/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

“Hái lộc trời” trên đỉnh Hô Tra

2767 09:42, 17/07/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

6 phút đọc (1605 từ)

Núi Hô Tra lọt thỏm giữa rừng già, cách biệt khu dân cư, đi lại rất khó khăn với vách đá cao dựng đứng. Thế nhưng tại nơi đây, bà con đang sở hữu vùng trà cổ thụ mà ít nơi nào có được.

- Gốc gác Hô Tra

Đỉnh Hô Tra nằm ở độ cao trên 2.500m, phần lớn thời gian trong năm, ngọn núi này được sương mù bao phủ. Độ cao lớn, lại dốc đứng khiến cho việc canh tác hay thường xuyên chinh phục nơi này đòi hỏi những người có kinh nghiệm và sức khoẻ. Nằm cách trung tâm xã Mường Khoa (huyện Tân Uyên, Lai Châu) chỉ 15km, tuy nhiên phải mất tới gần 2 giờ di chuyển, PV mới đặt chân được tới bản Hô Tra.

Con đường độc đạo cheo leo bên sườn núi ngoằn nghoèo bởi những khúc cua tay áo, lởm chởm những viên đá hộc nhô góc nhọn lên như những mũi giáo. Chưa kể tới ổ voi, ổ gà, những đoạn dốc đứng cheo leo, có đoạn, mặt đường chỉ đất bùn nhão rất dễ lún sụt.

Bản Hô Tra có 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống, phần lớn di dân từ vùng núi Sa Pa sang mở đất, tỉa nương. Khi Hô Tra thành hình, ở đây rừng đã ngút ngàn cây gỗ lớn. Theo lời các cụ cao niên trong bản, rừng Hô Tra có nhiều cây gỗ trăm năm tuổi, nhiều người ôm. Có những cây họ cũng chưa đặt chân tới được, chỉ nhìn thấy từ xa chứ không có đường, bởi trong rừng già, thảm thực vật dày hàng chục phân không hề có đường đi.

Ông Hạng A Phềnh - Trưởng bản Hô Tra, xã Mường Khoa - cho biết: "Sở dĩ mảnh đất này có tên Hô Tra là bởi trong tiếng dân tộc Mông, "tra" chỉ người cha, người bố - người trụ cột đã dẫn cả gia đình đi từ miền núi Sa Pa sang tới mảnh đất Mường Khoa khai hoang lập bản. Từ lúc di chuyển ra đây, bà con phát nương trồng ngô, rồi trồng thảo quả, rồi địa lan, thấy được lợi ích kinh tế cho nên bà con giữ rừng, không phá. Giờ lại còn được tiền hỗ trợ bảo vệ môi trường rừng, nên rừng còn được coi trọng hơn nữa".

Đặc biệt theo ông Phềnh, rừng già ở đây có những cây trà cổ thụ, cao hàng chục mét, thân 4 - 5 người ôm. Đến mùa, người dân leo lên ngọn những cây trà cổ để hái búp non mang về pha nước uống. Khi đi rừng mệt mỏi, một ngụm chè giúp người ta hồi phục sức khỏe, tỉnh táo.

Nhấp ngụm trà nóng hổi, cụ Chang A Nhài (90 tuổi) hướng mắt về phía đỉnh núi cất giọng đầy hào sảng: "Từ thời tổ tiên chúng tôi lên đây đã thấy những cây trà này rồi, chúng cao lớn, có khi cả nghìn năm tuổi. Trà ở đây hấp thụ gió mưa của trời đất, nên búp dày dặn, xanh mởn. Khi uống có mùi thơm mát như sương sớm trong rừng, vị ngọt, hơi chát nhẹ một chút, rất hiếm có nơi nào có chè được như vậy".

- Ngược núi tìm trà

Sau một ngày trò chuyện cùng bà con dân bản, biết được, trên đỉnh núi nơi có nhiều cây trà shan tuyết cổ thụ nhất, nhưng cũng là nơi khó tiếp cận nhất. PV quyết định đồng hành cùng dân bản "ngược núi tìm trà".

Để chuẩn bị cho chuyến đi, các thanh niên trai tráng trong bản chuẩn bị gùi, dắt dao bên hông, cơm nắm muối vừng để lên rừng. Khi những búp trà đầu tiên được mang về bản sẽ dâng lên thờ cúng tổ tiên, sau đó để những cụ cao niên trong bản uống thẩm trà.

