/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tìm hiểu về trà đạo & Nền văn hóa trà đạo trên thế giới

2757 09:50, 13/07/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Tìm hiểu về trà đạo & Nền văn hóa trà đạo trên thế giới
Trong những năm trở lại đây, “trà đạo” đã và đang trở thành một cụm từ quen thuộc được nhiều người quan tâm, theo dõi. Cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin về trà đạo và nền văn hóa độc đáo này bạn nhé!

Khởi nguồn trà đạo

Tìm hiểu về nguồn gốc trà đạo

Hiểu một cách đơn giản, “trà đạo” có nghĩa là “thưởng thức trà ngon và cùng đàm đạo những vấn đề trong đời sống”. Vượt ra khỏi ranh giới của việc thưởng thức trà theo cách thông thường, trà đạo ngày càng chứng tỏ vị thế vững chắc của mình - trở thành bộ môn nghệ thuật thấm đẫm tinh thần triết lý và nhân văn sâu sắc.

Tương truyền, trà đạo vốn được khai sinh ra ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 12, khi nhà sư Eisai có dịp sang Trung Quốc học đạo. Sau nhiều thế kỉ tồn tại, bộ môn này đã trở thành một nét văn hóa truyền thống không thể thay thế được, nhất là đối với người dân ở xứ sở hoa anh đào. Đồng thời, trong bối cảnh các hoạt động trao đổi và giao lưu văn hóa ngày càng rộng mở, trà đạo đã dần được truyền bá rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới.

Tìm hiểu về trà đạo và sự phổ biến

Cùng với sự phổ biến của văn hóa trà trên toàn thế giới, trà đạo đã từng bước chinh phục giới sành trà và trở thành “trào lưu” thời thượng được nhiều người tham gia hưởng ứng. Khởi nguồn từ Nhật Bản xa xôi, nét văn hóa này đã nhanh chóng lan rộng ra khắp các quốc gia láng giềng từ Âu sang Á. Đặc biệt, trà đạo ở mỗi quốc gia lại có những nét khác biệt riêng, mang dấu ấn văn hóa truyền thống vô cùng sâu sắc. Có thể nói, ở bất cứ nơi đâu có trà xuất hiện, ở đó đều có bóng dáng của nền văn minh trà đạo thanh cao, tinh tế.

Các nước có nền văn hóa về trà lâu đời, độc đáo

Bên cạnh Nhật Bản, một số quốc gia sở hữu nền văn hóa trà đạo có lịch sử lâu đời chính là Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc – với những điểm độc đáo không thể nào nhầm lẫn. Chúng ta cùng đi tìm hiểu trà đạo của các quốc gia này nhé!

Tìm hiểu về trà đạo qua từng quốc gia

Tìm hiểu về trà đạo Việt Nam

Điểm nổi bật trà đạo Việt Nam: Theo những ghi chép lịch sử, nền trà đạo nước ta vốn bắt nguồn từ chè Nguyên – một loại hình thưởng trà được phát minh dưới thời nhà Lê, vốn chỉ dành riêng cho tầng lớp vua chúa và quý tộc. Đỉnh cao của hình thức này rơi vào đầu nhà Nguyễn, về sau được lan truyền rộng rãi trong khắp mọi tầng lớp nhân dân. Đối với người dân nước Việt, tìm hiểu về trà đạo không chỉ là “sợi dây nối” giúp mối quan hệ giữa người với người thêm khăng khít mà còn là đại diện cho văn hóa ứng xử kính trên nhường dưới, đề cao lễ nghĩa và phép tắc trong đời sống thường ngày. Một trong những điểm nổi bật và ấn tượng tấn của trà đạo Việt Nam chính là nghệ thuật pha trà vô cùng đặc sắc. Người thưởng thức trà phải am tường cách sử dụng trà cụ, đồng thời kiểm soát được độ sôi và nguồn nước, đảm bảo giữ lại trọn vẹn hương vị vốn có của trà. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại trà thơm ngon thượng hạng cũng là một điểm cộng to lớn, góp phần tạo nên nét cuốn hút của văn hóa trà đạo ở nước ta nói riêng.

