/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Trong kết giao hãy nhớ bài học cổ xưa: “Mượn gạo không mượn củi, mượn quần áo không mượn giầy”

2722 10:41, 26/06/2023
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

Trong kết giao hãy nhớ bài học cổ xưa: “Mượn gạo không mượn củi, mượn quần áo không mượn giầy”

Trong kết giao hãy nhớ bài học cổ xưa Mượn gạo không mượn củi, mượn quần áo không mượn giầy (ảnh: Pinterest)

Khi con người sống trong xã hội, tất nhiên ai cũng có lúc sẽ gặp khó khăn, cần nhờ vào sự giúp đỡ của người khác. Giúp đỡ lẫn nhau cũng là nền tảng của giao tiếp giữa người với người.

Nhưng, làm thế nào để từ “mượn” trở nên đúng hơn? Chúng ta cần suy nghĩ sâu sắc. Người xưa có câu: “Mượn gạo không mượn củi, mượn quần áo không mượn giày”. Giải nghĩa lời dạy của người xưa, chúng ta sẽ tìm ra một chân lý, không cho mượn hai điều đó không phải là mưu kế, mà là nhìn xa trông rộng.

 

Mượn gạo không mượn củi

“Mượn gạo không mượn củi”, tức là khi người khác gặp khó khăn, họ có thể cho nhau mượn gạo để ăn. Chỉ khi no đủ con người mới có sức làm việc, tạo ra thu nhập, từ đó mới đứng dậy được. Con người sống nhờ vào ăn, ăn là việc phải làm cả đời, nếu không làm thì có nghĩa là đã sống đến hơi thở cuối cùng, thời gian không còn nhiều.

Nhà văn Mạc Ngôn đã viết một câu chuyện. Thuở nhỏ, nhà nghèo, lại bôn ba, hương khói trong nhà. Không còn cách nào khác, mẹ ông đã sang nhà dì hàng xóm mượn gạo. Nhà dì không có nhiều gạo, nhưng dì vẫn cắn răng cho mượn bát gạo.

Sau vụ thu hoạch, mẹ ông trả lại một bát gạo, nhưng gạo trên bát được chất ngọn lên. Tức là khi trả gạo thì đã trả nhiều hơn so với khi mượn. Một chuyện rất nhỏ, khiến Mạc Ngôn nhớ sâu sắc, mẹ của ông cũng mượn cơ hội này dạy cho con một bài học. Lợi ích của việc mượn gạo là rõ ràng.

Tuy nhiên, “mượn củi” thì khác. Người đã từng ở quê mới biết, núi rừng đồng bằng nào cũng có củi, vùng đồi núi nếu không có củi thì cũng có cỏ dại, có thể dùng để đun nấu. Hơn nữa, một số người nghèo có thể dựa vào củi để kiếm sống.

Chu Mãi Thần của nhà Tây Hán đã chặt củi từ khi còn nhỏ, khi ông ấy ở độ tuổi 20 hoặc 30, ông vẫn chặt củi để kiếm sống. Ông vừa chặt củi vừa đọc sách, điều này đã khiến bọn trẻ chế giễu ông, vợ ông cũng vì thế mà xem thường ông.

 

Khi Chu Mãi Thần năm mươi tuổi, ông trở thành quan, cuộc sống của ông bắt đầu thịnh vượng. Sau tất cả những cố gắng ông đã thành công.

Giờ đây, nhiều người ở thành phố đã không còn cần chặt củi nữa mà dựa vào bếp gas, nồi cơm điện, bếp than… để nấu nướng. Bất cứ ai có khả năng tính toán đều sẽ lên kế hoạch dự trữ trước một phần tiền ga và tiền điện. Nếu là gia đình không có khả năng giữ lửa trong bếp thì sẽ có điềm “nồi hư bếp lạnh”, cho thấy gia vận sắp sa sút.

