/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

'Du xuân' - tranh sơn thủy cổ xưa nhất Trung Quốc

2733 09:24, 03/07/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

'Du xuân' - tranh sơn thủy cổ xưa nhất Trung Quốc
"Du xuân", tuổi đời 1.400 năm, là bức sơn thủy lâu đời nhất của Trung Quốc còn tồn tại.

Theo CCTV, tác phẩm thể loại tranh cuộn, được vẽ trên lụa, dài 80,5 cm, cao 43 cm. Họa sĩ Triển Tử Kiền vẽ cảnh thiên nhiên, điểm xuyết con người nhỏ bé trong không gian hùng vĩ. Tranh hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh. Phần lớn học giả công nhận tác phẩm nguồn gốc thời nhà Tùy là bức sơn thủy lâu đời nhất còn tồn tại, mang ý nghĩa quan trọng với lịch sử hội họa Trung Quốc.

Tuổi đời hơn 1.400 năm, tác phẩm hầu như nguyên vẹn, giữ được màu sắc và nét vẽ cơ bản. Trong khung cảnh ngày xuân, con người cưỡi ngựa, ngồi thuyền, leo núi ngắm hoa. Tranh khắc họa không gian rộng lớn, cây cối um tùm, con người nhỏ bé giữa núi non.

Trên Shaoxing Online, họa sĩ Ngô Quốc Tường - thành viên Hiệp hội Mỹ thuật Trung Quốc - cho biết Du xuân là tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật sơn thủy thời kỳ đầu, đánh dấu son cho sự phát triển của dòng tranh này. Nhà văn đương đại Thẩm Tòng Văn nhận định: "Bức tranh này mang ý nghĩa lớn lao với nghệ thuật tranh sơn thủy. Không có tác phẩm, lịch sử thiếu đi một cột mốc quan trọng".

Ban đầu, tranh vốn không có tên. Hoàng đế Tống Huy Tông (1082-1135) từng lưu giữ tác phẩm trong cung, đề lên dòng chữ "Triển Tử Kiền Du xuân đồ". Tới thời Minh, Thanh, bức họa được gọi là Du xuân.

Triển Tử Kiền (năm sinh, năm mất khoảng 550-604), ngoài thông thạo tranh sơn thủy, ông giỏi vẽ đình đài, người và ngựa. Lối vẽ nhân vật của Triển Tử Kiền tập trung vào chi tiết, tạo sự sinh động. Nghệ sĩ có vị trí cao trong lịch sử hội họa Trung Quốc. Sư Ngạn Tông, đệ tử của Đường Tam Tạng, từng viết về tranh sơn thủy của họa sĩ: "Nhìn cảnh vật thấy tình cảm dạt dào, vô cùng tuyệt diệu, tả cảnh gần mà như nhìn thấy tận chân trời".

Trong hơn một thiên niên kỷ, bức tranh nằm trong hoàng cung các triều đại, cũng từng lưu lạc nhân gian. Thập niên 1940, tác phẩm bị đưa khỏi Tử Cấm Thành, nhà buôn đồ cổ Mã Tế Xuyên mua được cổ vật, định bán cho người nước ngoài với giá 800 lượng vàng.

Nhà sưu tầm Trương Bá Câu biết Mã Tế Xuyên mua bức tranh với giá thấp hơn rất nhiều, cho rằng con số 800 lượng vàng không thể chấp nhận được. Một mặt, ông tìm cách lan truyền thông tin, nhấn mạnh Du xuân là quốc bảo, không thể để tác phẩm xuất cảnh, nhằm tạo áo lực cho Mã Tế Xuyên. Mặt khác, Trương Bá Câu huy động vàng để mua lại.

Trước áp lực dư luận, Mã Tế Xuyên buộc phải nhượng bộ Trương Bá Câu, đồng ý bán tranh với giá 200 lượng vàng. Vợ chồng Trương Bá Câu bán trang sức cùng tứ hợp viện rộng 10.000 m2 gần Tử Cấm Thành, dồn vàng để mua Du xuân. Dù mất phần lớn tài sản cho cổ vật, Trương Bá Câu hạnh phúc, đắm chìm trong niềm vui. Năm 1952, ông quyên tặng bảo vật cho Bảo tàng Cố cung.

