/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

7 cách dưỡng sinh của danh nhân cổ đại giúp bạn vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết và bệnh tật

2759 11:16, 13/07/2023
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

7 cách dưỡng sinh của danh nhân cổ đại giúp bạn vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết và bệnh tật

Các danh nhân xưa như Khổng Tử, Hoa Đà… đều rất coi trọng dưỡng sinh để họ có thể vượt qua được sự khắc nghiệt của thời tiết và bệnh tật. Đây là 7 cách dưỡng sinh của danh nhân, rất đáng tham khảo.

 

1, Phương pháp ngủ:

Vào thời Nam Tống của Trung Quốc, nhà thơ nổi tiếng nước này là Lục Du thường hay đọc sách vào ban đêm, thông thường là đến cuối canh hai (tương đương 10 giờ tối) là giới hạn tối đa.

 

Ông cho rằng giấc ngủ là cách tốt nhất để xóa tan mệt mỏi, thường xuyên thức khuya sẽ không tránh khỏi tình trạng chóng mặt, suy giảm trí nhớ.

 

2, Phương pháp ngồi Thiền:

Một văn nhân tài ba, họa sĩ thời Bắc Tống là Tô Thức, đã ca ngợi phương pháp thiền có thể là giải pháp dưỡng sinh tuyệt vời nhất để có được sự khỏe mạnh.

Có lần ông đã xây dựng một phòng nghỉ ngơi giống như thiền phòng và ghi một bảng chữ là: “Ngồi thiền sẽ không còn thấy cuộc sống có vấn đề rắc rối, một ngày dài như là hai ngày. Nếu bạn sống bảy mươi năm, là cuộc đời bạn dài như một trăm bốn mươi tuổi vậy”.

Phương pháp thiền đòi hỏi một tư thế ngồi đúng, nhắm mắt lại. Thư giãn toàn bộ cơ thể, hít thở tự nhiên, tĩnh tâm, tĩnh tại, và giữ tâm trí thư giãn, thả lỏng, để tâm ở vùng đan điền (bụng dưới) trong khoảng thời gian 15-30 phút mỗi lần.

Phương pháp ngồi Thiền

 

Ông cho biết đây là cách tốt nhất để não bộ được nghỉ ngơi.

 

3, Phương pháp đi bộ:

Người xưa nhấn mạnh rằng bạn không thể ngồi làm việc hoặc đi ngủ ngay sau mỗi bữa ăn. Ví dụ, danh nhân Đào Hoằng Cảnh, một nhà tư tưởng và nhà khoa học y học thời Nam Tống, từng nói: “Bạn không thể nào ngồi hay nằm ngủ ngay sau khi bạn đã ăn no. Do vậy, cách tốt nhất là bạn nên đi bộ chậm rãi, giống như khi bạn muốn đi dạo vậy”.

Đi bộ là một cách tuyệt vời để có được sức khỏe, sự dẻo dai bền bỉ của cơ thể, giảm nhẹ bệnh tật.

 

4, Phương pháp tắm gội:

Tắm rửa thay quần áo thường xuyên không chỉ là thói quen vệ sinh tốt mà còn giúp tinh thần minh mẫn, thân tâm thoải mái, giảm mệt mỏi.

Văn nhân thời nhà Tống Thẩm Kinh Trung nói: “Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo, xông hương, tắm rửa người… thì sẽ được bình an vô sự”.

 

5, Cách giải trí, thư giãn, nghỉ ngơi:

Sắp xếp lại sân vườn nhà cửa cho gọn gàng, sạch sẽ. Trồng hoa cỏ, cho chim và cá ăn, nuôi động vật, thú cưng để làm cho môi trường trong lành, từ đó có thể giúp điều chỉnh nhịp sống và tu dưỡng tâm trạng.

 

Nhà thơ và nghệ sĩ kinh kịch thời nhà Minh, Cao Cai Tăng từng coi việc đánh giá cao tình yêu và vui chơi là một nội dung quan trọng của quá trình chăm sóc và rèn luyện sức khỏe.

Mỗi người cần phải sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí, cân bằng tâm trạng.

Thư giãn

 

6, Phương pháp du lịch:

Danh nhân Tô Vũ từng nói: “Giang sơn phong nguyệt, vốn chẳng của riêng ai trên đời, nếu có thời gian rảnh thì hãy nên đi ra ngoài mà thưởng lãm”.

