/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Phóng to bức tranh nổi tiếng nhất Nhật Bản: Thế giới trầm trồ nhưng vì sao người Nhật "không vui"?

2776 15:29, 23/07/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Phóng to bức tranh nổi tiếng nhất Nhật Bản: Thế giới trầm trồ nhưng vì sao người Nhật
Ở Nhật, từng có thời điểm bức tranh này không được coi là tác phẩm nghệ thuật chân chính.

Năm 2017, khi tìm kiếm ứng viên sáng giá cho vị trí "bức tranh nổi tiếng nhất Nhật Bản", tờ Wall Street Journal đã gọi tên "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" của danh họa Hokusai. Bức tranh mộc bản được trưng bày tại các bảo tàng khắp thế giới Berlin, Paris, Tokyo... Motif của nó cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu thời trang hiện đại, từ Uniqlo tới Dior.

"Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" là tranh mộc bản (khắc gỗ in trên giấy) nên có ít nhất 8.000 bản gốc khác nhau. Tác phẩm ra đời đầu thế kỷ 19, khắc họa một con sóng khổng lồ ngoài khơi thị trấn Kanagawa, nay là thành phố Yokohama, tỉnh Kanagawa.

Thoạt nhìn, người ta có thể nghĩ con sóng khổng lồ là trung tâm của tác phẩm này, nhưng kỳ thực, "nhân vật chính" lại là ngọn núi Phú Sĩ ở đằng xa.

"Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" chỉ là một tác phẩm trong tập tranh "Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ" vẽ núi Phú Sĩ ở các góc nhìn khác nhau từ thành phố, ngoài khơi đến làng mạc, qua đó thể hiện cuộc sống của người Nhật dưới thời Edo.

Không "thuần Nhật"

Là tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất từ nước Nhật thế nhưng "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" của Hokusai lại không thuần túy mang phong cách Nhật. Điều này thể hiện rõ nhất trong màu sắc chủ đạo của tranh - màu xanh phổ.

Xanh phổ là màu in tổng hợp từng độc quyền ở châu Âu, phổ biến trong nghệ thuật phương Tây. Năm 1820, màu xanh phổ được nhập khẩu từ Hà Lan đến Nhật Bản nhưng vẫn quá đắt đỏ với quần chúng nhân dân. Mãi đến năm 1829, màu sắc này mới được sản xuất tại Trung Quốc, dần xuất hiện với số lượng lớn ở Nhật và Hokusai là một trong những họa sĩ tiên phong sử dụng xanh phổ trong tranh của mình.

Một điểm đặc trưng phương Tây nữa được phát hiện trong "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" chính là phối cảnh. Phối cảnh là cách thể hiện hình ảnh 3 chiều trên bề mặt 2 chiều, một ứng dụng hội họa được phát minh ở phương Tây.

Hội họa truyền thống Nhật Bản và hội họa Viễn Đông nói chung không có phối cảnh, đối tượng nào quan trọng trong tranh thì thường có kích thước to hơn.

Hokusai học về làm quen với phối cảnh phương Tây từ một người học trò và bắt đầu yêu thích rồi ứng dụng phối cảnh trong tranh của mình. Thú vị hơn, chính những tác phẩm này của Hokusai đã quay lại truyền cảm hứng cho hội họa phương Tây vào cuối thế kỷ 19, ông là thần tượng của nhiều họa sĩ theo trường phái Ấn tượng như Van Gogh, Claude Monet.

Được mến mộ trên thế giới nhưng ở Nhật, từng có thời điểm" Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" không được coi là tác phẩm nghệ thuật chân chính.

Dưới thời Edo, hội họa truyền thống được coi là cao quý, trong khi tranh mộc bản được in ấn đại trà với giá trị mỗi bức tranh chỉ ngang một bát mì. Đây là lý do giới học giả và các nhà sử học Nhật Bản thời xưa từng không mấy vui mừng khi loại hình nghệ thuật bình dân trở thành đại diện cho nghệ thuật nước họ.

Ý nghĩa con sóng lừng

Mỗi tác phẩm hội họa đều có một câu chuyện đằng sau. Với "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa", đó là thông điệp ẩn dụ đằng sau con sóng lừng.

Đầu thế kỷ 17, bình minh của thời kỳ Edo, chính quyền Nhật Bản đã ban bố chính sách bế quan tỏa cảng để ngăn người nước ngoài vào trong nước và ngăn người Nhật rời xứ sở. Hai trăm năm sau, thế giới đã biết đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong khi Nhật Bản vẫn đang "tỏa quốc". Nỗi quan ngại về các cuộc xâm lược bắt đầu xuất hiện bên trong nước Nhật.

Cơn sóng lừng trong tranh Hokusai chính là sức mạnh của thế giới bên ngoài đang đe dọa nước Nhật.

