/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Trong kết giao hãy nhớ bài học cổ xưa: “Mượn gạo không mượn củi, mượn quần áo không mượn giầy”

2722 10:41, 26/06/2023
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

Trong kết giao hãy nhớ bài học cổ xưa: “Mượn gạo không mượn củi, mượn quần áo không mượn giầy”

Trong kết giao hãy nhớ bài học cổ xưa Mượn gạo không mượn củi, mượn quần áo không mượn giầy (ảnh: Pinterest)

Khi con người sống trong xã hội, tất nhiên ai cũng có lúc sẽ gặp khó khăn, cần nhờ vào sự giúp đỡ của người khác. Giúp đỡ lẫn nhau cũng là nền tảng của giao tiếp giữa người với người.

Nhưng, làm thế nào để từ “mượn” trở nên đúng hơn? Chúng ta cần suy nghĩ sâu sắc. Người xưa có câu: “Mượn gạo không mượn củi, mượn quần áo không mượn giày”. Giải nghĩa lời dạy của người xưa, chúng ta sẽ tìm ra một chân lý, không cho mượn hai điều đó không phải là mưu kế, mà là nhìn xa trông rộng.

 

Mượn gạo không mượn củi

“Mượn gạo không mượn củi”, tức là khi người khác gặp khó khăn, họ có thể cho nhau mượn gạo để ăn. Chỉ khi no đủ con người mới có sức làm việc, tạo ra thu nhập, từ đó mới đứng dậy được. Con người sống nhờ vào ăn, ăn là việc phải làm cả đời, nếu không làm thì có nghĩa là đã sống đến hơi thở cuối cùng, thời gian không còn nhiều.

Nhà văn Mạc Ngôn đã viết một câu chuyện. Thuở nhỏ, nhà nghèo, lại bôn ba, hương khói trong nhà. Không còn cách nào khác, mẹ ông đã sang nhà dì hàng xóm mượn gạo. Nhà dì không có nhiều gạo, nhưng dì vẫn cắn răng cho mượn bát gạo.

Sau vụ thu hoạch, mẹ ông trả lại một bát gạo, nhưng gạo trên bát được chất ngọn lên. Tức là khi trả gạo thì đã trả nhiều hơn so với khi mượn. Một chuyện rất nhỏ, khiến Mạc Ngôn nhớ sâu sắc, mẹ của ông cũng mượn cơ hội này dạy cho con một bài học. Lợi ích của việc mượn gạo là rõ ràng.

Tuy nhiên, “mượn củi” thì khác. Người đã từng ở quê mới biết, núi rừng đồng bằng nào cũng có củi, vùng đồi núi nếu không có củi thì cũng có cỏ dại, có thể dùng để đun nấu. Hơn nữa, một số người nghèo có thể dựa vào củi để kiếm sống.

Chu Mãi Thần của nhà Tây Hán đã chặt củi từ khi còn nhỏ, khi ông ấy ở độ tuổi 20 hoặc 30, ông vẫn chặt củi để kiếm sống. Ông vừa chặt củi vừa đọc sách, điều này đã khiến bọn trẻ chế giễu ông, vợ ông cũng vì thế mà xem thường ông.

 

Khi Chu Mãi Thần năm mươi tuổi, ông trở thành quan, cuộc sống của ông bắt đầu thịnh vượng. Sau tất cả những cố gắng ông đã thành công.

Giờ đây, nhiều người ở thành phố đã không còn cần chặt củi nữa mà dựa vào bếp gas, nồi cơm điện, bếp than… để nấu nướng. Bất cứ ai có khả năng tính toán đều sẽ lên kế hoạch dự trữ trước một phần tiền ga và tiền điện. Nếu là gia đình không có khả năng giữ lửa trong bếp thì sẽ có điềm “nồi hư bếp lạnh”, cho thấy gia vận sắp sa sút.