Điều này có ý rằng, phong cảnh tự nhiên trên trái đất này vô cùng tươi đẹp, mỗi người nên tranh thủ thời gian để đi du lịch, thưởng lãm sự hùng vĩ của giang sơn đó đây.

Theo Tô Vũ, đất nước đẹp vô cùng, hãy tranh thủ ngày nghỉ hoặc dịp lễ để ra ngoài tham quan, hòa mình vào thiên nhiên, khám phá những điều kỳ thú, có thể khiến con người ta cảm thấy thư thái, không còn mệt mỏi và chán nản.

 

7, Phương pháp “du lịch tại gia”:

Khi bạn không còn trẻ nữa và sức khỏe yếu không thể đi lại, hãy treo nhiều bức tranh phong cảnh lên tường phòng khách, bạn có thể thưởng thức chúng mà không cần rời khỏi nhà.

Họa sĩ nổi tiếng đời nhà Nguyên, Nghê Toán từng vẽ rất nhiều bức tranh đẹp về phong cảnh đất nước, hoa cỏ, chim muông, sông núi hùng vĩ. Ông cho rằng, không phải ai cũng có thể đi du lịch, nên bạn hãy tranh thủ nhìn ngắm những bức tranh đẹp, coi như đó là một kiểu “du lịch tại gia”.

Nếu kể cả khi đã già yếu, phải nằm trên giường, thì hãy nằm và ngắm những bức tranh đẹp, thả tâm hồn mình vào bức tranh, coi đó là một kiểu “du lịch nằm” vậy.

Ngày nay, phương tiện truyền thông giải trí đều hiện đại, ngồi một chỗ cũng có thể biết cả thế giới nếu chúng ta biết khai thác thế mạnh của máy tính, điện thoại kết nối internet.

Các bí quyết chăm sóc sức khỏe, dưỡng sinh của các danh nhân xưa, dù cách hay hàng nghìn năm, vẫn vô cùng thiết thực, hữu ích, đáng để tham khảo, học hỏi.

 

Kỳ Mai
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

0 0 6,038 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Ô cửa số bệnh viện
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
920 15:03, 14/08/2021
1 0 14,299 0.0
Ô cửa số bệnh viện
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Hai người đàn ông bị bệnh nặng cùng nằm điều trị chung một phòng bệnh. Một người bị bệnh nước trong phổi còn người kia bị liệt nửa người. Vào mỗi buổi trưa, người bị bệnh phổi phải ngồi dậy khoảng một tiếng đồng hồ để phổi được khô ráo.

Giường ...
Câu truyện: Xây Cầu Brooklyn
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
918 12:49, 14/08/2021
1 0 13,796 0.0
Đây là một câu chuyện có thật về kỹ sư John Roebling – người xây dựng cây cầu Brooklyn, ở New York, Mỹ.
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Cây cầu được xây vào năm 1870 và hoàn thành sau 13 năm, năm 1883. Vào năm 1870, người kỹ sư tài giỏi này đã nảy ra một ý tưởng táo bạo, xây dựng cây cầu nối giữa New York và Long ...
Chuông reo nửa đêm - Truyện Đọc mùa Vu Lan
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
916 10:42, 14/08/2021
2 0 11,594 10.0
Chuông reo nửa đêm
Nửa đêm. Những ý nghĩ lo lắng bỗng tràn đầy trong đầu óc của người mẹ. Và người mẹ nhấc máy “Alô ?”. Bỗng bà nghĩ đến con gái mình. Bà nắm ống nghe chặt hơn và nhìn về phía người bố, lúc này đã tỉnh dậy xem ai đã gọi điện cho vợ mình.

– Mẹ đấy ạ? – Giọng nói trên điện ...
Học Làm Người
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
913 15:27, 13/08/2021
3 0 13,215 10.0
Học làm người

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.
Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến ...
Phật Ở Đâu?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
912 15:23, 13/08/2021
0 0 13,478 0.0
Phật Ở Ðâu?

Thuở xưa có anh chàng đọc kinh, nghe nói về Phật thích lắm, nhất định đi tìm cho gặp Ngài mới nghe. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, hầm hố, gian nguy hiểm trở... chàng vẫn chưa được gặp Phật giống như hình dáng trong kinh đã diễn tả: “Thân Phật ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!