Tờ mờ sáng, Hạng A Chinh - người được giao dẫn đường cho tôi (PV) cùng một số thanh niên trong bản dậy sớm chuẩn bị cho chuyến hái “lộc rừng”. Lúc này, cả bản vẫn đang say giấc, gà trong chuồng cũng chưa cất tiếng gáy.

Vì rừng già nên phải vừa đi vừa mở đường, phải leo những vách đá dựng đứng, rêu bám đầy trơn trượt. Nhiều đoạn PV bò dọc suối, tay bám vào những dây leo tủa từ trên xuống. Nếu sơ sẩy, ngã trượt, va vào những tảng đá lớn sẽ phải trả giá đắt.

Càng lên cao, dây gai cuốn chằng chịt lối đi, cũng là lúc những con vắt xanh xuất hiện. "Loài vắt xanh này không phải rừng nào cũng có, chỉ rừng già chúng mới xuất hiện, nó xanh như màu lá nên khó nhận ra. Nếu chúng cắn từ cổ trở xuống ta sẽ thấy đau để còn biết mà gỡ, còn từ cổ trở lên nó sẽ không bao giờ đau và rất khó cầm máu", ông Hạng A Phềnh chia sẻ.

“Mỗi lần hái trà phải đầy gùi mới về, nhiều hôm đầy gùi vào lúc tối muộn, phải ngủ lại lán vì ban đêm xuống núi rất nguy hiểm. Giờ nhiều người biết đến trà cổ thụ rồi thì rất thích uống loại trà này, thế nên người trong bản sau khi hái được trà về, một phần để dùng, một phần mang xuống thị trấn Tân Uyên bán” - Hạng A Chinh nói.

Sau hơn 5 giờ đồng hồ leo núi, ở độ cao từ 2.000m trở lên, bắt đầu xuất hiện những cây trà đường kính lớn 4 - 5 người ôm, cao vút tầm mắt. Mỗi cây, người hái sẽ bỏ vào gùi riêng để phân loại, đánh dấu để tránh nhầm lẫn vì mỗi cây sẽ có một vị trà riêng.

Lấy chiếc đai bỏ vào gùi từ sáng sớm, Hạng A Chinh vòng vào hai chân rồi thoăn thoắt leo lên cây trà cao khoảng 20m, chỉ một loáng Chinh đã vắt vẻo trên cành cao, tay thoăn thoắt hái búp trà non. "Hái trà này cũng cần cẩn thận, búp nào non hay dày lá cần phải có kinh nghiệm, hơn nữa cành của cây trà cũng rất giòn, dễ gãy nếu chẳng may gẫy cành thì nguy lắm", giọng Chinh vang vảng giữa rừng già.

Sau hơn 1 giờ "hái lộc của trời", thấy gùi đã nặng, Chinh tuột thẳng một mạch từ ngọn cây xuống nhanh tay trút những búp trà vào bao tải để tiếp tục mẻ mới. Đồng hồ điểm 12h trưa, tất cả nghỉ tay để chuẩn bị cơm trưa.

Mặt trời dần ngả bóng, 4 bao tải mang đi đã đày những búp trà non, Hạng A Phềnh hô lớn: "Hôm nay đến đây thôi, chúng ta về nhanh kẻo tối đường đi rất nguy hiểm". Sau câu nói của vị trưởng thôn, tất cả thu gọn đồ đạc chuẩn bị trở về.

Phải mất tới 4 giờ đồng hồ đoàn người mới xuống đc chân núi Hô Tra, không cần nghỉ ngơi Phềnh và Chinh tiện tay đổ những bao tải búp trà ra khoảng sân đã được làm sạch từ trước. Chọn ra những búp trà dày lá, màu xanh mơn mởn... Hạng A Phềnh ghé tai vợ: "Để gửi cụ Nhài thưởng trà trước nhé".

Tiếp đó, mọi người cùng nhau phân loại búp trà, những búp trà non cần ưu tiên vò và sao trước, những búp lá dày hơn có thể để sau... làm như vậy cốt để trà giữ nguyên được hương vị tươi ngon, ngoài ra có loại có thể mang bán búp tươi.

Phân loại trà xong, những bàn tay to khoẻ của đám thanh niên lập tức vò trà thật kỹ cho hết nhựa, làm như thế khi sao trà sẽ bớt mùi hăng. Vò nhàu được búp trà cũng là lúc những ngón tay của Phềnh, Chinh... đen xì bởi nhựa trà bám dính. Xong công đoạn vò trà, Chinh bắc lên bếp một chảo lớn bằng gang.