“Mượn củi” là cách chơi chữ. Sau khi thấy được ý nghĩa thực sự của việc “mượn củi”, chúng ta có thể hiểu rằng từ chối cho mượn thực chất là bắt đối phương phải chặt củi kiếm tiền. Khi bên kia muốn mượn “củi”, bạn có thể giới thiệu cho anh ta công việc như quét đường, bảo vệ,… việc nào cũng được. Nếu bên kia không chịu làm việc, điều đó có nghĩa là họ là một người lười biếng, và bạn nên tránh xa họ.

Đối với những người sẵn sàng đi làm thêm, bạn có thể đãi họ một bữa ăn, mua vé xe buýt,… điều này thể hiện lòng nhân từ của bạn, đồng thời cũng xem xét tương lai của họ trong cuộc sống. Làm việc là một điểm khởi đầu hoàn toàn mới trong cuộc sống.

Mượn quần áo không mượn giày

“Mượn quần áo không mượn giày” có thể hiểu là, khi người khác lạnh, bạn lấy quần áo của mình ra cho họ mượn, đó là một hành động ấm áp. Mặc dù quần áo có kích thước khác nhau nhưng vẫn là có thể mặc.

 

Còn giày, nếu cỡ quá nhỏ hoặc quá to, mọi người sẽ không thể mang chúng. Tất nhiên, đôi giày có ý nghĩa đặc biệt trong những dịp khác nhau và không thể tùy ý cho mượn. Thời xưa, phụ nữ có chân bó gót sen ba tấc và giày rất đặc biệt. Nếu giày của một người phụ nữ bị lấy đi, cô ấy sẽ rất bối rối.

 

Thời gian trôi qua, phụ nữ không còn bó chân nữa, không còn chân gót sen ba tấc và người ta có yêu cầu cao hơn đối với giày dép.

Có người nói: “Hôn nhân cũng như đôi giày, đi vừa hay không tự biết”. Ai đó cũng nói: “Một đôi giày tốt sẽ đưa bạn đến nơi tuyệt vời”. Có những thứ tương đối riêng tư trong đôi giày, giống như tình yêu, không thể chứa bên thứ ba. Nói cách khác, đôi giày được cho mượn giống như một hạt cát được cho vào trong đôi giày.

Một đôi giày thoải mái chính là trợ thủ đắc lực trong sự nghiệp, nếu bạn cho mượn chúng thì sự nghiệp của bạn sẽ không suôn sẻ, đồng thời cũng gây ra một số ảnh hưởng về mặt tâm lý.

 

Về lâu dài, bạn phải mua đôi giày của riêng mình và tự đi trên con đường của mình.

Thuở xưa, có một vị vua hàng ngày buồn phiền nên đi khắp nơi để tìm kiếm những người vui vẻ. Ông đến nhà của một số hoàng tử và đại thần, thấy ai cũng ăn ngon mặc lụa, nhưng họ không vui. Ông về một vùng quê, gặp một bác nông dân đang làm đồng, vừa làm đồng vừa hát. Đột nhiên, ông phát hiện ra rằng người nông dân không đi giày.

Hóa ra, những người hạnh phúc, chân trần cũng vẫn thấy hạnh phúc. Đúng vậy, trong lúc khó khăn nhất, đi chân trần vài bước cũng không sao, chỉ cần đừng giả bộ ngủ, đừng đứng yên một chỗ.

Trong “Lã Thị Xuân Thu” có viết: “Mắt thấy được là nhờ ở ánh sáng, tâm biết được là nhờ ở lí”. Mắt thấy gì thì phải soi gương mới có thể toàn diện hơn, dù sao thị giác nhân loại đều có điểm mù, nhìn không thấy bóng lưng của chính mình.

Con người khi giao tiếp với nhau cũng phải dựa vào các đối tượng bên ngoài như là một tài liệu tham khảo, đối chiếu để thấy rõ bản chất. Nếu là người khác mượn cái gì, liền cho mượn, hiển nhiên là họ sẽ có thể sẽ không động não mà làm việc.