Núi Phú Sĩ, điểm cao nhất của Nhật Bản, cũng trở nên nhỏ bé trước con sóng khổng lồ. Bọt trắng ở đầu ngọn sóng cũng giống như những móng vuốt dữ tợn chực chờ vồ xuống ba chiếc thuyền đánh cá cố gắng vượt trùng khơi. "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" đang khắc họa một Nhật Bản đối diện với tương lai bất định những năm cuối thời kỳ Edo.

Chính phong cách hội họa giao thoa Nhật Bản và phương Tây cũng giúp Hokusai thể hiện rõ hơn câu chuyện thời đại trong tác phẩm của mình.

Uống Trà Thôi
theo phunuvietnam
Phóng to bức tranh nổi tiếng nhất Nhật Bản: Thế giới trầm trồ nhưng vì sao người Nhật Các phiên bản của bức tranh đặt tại bảo tàng ở Chicago, Anh, Los Angeles và Tokyo. Ảnh: Wikipedia
Phóng to bức tranh nổi tiếng nhất Nhật Bản: Thế giới trầm trồ nhưng vì sao người Nhật Tranh sử dụng màu xanh phổ và ứng dụng phối cảnh. Ảnh: The Met
Phóng to bức tranh nổi tiếng nhất Nhật Bản: Thế giới trầm trồ nhưng vì sao người Nhật Đương thời, những bức tranh hội họa truyền thống Nhật Bản được đánh giá là cao quý hơn. Ảnh: President and Fellows of Harvard College
Phóng to bức tranh nổi tiếng nhất Nhật Bản: Thế giới trầm trồ nhưng vì sao người Nhật
Phóng to bức tranh nổi tiếng nhất Nhật Bản: Thế giới trầm trồ nhưng vì sao người Nhật Con sóng lừng tung bọt trắng như những móng vuốt vồ lấy con thuyền. Ảnh: The Met
0 0 3,255 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

10 tranh đấu giá đắt nhất năm 2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2386 10:36, 02/01/2023
0 0 4,433 0.0
"Shot Sage Blue Marilyn" đứng đầu với 195 triệu USD trong danh sách 10 tranh đấu giá đắt nhất 2022 do Artsy thống kê.

Cuối tháng 12, các nhà đấu giá hàng đầu Sotheby's, Christie's, Phillips... công bố doanh thu và các tác phẩm gây chú ý trong năm. Chuyên trang nghệ thuật Artsy thống kê lại danh sách "Những bức tranh đấu giá cao ...
Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.4): Từ ‘thế tục’ đến ‘thô tục’
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2382 08:39, 29/12/2022
0 0 5,770 0.0
Nghệ thuật dân gian có thể biểu đạt cuộc sống thế tục một cách tự nhiên, điều này không phải là vấn đề. Nhưng sau khi loại bỏ nhân tố Thần thánh, nghệ thuật thế tục vào thời điểm này đã hình thành xu thế ngày càng trở nên thô tục hơn, sau đó nó trở thành vấn đề…

Những biến cách trong khoa học và ...
Những bức vẽ bé gái giá triệu USD của Yoshitomo Nara
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2373 08:39, 24/12/2022
0 0 7,994 0.0
Trong số các bức tranh bé gái theo phong cách hoạt hình của Yoshitomo Nara có bức tới 24,9 triệu USD (598 tỷ đồng).

Yoshitomo Nara tiếp tục gây chú ý khi bức "Dream" của ông dẫn đầu phiên đấu giá "Modern and Contemporary Art" của Bonhams hôm 3/12 với mức 681.334 USD (16 tỷ đồng). Tranh acrylic trên canvas, kích thước 60x56 cm, được ...
Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.3): Khi khoa học huỷ hoại đức tin
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2362 08:30, 20/12/2022
0 0 6,143 0.0
Cùng với sự lan truyền càng ngày càng rộng của những tư tưởng phản Thần và phản truyền thống, đạo đức của con người đã bị hủy hoại một cách vô tình, không ý thức được, không cảm nhận được…

Sở dĩ tôi muốn nói về khoa học, là vì trong lịch sử nghệ thuật, bất luận là phát minh nhan liệu mới, hay ...
Tranh những bình hoa giá hàng chục triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2350 08:47, 16/12/2022
0 0 4,734 0.0
Tranh vẽ bình hoa cúc, loa kèn của họa sĩ Sanyu được bán với giá lên tới giá 24,6 triệu USD (582 tỷ đồng).

Sanyu hiện là cái tên được nhắc đến nhiều trên các mạng xã hội Trung Quốc khi 163, Sohu đăng tải bài viết về cuộc đời, sự nghiệp của ông. CNN từng gọi họa sĩ là "Người định giá thị trường nghệ ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!