Lửa to nổi lên cũng là lúc những mẻ trà đầu tiên được sao nóng, búp trà khô quắt cũng là lúc đổi chảo nhằm đánh mốc trà. Công đoạn đánh mốc trà do các cụ cao niên đảm nhiệm bởi cần kinh nghiệm, sự khéo léo tỉ mỉ mới cho ra lò được những mẻ trà ngon. Tất cả đều tay nhịp nhàng cho đến khi hết số trà tươi vừa hái, người già người trẻ ai nấy áo đầm đìa mồ hôi vẫn đều tay đảo trà. Quá nửa đêm công việc mới kết thúc, gà trong chuồng đã gáy sang canh.

Ông Vũ Đức Mạnh, Bí thư Đảng uỷ xã Mường Khoa (huyện Tân Uyên, Lai Châu) cho hay, qua khảo sát rừng ở khu vực Hô Tra có khoảng 2.000 cây chè cổ thụ, còn cây nhỏ nhiều vô kể.

Theo lời chia sẻ của ông Đỗ Anh Tuấn - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Uyên: "Tại Lai Châu, trà cổ thụ có ở nhiều nơi, Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Tè. Thế nhưng, chất đất ở Tân Uyên mới cho được loại trà ngon nhất, được xem như thủ phủ trà của tỉnh. Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu - ông Trần Tiến Dũng trong chuyến khảo sát, trải nghiệm leo đỉnh Pu Ta Leng (huyện Tam Đường) cũng đã khảo sát vùng trà cổ trong rừng nguyên sinh.

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
0 0 4,798 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Các vùng trà shan tuyết ngon nhất tại Việt Nam
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1750 09:10, 13/04/2022
87 1 13,131 8.0
Chè Suối Giàng, Hà Giang, Tà Xùa, Tả Thàng là 4 vùng được đánh giá là những vùng trà ngon nhất và lớn nhất cả nước với bạt ngàn những rừng trà Shan tuyết cổ thụ.
Trà Shan Tuyết ở Tả Thàng

Vùng trà Shan tuyết ở Tả Thàng, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai là vùng trà cổ thụ mới phát hiện nên còn nguyên ...
Vòng quanh châu Á uống trà nghệ thuật, có gì hay?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1737 09:01, 09/04/2022
0 0 9,274 0.0
Thế giới vốn đa dạng, cách thưởng thức trà của mỗi nước, mỗi khu vực cũng khác nhau, đặc biệt là những nghi thức truyền thống. Trước hết, mời bạn tham dự nghệ thuật uống trà vòng quanh châu Á để xem có gì hay?

Đầu tiên, hãy đến Trung Quốc để thưởng thức “ẩm trà” (飲茶), hay "bữa trưa trà". Người ...
Nghệ thuật ‘đấu trà’ kỳ thú có ở đâu?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1724 09:02, 06/04/2022
0 0 9,239 7.0
Có một trò chơi nghệ thuật gọi là “đấu trà” ( 鬥茶 ) hay “mính chiến”( 茗 战 ) rất kỳ thú ở Trung Quốc. Đây là một trong những trò tiêu khiển vào thời nhà Đường và trở nên cực thịnh trong triều đại nhà Tống.

“Đấu trà” là một nghệ thuật, do Phạm Trọng Yêm (989- 1052) ghi lại sớm nhất vào thời ...
Bí mật văn hóa trà đạo Nhật Bản
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1708 09:21, 02/04/2022
0 0 11,004 0.0
Với lịch sử hơn 400 năm tuổi, trà đạo Nhật Bản luôn mang nét đặc biệt cùng những giai thoại hiếm có. Văn hóa Trà đạo Nhật tuy nhẹ nhàng nhưng không kém phần tinh tế và tỉ mỉ từng chi tiết. Ngoài những nghi thức độc đáo về cách pha trà và thưởng trà, bộ trà và phòng trà cũng được bày trí thật cẩn thận.

Ở ...
Trà đạo: Nét văn hóa tinh thần của người Hàn Quốc
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1698 11:14, 31/03/2022
0 0 8,939 0.0
Trà đạo trong văn hóa Hàn Quốc mang phong cách rất tự nhiên, mộc mạc, đậm chất truyền thống Khổng đạo của xứ sở kim chi. Việc thưởng trà tại nơi đây không quá cầu kỳ và gò bó nhưng vẫn có những nguyên tắc, chủ yếu là tạo nên sự thư giãn, thoải mái. Tất cả hòa trộn tạo thành một nét riêng trong nghệ ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!