 

Nếu bạn giúp đỡ một kẻ lười biếng, có khi họ sẽ không cảm kích mà còn đòi hỏi nhiều hơn. Nếu một ngày nào đó bạn không sẵn lòng giúp đỡ, đối phương sẽ cho rằng bạn “quá keo kiệt”. Đáng ghét nhất chính là, đối phương vay tiền không trả, còn giả làm đại gia.

Với những người không muốn đi, bạn có kéo mạnh đến đâu cũng là vô ích; ngược lại, đối phương sẽ liên lụy đến bạn. Nếu bạn bước đi thay cho người khác, bạn sẽ đánh mất chính mình. Mượn đông, mượn tây đều phải có tâm nhãn, nhìn bản chất qua hiện tượng, kẻo bị lợi dụng.

 

Bảo Châu biên dịch

Team Uống Trà Thôi sưu tầm

0 0 4,675 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

KHÔNG CẦU MÀ ĐƯỢC
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2933 07:30, 21/10/2023
2 0 3,419 0.0
Ở trong một ngôi chùa cổ trên núi có một vị lão hòa thượng và tiểu hòa thượng sinh sống. Hôm ấy, trong chùa không còn một chút dầu đèn nào, vì vậy vị lão hòa thượng liền gọi tiểu hòa thượng lên và nói: “Con hãy cầm bát xuống dưới núi mua một chút dầu.” Tiểu hòa thượng nghe xong liền vội vàng chạy ...
GIAI THOẠI KHỔNG TỬ VÀ HẠNG THÁC
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2932 19:30, 20/10/2023
1 0 3,641 0.0
Một lần, Khổng Tử ngồi trên chiếc xe nhỏ có ngựa kéo chu du khắp các nước. Đến một vùng nọ thấy có chú bé lấy đất đắp một tòa thành, rồi ngồi vào trong đó, Khổng Tử liền hỏi:“Này cháu, cháu trông thấy xe ta đi tới cớ sao không chịu tránh?”Chú bé trả lời:“Cháu nghe người ta đồn rằng, Khổng Phu ...
QUYỀN KHÔNG THỂ DÙNG HẾT, PHÚC KHÔNG THỂ HƯỞNG TẬN
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2930 07:30, 20/10/2023
1 0 3,481 0.0
Nguyên tắc sống của cổ nhân: Quyền không thể dùng hết, phúc không nên hưởng tận (权不可使尽, 福不可享尽)Người xưa thường nói: “Phúc bất tận hưởng”, tức là phúc thì không nên hưởng hết, phải luôn bồi đắp, bởi vì khi phúc đã hưởng hết thì họa tất sẽ đến.Những người hiểu biết thời xưa đều ...
NÚI KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI CAO, SÔNG KHÔNG NHẤT ĐỊNH PHẢI SÂU
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2931 07:30, 20/10/2023
1 0 3,563 0.0
Trong suốt cuộc đời của một người, đối với chính nhân quân tử mà nói điều tối trọng yếu chính là không ngừng nâng cao đức hạnh của bản thân. Về phần hưởng thụ vật chất, họ chỉ duy trì ở mức cơ bản nhất như ăn, mặc, ở, đi lại. Bởi vì vậy nên họ luôn thấy đủ và sống khoái hoạt, đức hạnh ...
ĐỔI TRANH LUẬN LẤY CHỖ NGỦ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2935 19:30, 18/10/2023
4 0 3,340 0.0
Bất kỳ vị sư hành hương nào có thể thắng một tranh luận về Phật pháp với các sư sống trong một ngôi chùa đều có quyền ngủ lại trong chùa. Nếu thua, vị sư sẽ phải đi tiếp.Trong một ngôi chùa ở vùng bắc nước Nhật có hai vị sư anh em đang sống với nhau. Người anh học rộng, nhưng người em thì dốt và ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!