Trà cụ, cách thưởng trà đạo Việt Nam: Không cầu kì và hoa mĩ như những người bạn láng giềng, bộ trà cụ của người Việt nhìn chung khá đơn giản. Một bộ trà cụ đầy đủ thường bao gồm: ấm trà, chén trà, khay, kỷ và hỏa lò. Những vật dụng này chủ yếu làm từ đất sét, thủy tinh hoặc kim loại. Một buổi thưởng trà lý tưởng của người Việt phải có sự đi kèm của ánh nến ấm áp, hương trầm lắng đọng cùng với hoa tươi dịu nhẹ. Nhìn chung, trà đạo Việt Nam không bị áp đặt bởi nhiều quy chuẩn về hình thức và cách thức, miễn sao những người tham gia có thể tận hưởng trọn vẹn hương vị độc đáo của trà cũng như đắm mình trong những câu chuyện đời thường ấm áp.

Tìm hiểu về trà đạo Trung Quốc

Điểm nổi bật của trà đạo Trung Quốc: Bên cạnh Nhật Bản, Trung Quốc cũng là một trong số những quốc gia sở hữu nền văn hóa thưởng trà lâu đời nhất nhì thế giới. Với lợi thế là cái nôi sản sinh ra cây trà, người dân Trung Quốc đã dành nhiều công sức để nghiên cứu, biến trà từ một sản vật nội địa trở thành loại đồ uống tiếng tăm có mặt trên toàn thế giới. Đặc biệt, quốc gia này còn may mắn sở hữu vô số loại trà quý hiếm với hương vị có một không hai, tạo tiền đề cho nền văn minh trà đạo ngày càng lan rộng và phát triển. Bên cạnh hương vị thơm ngon, trà đạo Trung Quốc rất đề cao chữ “mỹ”. Điều này có nghĩa là mọi quy trình chọn lựa và pha chế trà đều phải được kiểm soát kỹ lưỡng. Tất cả các nguyên liệu từ ấm, trà, nước cho đến cách pha nhất định phải dung hòa với nhau, hướng đến việc tạo ra một tổng thể thật mỹ miều, ấn tượng. Chưa kể, trà đạo Trung Quốc còn nổi tiếng với nghệ thuật pha trà Kungfu thanh cao và thời thượng vô cùng.

Trà cụ, cách thưởng trà đạo Trung Quốc: Đối với người Trung Quốc, một bộ trà cụ cơ bản cần phải có đủ: bàn trà, ấm trà, chén tống, chén trà, ống ngửi, thông ấm, thẻ múc trà, kẹp chén, gạt trà, phễu và phễu lọc. Vì đề cao chữ mỹ cũng như hương vị của tách trà nên những yêu cầu dành cho trà cụ thường được đánh giá hết sức khắt khe. Tương ứng bộ trà cụ nêu trên cách pha trà và thưởng trà của người dân Trung Hoa cũng tương đối phức tạp, bao gồm nhiều bước, nhiều công đoạn khác nhau. Người ta sẽ lấy chén trà úp lên ống ngửi, sau đó nhanh chóng lật ngược lại sao cho nước trà chảy tràn từ ống sang chén, mang theo toàn bộ hương thơm tinh tế sẵn có của trà. Tiếp đến, họ dùng hai tay kẹp giữ chén trà và ống ngửi, đưa chén lên sát mũi rồi từ từ lăn chén để cảm nhận được hương trà khe khẽ. Lưu ý, chỉ sử dụng ba ngón tay để kẹp chén trà khi uống, tạo thành thế “tam long giá ngọc” đặc biệt vô cùng.