“Mượn củi” là cách chơi chữ. Sau khi thấy được ý nghĩa thực sự của việc “mượn củi”, chúng ta có thể hiểu rằng từ chối cho mượn thực chất là bắt đối phương phải chặt củi kiếm tiền. Khi bên kia muốn mượn “củi”, bạn có thể giới thiệu cho anh ta công việc như quét đường, bảo vệ,… việc nào cũng được. Nếu bên kia không chịu làm việc, điều đó có nghĩa là họ là một người lười biếng, và bạn nên tránh xa họ.

Đối với những người sẵn sàng đi làm thêm, bạn có thể đãi họ một bữa ăn, mua vé xe buýt,… điều này thể hiện lòng nhân từ của bạn, đồng thời cũng xem xét tương lai của họ trong cuộc sống. Làm việc là một điểm khởi đầu hoàn toàn mới trong cuộc sống.

Mượn quần áo không mượn giày

“Mượn quần áo không mượn giày” có thể hiểu là, khi người khác lạnh, bạn lấy quần áo của mình ra cho họ mượn, đó là một hành động ấm áp. Mặc dù quần áo có kích thước khác nhau nhưng vẫn là có thể mặc.

 

Còn giày, nếu cỡ quá nhỏ hoặc quá to, mọi người sẽ không thể mang chúng. Tất nhiên, đôi giày có ý nghĩa đặc biệt trong những dịp khác nhau và không thể tùy ý cho mượn. Thời xưa, phụ nữ có chân bó gót sen ba tấc và giày rất đặc biệt. Nếu giày của một người phụ nữ bị lấy đi, cô ấy sẽ rất bối rối.

 

Thời gian trôi qua, phụ nữ không còn bó chân nữa, không còn chân gót sen ba tấc và người ta có yêu cầu cao hơn đối với giày dép.

Có người nói: “Hôn nhân cũng như đôi giày, đi vừa hay không tự biết”. Ai đó cũng nói: “Một đôi giày tốt sẽ đưa bạn đến nơi tuyệt vời”. Có những thứ tương đối riêng tư trong đôi giày, giống như tình yêu, không thể chứa bên thứ ba. Nói cách khác, đôi giày được cho mượn giống như một hạt cát được cho vào trong đôi giày.

Một đôi giày thoải mái chính là trợ thủ đắc lực trong sự nghiệp, nếu bạn cho mượn chúng thì sự nghiệp của bạn sẽ không suôn sẻ, đồng thời cũng gây ra một số ảnh hưởng về mặt tâm lý.

 

Về lâu dài, bạn phải mua đôi giày của riêng mình và tự đi trên con đường của mình.

Thuở xưa, có một vị vua hàng ngày buồn phiền nên đi khắp nơi để tìm kiếm những người vui vẻ. Ông đến nhà của một số hoàng tử và đại thần, thấy ai cũng ăn ngon mặc lụa, nhưng họ không vui. Ông về một vùng quê, gặp một bác nông dân đang làm đồng, vừa làm đồng vừa hát. Đột nhiên, ông phát hiện ra rằng người nông dân không đi giày.

Hóa ra, những người hạnh phúc, chân trần cũng vẫn thấy hạnh phúc. Đúng vậy, trong lúc khó khăn nhất, đi chân trần vài bước cũng không sao, chỉ cần đừng giả bộ ngủ, đừng đứng yên một chỗ.

Trong “Lã Thị Xuân Thu” có viết: “Mắt thấy được là nhờ ở ánh sáng, tâm biết được là nhờ ở lí”. Mắt thấy gì thì phải soi gương mới có thể toàn diện hơn, dù sao thị giác nhân loại đều có điểm mù, nhìn không thấy bóng lưng của chính mình.

Con người khi giao tiếp với nhau cũng phải dựa vào các đối tượng bên ngoài như là một tài liệu tham khảo, đối chiếu để thấy rõ bản chất. Nếu là người khác mượn cái gì, liền cho mượn, hiển nhiên là họ sẽ có thể sẽ không động não mà làm việc.

