại văn hóa truyền thống vốn đã thất truyền, họ tìm đến Nhật Bản. Và hơn 30 năm nay, văn hóa uống trà bằng Kiến Trản quay lại với những người yêu trà, để rồi trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa trà đạo từ Nhật Bản tới Trung Hoa.

Kiến diêu không chỉ là một chén trà, nó còn là một loại hình nghệ thuật và là một phần quan trọng của lịch sử. Một nơi mà chúng ta có thể lạc vào hàng giờ chỉ bằng cách nhìn vào lớp men giống như một bầu trời đêm huyền bí đó.

3 hiệu ứng đặc biệt nhất của Kiến diêu được biết tới:

Hiệu ứng lông thỏ (thố hào) Trản Kiến diêu lông thỏ là trên nền đen như sừng của nước men, lộ ra từng đường gân sọc nhỏ chảy trong và ngoài, hình dáng như từng sợi lông thỏ mềm mại mà dầy li ti các sọc mà được đặt tên như vậy, trong lịch sử trà 1000 năm trước đã được xếp hạng địa vị cao nhất trên bàn trà, bởi ngoài việc giúp nước trà đượm, dầy hơn, còn là thẩm mỹ vô cùng hàm xúc, tinh tế.

Du trích – Giọt dầu là một đỉnh cao của Kiến diêu thiên mục. Sau khi đạt đỉnh cao tại thời Tống, những giai đoạn sau đó gần như không nung lại được, đương đại các nghệ nhân Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc… dùng lò điện để quay về nghiên cứu để nung đạt hiệu ứng này, tuy nhiên cảm giác bề mặt của lò điện là không thể thay thế được lò nung củi theo lối truyền thống.

Trản quả màu hồng là trong quá trình nung được tiếp xúc với nhiều không khí hơn nên độ oxy hóa cao hơn, hoặc tiếp xúc với lửa nhiều hơn, nên hình thành màu quả hồng. Chén Kiến diêu quả hồng được hình thành từ chất men và thai y hệt như chén lông thỏ, đồng thời mang một vẻ đẹp mịn màng thú vị riêng.

Uống Trà Thôi
Theo tita
Lịch sử của Kiến DiêuĐược đấu giá với mức 100.000 HKD – 150.000 HKD tại Christies vào tháng 4 năm 2018
Lịch sử của Kiến DiêuCuối năm 2016, bát trà Kiến diêu thiên mục giọt dầu này được đấu giá thành công với mức giá USD 11,701,000 tại Christies
Lịch sử của Kiến DiêuChiếc Trản kiến diêu thời Tống, Ngân- lam hào, đấu giá là khoảng 400.000 usd tại Christie’s tháng 12 năm 2015
0 0 1,800 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Ấm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
382 14:30, 15/06/2021
0 0 5,594 0.0
Xung quanh chiếc ấm “Thụ Anh” của Cung Xuân (đời Minh)

Năm 1928, Ông Trữ Nam Cường, một danh sĩ Nghi Hưng mua được chiếc ấm Tử Sa dáng vẻ rất cổ xưa tại Thọ Châu. Màu sắc của chiếc ấm cũ kỹ, thân ấm bầu tròn không theo qui tắc, bế mặt lồi lõm trông như vỏ cây khô, đầy những nếp nhăn, dưới quai ấm khắc ...
Trào lưu chế tác ấm tử sa phỏng cổ những năm đầu thế kỉ XX
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
229 09:26, 07/06/2021
0 0 4,959 0.0
Những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến, thời đại mới manh nha và cũng là thời kỳ đặc biệt của ngành làm ấm trà Tử Sa. Vào những năm Dân quốc đầu tiên ở Trung Quốc, rộ lên phong trào sưu tập đồ sứ cổ, người từ bốn phương tranh nhau mua vét, thủ giữ làm của ...
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ẤM TỬ SA NGHI HƯNG
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
171 10:23, 04/06/2021
1 0 3,908 0.0
Theo truyền tụng, Phạm Lãi là người đầu tiên tìm ra chất đất sét vùng Thái Hồ. Sau khi phá xong quân Ngô, ông về ẩn cư nơi đây, lấy việc nặn đồ gốm làm trò tiêu khiển. Thế nhưng thời đó chưa làm ấm trà.
Cứ theo những di chỉ khai quật được thì ngay từ đời Tống (920-1279) người ta đã làm ấm trà ở đất ...
TÌM HIỂU VỀ ẤM NHẤT XƯỞNG
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
78 11:38, 27/05/2021
1 0 2,982 0.0
TÌM HIỂU VỀ ẤM NHẤT XƯỞNG

Nói đến ấm Xưởng Công Nghệ Tử Sa, có thể có chút la lẫm đối với những hồ hữu mới chơi, còn những vị sưu tập thâm niên thì có những tâm đắc không giống nhau, những vị kỹ tính và có chút khắt khe về kỹ thuật chế tác ấm thì ít có thể chấp nhận đuợc ấm nhất xưởng, ...
Ấm Tử Sa qua góc nhìn của các nhà khoa học
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
64 13:35, 26/05/2021
1 0 2,700 0.0
Ấm Tử Sa là loại ấm được làm từ đất ‘tử sa’ hay còn gọi là đất tím. Loại ấm này hiện nay được xem là niềm đam mê của rất nhiều nhà sưu tầm và chơi ấm tại Việt Nam. Về khía cạnh thưởng trà, ấm tử sa được xem là có khả năng khai mở hết tiềm năng của trà pha trong ấm. Thậm chí là tác động hương ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!