Tìm hiểu về trà đạo Nhật Bản

Điểm nổi bật của trà đạo Nhật Bản: (trà có hương vị đặc biệt vị umami, nghệ thuật pha trà,...). Được mệnh danh là quê hương khai sinh ra bộ môn trà đạo lừng danh khắp chốn, ấy vậy nhưng ít ai biết rằng văn hóa thưởng trà của người Nhật lại ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi đất nước láng giềng Trung Quốc. Tuy nhiên, trà đạo Nhật Bản lại gây nên dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người thưởng thức bởi sự tỉ mỉ, chỉn chu và đậm đà phong vị khác biệt của xứ sở hoa anh đào. Trong đó, hai điểm nổi bật nhất của trà đạo Nhật Bản chính là hương vị umami có một không hai cùng nghệ thuật pha trà hiếm có, khó tìm. Đối với người Nhật, trà đạo chính là phương thức giúp con người thanh lọc tâm hồn, loại bỏ những điều không may thông qua việc hòa mình với thiên nhiên tươi mát. 4 nguyên tắc cơ bản của trà đạo Nhật Bản là: hòa – kính - thanh – tịch, kèm theo đó là những chuẩn mực nhất quán về không gian, nước pha, quy cách thực hiện và lễ nghi khi thưởng thức.

Trà cụ, cách thưởng trà đạo Nhật Bản: Bộ dụng cụ pha trà của người Nhật sẽ bao gồm: kama – nồi nấu nước, furo – bếp đun nước, hishaku – gáo tre múc nước, mizushashi – hũ đựng nước để rửa bát trà/châm thêm nước, kensui – hũ đổ nước dư từ bát trà, usuki – bát trà và chawan – bát trà. Tương tự, cách thưởng trà của người Nhật cũng được đánh giá cao bởi sự tỉ mỉ và công phu. Đầu tiên, người uống trà sẽ đón bát trà bằng tay phải, sau đó đặt vào lòng bàn tay trái. Tiếp theo, tiến hành xoay bát trà 3 vòng (theo chiều kim đồng hồ) bằng tay phải. Sau khi nhấp môi thì nhanh chóng dùng tay phải lau đi phần miệng bát vừa chạm vào trước khi xoay bát ngược chiều kim đồng hồ và gửi lại cho trà chủ.

Tìm hiểu về trà đạo Hàn Quốc

Điểm nổi bật của trà đạo Hàn Quốc: Nếu trà đạo Trung Quốc đề cao chữ “mỹ” và Nhật Bản đề cao chữ “đạo” thì văn hóa thưởng trà của người Hàn Quốc lại có phần phóng khoáng hơn. Điểm ấn tượng của trà đạo Hàn Quốc nằm ở vị trà thơm ngon cùng với cung cách pha trà vô cùng độc đáo. Có thể nói, văn hóa trà đạo của xứ sở kim chi tuy phát triển sau nhưng lại được kế thừa gần như trọn vẹn những tinh hoa dân giã, thoát ra khỏi những ước lệ và ràng buộc khắt khe tồn tại từ trước đến nay.

Trà cụ, cách thưởng trà đạo Hàn Quốc: Bộ trà cụ mà người Hàn thường sử dụng tương đối tối giản, bao gồm: ấm trà, chén trà, dĩa lót chén, đồ chuyền nước (đưa nước nóng vào ấm trà), hũ đựng trà và thẻ đong trà. Các vật dụng này làm từ dòng gốm Hagi với lớp tráng men dày và chất lượng, kiểu dáng và màu sắc cũng hết sức nhã nhặn. Khách thưởng trà sẽ ngồi cách xa bàn để trà một khoảng vừa đủ. Chủ nhà sẽ rót trà vào tách, để trong khay gỗ và mang đến mời từng người một. Đặc biệt, khách sẽ chỉ được thưởng thức tối đa 2 lượt trà trong suốt buổi trà đạo. Khi rót trà, tách của khách sẽ được đặt bên tay trái, chén của chủ thì nằm bên tay phải. Nước trà phải được rót theo thứ tự khách trước – chủ sau. Khách mời tuyệt đối không được nâng chén trước khi chủ nhà làm điều đó. Trong lúc thưởng trà, người ta sẽ dùng một tay để bưng chén trà, tay còn lại che kín mặt chén, lòng bàn tay hướng vào bên trong rồi từ từ nâng chén lên sát mũi để cảm nhận hương trà lan tỏa. Tất cả mọi người phải uống trà thật chậm rãi, hớp từng ngụm nhỏ và không để phát ra tiếng. Ngoài ra, nếu trong buổi tiệc trà có sự tham gia của người lớn tuổi thì mọi người phải quay mặt sang một bên, cử chỉ nhẹ nhàng và đề cao sự kín đáo.

