/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tranh của danh họa Rambrandt xuất hiện sau 200 năm 'ẩn mình'

2754 09:26, 12/07/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Tranh của danh họa Rambrandt xuất hiện sau 200 năm 'ẩn mình'
Trong 200 năm, các học giả nghệ thuật đã hoàn toàn không biết đến 2 bức chân dung của bậc thầy Hà Lan Rembrandt. Mới đây, cặp tranh này đã được nhà đấu giá Christie's bán với giá 11,2 triệu bảng, vượt xa con số ước tính vốn chỉ từ 5 - 8 triệu bảng.

Đây là 2 bức chân dung nhỏ vẽ một cặp vợ chồng già, được Rembrandt ký tên và đề năm 1635, rất khác biệt so với phong cách thường có của danh họa. Khá thú vị, năm 1824, cặp chân dung này được bán bởi chính nhà đấu giá Christie's, trước khi mất dấu trong lịch sử.

Phó Chủ tịch Christie's về mảng Kiệt tác hội họa xưa Henry Pettifer đã phát hiện ra 2 bức tranh nằm lặng lẽ trong bộ sưu tập của một gia đình người Anh. Gia đình này không hề biết những bức tranh là do Rembrandt vẽ. Ông Pettifer cho biết: "Đây là một trong những khám phá thú vị nhất trong những năm gần đây ở mảng Kiệt tác hội họa xưa của chúng tôi". Ông gọi đây cặp tranh là "đặc biệt hiếm có".

Cao 20cm và được đóng khung vàng trang trí công phu, các tác phẩm được cho là cặp chân dung cuối cùng được biết tới của Rembrandt được đánh giá là "rất thân mật, rất tự phát" - như ông Pettifer nhận định -và rất khác thường so với tranh Rembrandt. Chúng cho thấy mối quan hệ mật thiết của những mẫu vẽ với danh họa và mang tới cái nhìn mới về bậc thầy Hà Lan. Từ trước tới nay, Rembrandt vốn nổi tiếng với những tác phẩm lớn hơn nhiều, do các gia đình giàu có ủy thác.

Hai người mẫu trong tranh là thợ sửa ống nước giàu có Jan Willemsz van der Pluym (1565 - 1644) và vợ ông, Jaapgen Carels (1565 - 1640). Họ sống ở nơi Rembrandt sinh ra (Leiden) và có quan hệ thân thiết với ông cùng gia đình. Năm 1635, năm mà các bức chân dung hoàn thành, Rembrandt đã sống ở Amsterdam được 4 năm, còn cặp đôi vừa mua khu vườn gần nhà mẹ Rembrandt. Con trai họ, Dominicus, họ kết hôn với con gái của cậu Rembrandt, Willem van Suytbroeck. Con trai của cặp vợ chồng này, nghệ sĩ Karrel van der Pluym, được đích thân Rembrandt dạy dỗ nhiều năm sau.

Các bức tranh có dòng xuất xứ đáng kinh ngạc, hầu như không bị gián đoạn, có thể truy ngược rõ ràng. Chúng vẫn ở lại trong gia đình 2 người mẫu tranh tới năm 1760, khi được bán đấu giá lần đầu tiên ở Amsterdam sau cái chết của người chắt của họ là Marten ten Hove (1683 - 1759). Sau đó, cặp tranh du hành sang Warsaw (Ba Lan), nằm trong bộ sưu tập cá nhân của Bá tước Vincent Potocki; trước khi có thời gian ngắn nằm ở bộ sưu tập của Baron d'Ivry tại Paris vào năm 1820 và sau đó thuộc về James Murray, Nam tước Glenlyon I, người phụng sự trong triều đình của vua George III và Nhiếp chính vương.

Tháng 6/1824, Murray rao bán các tác phẩm thông qua Christie's. Khi đó, cặp tranh được đánh giá là "Rembrandt - rất giàu tinh thần và màu sắc tinh xảo". Kể từ đó, chúng nằm lại ở bộ sưu tập cá nhân của một gia đình người Anh và không được các chuyên gia biết tới.

Cặp tranh được tái phát hiện vài năm trước, như một phần trong cuộc "định giá thường kỳ để xem xét các món đồ của gia đình". Trong cuộc trò chuyện với báo giới tại Amsterdam tháng trước, ông Pettifer tiết lộ ông đã "đứng hình" khi lần đầu nhìn thấy các bức tranh: "Tôi thật sự choáng váng khi phát hiện ra rằng các bức tranh này chưa bao giờ thật sự được nghiên cứu và chưa bao giờ được đề cập tới trong bất cứ tài liệu nào về Rembrandt trong suốt 200 năm qua. Vì vậy, chúng hoàn toàn không được biết tới".

