/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tranh của danh họa Rambrandt xuất hiện sau 200 năm 'ẩn mình'

2754 09:26, 12/07/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Tranh của danh họa Rambrandt xuất hiện sau 200 năm 'ẩn mình'
Trong 200 năm, các học giả nghệ thuật đã hoàn toàn không biết đến 2 bức chân dung của bậc thầy Hà Lan Rembrandt. Mới đây, cặp tranh này đã được nhà đấu giá Christie's bán với giá 11,2 triệu bảng, vượt xa con số ước tính vốn chỉ từ 5 - 8 triệu bảng.

Đây là 2 bức chân dung nhỏ vẽ một cặp vợ chồng già, được Rembrandt ký tên và đề năm 1635, rất khác biệt so với phong cách thường có của danh họa. Khá thú vị, năm 1824, cặp chân dung này được bán bởi chính nhà đấu giá Christie's, trước khi mất dấu trong lịch sử.

Phó Chủ tịch Christie's về mảng Kiệt tác hội họa xưa Henry Pettifer đã phát hiện ra 2 bức tranh nằm lặng lẽ trong bộ sưu tập của một gia đình người Anh. Gia đình này không hề biết những bức tranh là do Rembrandt vẽ. Ông Pettifer cho biết: "Đây là một trong những khám phá thú vị nhất trong những năm gần đây ở mảng Kiệt tác hội họa xưa của chúng tôi". Ông gọi đây cặp tranh là "đặc biệt hiếm có".

Cao 20cm và được đóng khung vàng trang trí công phu, các tác phẩm được cho là cặp chân dung cuối cùng được biết tới của Rembrandt được đánh giá là "rất thân mật, rất tự phát" - như ông Pettifer nhận định -và rất khác thường so với tranh Rembrandt. Chúng cho thấy mối quan hệ mật thiết của những mẫu vẽ với danh họa và mang tới cái nhìn mới về bậc thầy Hà Lan. Từ trước tới nay, Rembrandt vốn nổi tiếng với những tác phẩm lớn hơn nhiều, do các gia đình giàu có ủy thác.

Hai người mẫu trong tranh là thợ sửa ống nước giàu có Jan Willemsz van der Pluym (1565 - 1644) và vợ ông, Jaapgen Carels (1565 - 1640). Họ sống ở nơi Rembrandt sinh ra (Leiden) và có quan hệ thân thiết với ông cùng gia đình. Năm 1635, năm mà các bức chân dung hoàn thành, Rembrandt đã sống ở Amsterdam được 4 năm, còn cặp đôi vừa mua khu vườn gần nhà mẹ Rembrandt. Con trai họ, Dominicus, họ kết hôn với con gái của cậu Rembrandt, Willem van Suytbroeck. Con trai của cặp vợ chồng này, nghệ sĩ Karrel van der Pluym, được đích thân Rembrandt dạy dỗ nhiều năm sau.

Các bức tranh có dòng xuất xứ đáng kinh ngạc, hầu như không bị gián đoạn, có thể truy ngược rõ ràng. Chúng vẫn ở lại trong gia đình 2 người mẫu tranh tới năm 1760, khi được bán đấu giá lần đầu tiên ở Amsterdam sau cái chết của người chắt của họ là Marten ten Hove (1683 - 1759). Sau đó, cặp tranh du hành sang Warsaw (Ba Lan), nằm trong bộ sưu tập cá nhân của Bá tước Vincent Potocki; trước khi có thời gian ngắn nằm ở bộ sưu tập của Baron d'Ivry tại Paris vào năm 1820 và sau đó thuộc về James Murray, Nam tước Glenlyon I, người phụng sự trong triều đình của vua George III và Nhiếp chính vương.

Tháng 6/1824, Murray rao bán các tác phẩm thông qua Christie's. Khi đó, cặp tranh được đánh giá là "Rembrandt - rất giàu tinh thần và màu sắc tinh xảo". Kể từ đó, chúng nằm lại ở bộ sưu tập cá nhân của một gia đình người Anh và không được các chuyên gia biết tới.

Cặp tranh được tái phát hiện vài năm trước, như một phần trong cuộc "định giá thường kỳ để xem xét các món đồ của gia đình". Trong cuộc trò chuyện với báo giới tại Amsterdam tháng trước, ông Pettifer tiết lộ ông đã "đứng hình" khi lần đầu nhìn thấy các bức tranh: "Tôi thật sự choáng váng khi phát hiện ra rằng các bức tranh này chưa bao giờ thật sự được nghiên cứu và chưa bao giờ được đề cập tới trong bất cứ tài liệu nào về Rembrandt trong suốt 200 năm qua. Vì vậy, chúng hoàn toàn không được biết tới".