 

Nếu bạn giúp đỡ một kẻ lười biếng, có khi họ sẽ không cảm kích mà còn đòi hỏi nhiều hơn. Nếu một ngày nào đó bạn không sẵn lòng giúp đỡ, đối phương sẽ cho rằng bạn “quá keo kiệt”. Đáng ghét nhất chính là, đối phương vay tiền không trả, còn giả làm đại gia.

Với những người không muốn đi, bạn có kéo mạnh đến đâu cũng là vô ích; ngược lại, đối phương sẽ liên lụy đến bạn. Nếu bạn bước đi thay cho người khác, bạn sẽ đánh mất chính mình. Mượn đông, mượn tây đều phải có tâm nhãn, nhìn bản chất qua hiện tượng, kẻo bị lợi dụng.

 

Bảo Châu biên dịch

Team Uống Trà Thôi sưu tầm

0 0 8,215 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

MỘT CHỮ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3137 08:00, 18/01/2024
3 0 6,505 0.0
MỘT CHỮ "LƯỢNG": QUYẾT ĐỊNH PHẨM CHẤT VÀ TU DƯỠNG CỦA ĐỜI NGƯỜI!1. Âm lượngLương Thực Thu nói: “Khi một người nói to, đó là bản năng; khi một người nói nhỏ, đó là văn minh”.Kiểm soát âm lượng của bản thân là tôn trọng người khác và là sự tự tu dưỡng của mỗi người.Nói nhẹ nhàng là phong cách ...
8 ĐẠI QUÝ TƯỚNG CỦA NGƯỜI CÓ CẢNH GIỚI CAO
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3136 13:40, 17/01/2024
0 0 6,562 0.0
Người xưa nói: "Nam rung đùi nghèo, nữ rung đùi hèn". Nghĩa là ngồi mà không ngay ngắn nghiêm túc, lắc người rung đùi thì đó là tướng nghèo hèn…Con người sống trên đời thì mỗi người có một cách sống riêng. Những người cao quý thường thông qua đọc sách và tu thân để có thể nâng cao cảnh giới nhân sinh, tránh ...
TÌNH NGƯỜI VÔ GIÁ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3130 06:11, 14/01/2024
2 0 6,721 0.0
TÌNH NGƯỜI VÔ GIÁCâu chuyện ngắn dưới đây được viết lại dựa theo một sự kiện có thật. Tác phẩm khi được giới thiệu ra công chúng lần đầu tiên đã làm xúc động hàng triệu trái tim độc giả.Cô y tá bước vào phòng bệnh với gương mặt lo âu, hồi hộp, xen lẫn chút mệt mỏi, theo sau là anh lính Hải quân ...
NHỮNG VIỆC HAO TỔN ÂM ĐỨC NGHIÊM TRỌNG MÀ CON NGƯỜI NGÀY NAY HAY MẮC PHẢI
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3122 13:29, 08/01/2024
0 0 6,032 0.0
 Âm đức và phúc báo không giống nhau, phúc báo không chỉ biểu hiện ra là có tiền mà có tiền lại không nhất định là có phúc.Âm đức là gì?Thời xưa cho rằng có phúc là phúc thọ an khang, con cháu đầy đàn, trường thọ, khỏe mạnh, bình an, tới tuổi già thì ra đi một cách thanh thản, không bị chết bất đắc ...
Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Hãy đi tìm lẽ sống của đời mình
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3112 11:02, 03/01/2024
1 0 6,020 0.0
Tháng 9 năm 1942 ở Vienna, nhà tâm lí học nổi tiếng người Do Thái Viktor Frankl đã bị bắt và giải đến trại tập trung của Đức quốc xã với vợ và cha mẹ mình. Ba năm sau, khi chiến tranh kết thúc, hầu hết các thành viên trong gia đình, trong đó có người vợ đang mang thai của ông, đã qua đời trong trại, nhưng ông - ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!