Uống Trà Thôi
Theo Plantrip Cha
Tìm hiểu về trà đạo & Nền văn hóa trà đạo trên thế giới(Nguồn: Internet)
Tìm hiểu về trà đạo & Nền văn hóa trà đạo trên thế giới(Nguồn: Internet)
Tìm hiểu về trà đạo & Nền văn hóa trà đạo trên thế giới(Nguồn: Internet)
Tìm hiểu về trà đạo & Nền văn hóa trà đạo trên thế giới(Nguồn: Internet)
0 0 4,759 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Muốn đỡ khát uống nước, muốn tiêu sầu uống rượu, còn muốn tỉnh mộng mê thì uống trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1947 08:47, 03/07/2022
0 0 8,020 0.0
Trà là thức uống phổ biến và đã trở thành một trong ba thức uống không cồn chính (trà, cà phê, ca cao) được ưa chuộng trên toàn cầu. Cùng tìm hiểu chuyên khảo được cho là sớm nhất thế giới về trà để việc thưởng trà càng thêm thi vị.

Lục Vũ thời Đường năm 758 đã viết chuyên khảo sớm nhất thế giới ...
Văn hóa thưởng trà của người Việt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1940 09:23, 30/06/2022
0 0 6,665 0.0
Không biết từ bao giờ, trà có mặt trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, từ ấm trà bên vỉa hè đến ấm trà trong gia đình. Chén trà cũng là khởi nguồn của rất nhiều câu chuyện, gắn kết thêm những con người chưa từng quen biết lại với nhau.

Trà từ lâu cũng đã được các nhà khoa học chứng minh là rất ...
Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1936 09:28, 27/06/2022
0 0 7,071 0.0
Trà đạo có thể khơi dậy cảm hứng về tinh thần hoặc triết học. Những tương phản triết học giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo thể hiện qua trà đạo là sự quảng bá cho lý tưởng tương ứng của từng tôn giáo.

Với trà đạo, người Trung Quốc đã uống trà trong bốn nghìn năm qua. Ban đầu, trà được trồng ...
Nghệ thuật đấu trà uống tới 50 tách ở Nhật Bản có gì lạ?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1928 09:15, 24/06/2022
0 0 6,791 0.0
Đấu trà có nguồn gốc từ thời nhà Đường ở Trung Quốc, phát triển sang triều đại nhà Tống rồi du nhập vào Nhật Bản, song người Nhật thiết kế đấu trà với định dạng riêng, không giống Trung Quốc.

Nước Nhật biết đến đấu trà (闘 茶,Tōcha) vào thời kỳ Kamakura (Liêm Thương thời đại, 1185–1333). Ở Nhật, ...
Nghệ thuật uống trà đạo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1916 08:43, 21/06/2022
1 0 9,955 0.0
Đối với người Trung Quốc, việc uống trà đã trở thành tập quán hơn 1.000 năm qua. Trà là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, là một trong bảy nhu cầu thiết yếu hàng ngày, gồm: “nhiên liệu, dầu, gạo, muối, nước tương, giấm và trà”.

Cây trà có nguồn gốc ở Trung Quốc từ thời cổ đại, ban đầu được ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!