2 bức chân dung đã được mang đi trưng bày tại New York và Amsterdam vào tháng 6 vừa qua trước khi trở lại London, nơi mọi người có thể chiêm ngưỡng chúng ở triển lãm trước phiên đấu giá Tuần lễ Kinh điển. Phiên đấu giá phần 1, diễn ra vào tuần trước, đã thu về tổng cộng 53,9 triệu bảng. Tác phẩm đắt giá nhất phiên thuộc về bức tranh chưa được biết tới trước đây của họa sĩ Flemish Michael Sweerts, bán được với giá 12,6 triệu bảng. Theo nhà đấu giá, có rất nhiều bên quan tâm tới cặp tranh của Rembrandt. Nhà đấu giá từ chối tiết lộ ai đã mua các kiệt tác, thậm chí không nói đó là bảo tàng hay cá nhân, bởi "việc thông báo là tùy thuộc ở người mua. Người này đã trả giá qua điện thoại".

Christie's hiện vẫn đang giữ kỷ lục thế giới về giá tranh Rembrandt, được lập vào năm 2009 khi bức Chân dung người đàn ông tay chống nạnh được bán với giá hơn 23 triệu bảng.

Uống Trà Thôi
Theo baotintuc
0 0 3,045 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Cuộc đời yểu mệnh lắm tai tiếng của họa sĩ vẽ tranh khoả thân triệu đô
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3483 09:43, 25/09/2024
0 0 890 0.0
Chỉ sau khi Modigliani qua đời ở tuổi 35, những bức tranh khoả thân từng bị miệt thị của ông mới được ca tụng, chốt giá trăm triệu đô.

Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Amedeo Modigliani đã sáng tác hơn 300 tác phẩm nghệ thuật bất chấp thể trạng yếu ớt, tính khí thất thường và cuộc sống nghèo mạt.

Modigliani ...
Hằng Nga trong tranh Đường Bá Hổ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3476 13:41, 19/09/2024
0 0 903 0.0
Bức "Hằng Nga cầm cành quế" khoảng 500 tuổi, là tác phẩm nổi bật về chủ đề Trung thu của hội họa Trung Quốc.

Họa sĩ thời Minh Đường Bá Hổ để lại bức tranh tiên nữ Hằng Nga dịu dàng, mơ về chàng trai tài hoa. Theo trang Youth, giới nghiên cứu chưa xác định được tranh ra đời trong giai đoạn nào của danh họa, ...
Bức tranh bị bỏ quên ở gác xép có giá hơn 1 triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3470 10:15, 12/09/2024
0 0 1,023 0.0
Sau khi được xác nhận là kiệt tác bị thất lạc của một hoạ sĩ nổi tiếng, bức tranh cũ tìm thấy trên gác xép của một ngôi nhà ở Maine có giá cao bất ngờ.

Theo Hyperallergic, bức tranh của danh hoạ người Hà Lan, Rembrandt được bán với mức kỷ lục 1,175 triệu USD (1,41 triệu USD nếu tính cả hoa hồng) trong một cuộc ...
Kiệt tác hội họa đắt giá nhất thế giới đang ở đâu?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3464 23:39, 07/09/2024
2 0 1,710 0.0
Sau phiên đấu giá lịch sử đưa bức tranh "Salvator Mundi" trở thành kiệt tác đắt nhất thế giới năm 2017, tác phẩm đã "biến mất" một cách bí ẩn và hiện không ai biết tung tích nó ở đâu.

Theo The Art Newspaper, câu chuyện về "Salvator Mundi" và tung tích của kiệt tác này là một trong những bí ẩn lớn nhất của thế ...
BÁT ĐẠI SƠN NHÂN 八大山人 (1626 – 1705)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3417 13:33, 09/08/2024
0 0 1,426 0.0
Trong lịch sử hội họa Trung Quốc, có hai danh họa thực sự bị điên theo đúng nghĩa đen. Một là Từ Vị đời Minh, hai là Bát Đại Sơn Nhân đời Thanh. Cuộc đời hai "cuồng họa gia" này thấm đẫm những bi kịch của thời đại, có lẽ điều đó đã tác động đến tâm lý và hành vi khiến họ có những biểu hiện cuồng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!