2 bức chân dung đã được mang đi trưng bày tại New York và Amsterdam vào tháng 6 vừa qua trước khi trở lại London, nơi mọi người có thể chiêm ngưỡng chúng ở triển lãm trước phiên đấu giá Tuần lễ Kinh điển. Phiên đấu giá phần 1, diễn ra vào tuần trước, đã thu về tổng cộng 53,9 triệu bảng. Tác phẩm đắt giá nhất phiên thuộc về bức tranh chưa được biết tới trước đây của họa sĩ Flemish Michael Sweerts, bán được với giá 12,6 triệu bảng. Theo nhà đấu giá, có rất nhiều bên quan tâm tới cặp tranh của Rembrandt. Nhà đấu giá từ chối tiết lộ ai đã mua các kiệt tác, thậm chí không nói đó là bảo tàng hay cá nhân, bởi "việc thông báo là tùy thuộc ở người mua. Người này đã trả giá qua điện thoại".

Christie's hiện vẫn đang giữ kỷ lục thế giới về giá tranh Rembrandt, được lập vào năm 2009 khi bức Chân dung người đàn ông tay chống nạnh được bán với giá hơn 23 triệu bảng.

Uống Trà Thôi
Theo baotintuc
0 0 3,438 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Những bí ẩn xoay quanh bức tranh đắt nhất thế giới
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2286 08:37, 19/11/2022
0 0 5,521 0.0
Kiệt tác "Salvator Mundi" - từng được đấu giá hơn 450 triệu USD, đắt nhất thế giới - hiện không rõ tung tích.

Sáng 14/10, trên The Times, giáo sư Martin Kemp cho biết được mời đến Arab Saudi để kiểm tra kiệt tác Salvator Mundi của Leonardo da Vinci, cùng sự tham gia của cơ quan an ninh. "Có những lý do khiến tôi ngần ngại ...
Tuyệt tác tranh Phật giáo 600 năm tuổi
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2280 08:40, 15/11/2022
1 0 4,571 0.0
Tranh Phật giáo - ở bảo tàng tư nhân của tỷ phú Trung Quốc Lưu Ích Khiêm - được thêu chỉ vàng, tơ ngũ sắc, tuổi đời hơn 600 năm.

Theo Sina, tác phẩm hiện được lưu giữ ở bảo tàng tư nhân Long Museum của tỷ phú Trung Quốc. Tranh được ông mua tại phiên đấu giá do Christies Hong Kong tổ chức năm 2014, với giá xấp ...
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2265 08:45, 05/11/2022
0 0 5,487 0.0
"GIẢI MÃ" LỢN TRONG TRANH DÂN GIAN
Hai dòng tranh dân gian nổi tiếng là Đông Hồ (Bắc Ninh) và Kim Hoàng (Hà Nội) đều chọn hình tượng con lợn để thể hiện sự no đủ, sung túc. Đặc biệt những tranh này thường được treo dịp Tết để cầu mong một năm êm ấm.
Điều đáng nói là một dòng tranh dân gian nổi tiếng là ...
Hội họa thời kỳ Phục Hưng ‘Ngụ ngôn về đức hạnh và suy đồi’: Lựa chọn làm quỷ hay làm Thần?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2264 08:44, 04/11/2022
0 0 5,438 0.0
Lựa chọn giữa đức hạnh và lương tri (Virtue), hay sự cám dỗ và suy đồi (Vice) là chủ đề nổi bật trong rất nhiều tác phẩm hội họa thời kỳ Phục Hưng, trong đó có bức họa “Allegory of Virtue and Vice” (“Ngụ ngôn về đức hạnh và suy đồi”) của họa sĩ người Ý Lorenzo Lotto.

Câu chuyện về người anh hùng Hercules

Trong ...
‘Thanh Minh thượng hà đồ’: Điều gì ẩn sau một kiệt tác hội họa?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2256 08:38, 31/10/2022
0 0 6,422 0.0
“Thanh minh thượng hà đồ” là một tác phẩm tranh khổ rộng được vẽ bởi họa sĩ Trương Trạch Đoan của thời Bắc Tống, thông qua cách miêu tả truyền thần về hơn 810 nhân vật với nhiều màu sắc khác nhau, đã ghi lại được hình ảnh về cuộc sống thành thị của Trung Quốc vào thế kỷ 12 một cách sống động, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!