Tác phẩm hiếm khi được triển lãm. Năm 2017, Bảo tàng trưng bày Du xuân cùng một số tác phẩm cổ đại khác, trở thành sự kiện xã hội nổi bật Trung Quốc bấy giờ. Theo Sina, cuộc triển lãm gây hiện tượng khi người người đổ đến bảo tàng chiêm ngưỡng cổ vật. Khán giả phải xếp hàng ba, bốn tiếng mới được thấy các bức tranh.

Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
'Du xuân' - tranh sơn thủy cổ xưa nhất Trung QuốcTác phẩm khắc họa cảnh ngắm hoa trong ngày xuân. Ảnh: DPM
'Du xuân' - tranh sơn thủy cổ xưa nhất Trung QuốcNgười, ngựa trong không gian hùng vỹ. Ảnh: DPM
0 0 4,220 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Những bí ẩn xoay quanh bức tranh đắt nhất thế giới
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2286 08:37, 19/11/2022
0 0 5,860 0.0
Kiệt tác "Salvator Mundi" - từng được đấu giá hơn 450 triệu USD, đắt nhất thế giới - hiện không rõ tung tích.

Sáng 14/10, trên The Times, giáo sư Martin Kemp cho biết được mời đến Arab Saudi để kiểm tra kiệt tác Salvator Mundi của Leonardo da Vinci, cùng sự tham gia của cơ quan an ninh. "Có những lý do khiến tôi ngần ngại ...
Tuyệt tác tranh Phật giáo 600 năm tuổi
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2280 08:40, 15/11/2022
1 0 4,904 0.0
Tranh Phật giáo - ở bảo tàng tư nhân của tỷ phú Trung Quốc Lưu Ích Khiêm - được thêu chỉ vàng, tơ ngũ sắc, tuổi đời hơn 600 năm.

Theo Sina, tác phẩm hiện được lưu giữ ở bảo tàng tư nhân Long Museum của tỷ phú Trung Quốc. Tranh được ông mua tại phiên đấu giá do Christies Hong Kong tổ chức năm 2014, với giá xấp ...
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2265 08:45, 05/11/2022
0 0 5,879 0.0
"GIẢI MÃ" LỢN TRONG TRANH DÂN GIAN
Hai dòng tranh dân gian nổi tiếng là Đông Hồ (Bắc Ninh) và Kim Hoàng (Hà Nội) đều chọn hình tượng con lợn để thể hiện sự no đủ, sung túc. Đặc biệt những tranh này thường được treo dịp Tết để cầu mong một năm êm ấm.
Điều đáng nói là một dòng tranh dân gian nổi tiếng là ...
Hội họa thời kỳ Phục Hưng ‘Ngụ ngôn về đức hạnh và suy đồi’: Lựa chọn làm quỷ hay làm Thần?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2264 08:44, 04/11/2022
0 0 5,967 0.0
Lựa chọn giữa đức hạnh và lương tri (Virtue), hay sự cám dỗ và suy đồi (Vice) là chủ đề nổi bật trong rất nhiều tác phẩm hội họa thời kỳ Phục Hưng, trong đó có bức họa “Allegory of Virtue and Vice” (“Ngụ ngôn về đức hạnh và suy đồi”) của họa sĩ người Ý Lorenzo Lotto.

Câu chuyện về người anh hùng Hercules

Trong ...
‘Thanh Minh thượng hà đồ’: Điều gì ẩn sau một kiệt tác hội họa?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2256 08:38, 31/10/2022
0 0 6,942 0.0
“Thanh minh thượng hà đồ” là một tác phẩm tranh khổ rộng được vẽ bởi họa sĩ Trương Trạch Đoan của thời Bắc Tống, thông qua cách miêu tả truyền thần về hơn 810 nhân vật với nhiều màu sắc khác nhau, đã ghi lại được hình ảnh về cuộc sống thành thị của Trung Quốc vào thế kỷ 12 một cách sống động, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!