/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Phóng to bức tranh nổi tiếng nhất Nhật Bản: Thế giới trầm trồ nhưng vì sao người Nhật "không vui"?

2776 15:29, 23/07/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Phóng to bức tranh nổi tiếng nhất Nhật Bản: Thế giới trầm trồ nhưng vì sao người Nhật
Ở Nhật, từng có thời điểm bức tranh này không được coi là tác phẩm nghệ thuật chân chính.

Năm 2017, khi tìm kiếm ứng viên sáng giá cho vị trí "bức tranh nổi tiếng nhất Nhật Bản", tờ Wall Street Journal đã gọi tên "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" của danh họa Hokusai. Bức tranh mộc bản được trưng bày tại các bảo tàng khắp thế giới Berlin, Paris, Tokyo... Motif của nó cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu thời trang hiện đại, từ Uniqlo tới Dior.

"Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" là tranh mộc bản (khắc gỗ in trên giấy) nên có ít nhất 8.000 bản gốc khác nhau. Tác phẩm ra đời đầu thế kỷ 19, khắc họa một con sóng khổng lồ ngoài khơi thị trấn Kanagawa, nay là thành phố Yokohama, tỉnh Kanagawa.

Thoạt nhìn, người ta có thể nghĩ con sóng khổng lồ là trung tâm của tác phẩm này, nhưng kỳ thực, "nhân vật chính" lại là ngọn núi Phú Sĩ ở đằng xa.

"Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" chỉ là một tác phẩm trong tập tranh "Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ" vẽ núi Phú Sĩ ở các góc nhìn khác nhau từ thành phố, ngoài khơi đến làng mạc, qua đó thể hiện cuộc sống của người Nhật dưới thời Edo.

Không "thuần Nhật"

Là tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất từ nước Nhật thế nhưng "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" của Hokusai lại không thuần túy mang phong cách Nhật. Điều này thể hiện rõ nhất trong màu sắc chủ đạo của tranh - màu xanh phổ.

Xanh phổ là màu in tổng hợp từng độc quyền ở châu Âu, phổ biến trong nghệ thuật phương Tây. Năm 1820, màu xanh phổ được nhập khẩu từ Hà Lan đến Nhật Bản nhưng vẫn quá đắt đỏ với quần chúng nhân dân. Mãi đến năm 1829, màu sắc này mới được sản xuất tại Trung Quốc, dần xuất hiện với số lượng lớn ở Nhật và Hokusai là một trong những họa sĩ tiên phong sử dụng xanh phổ trong tranh của mình.

Một điểm đặc trưng phương Tây nữa được phát hiện trong "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" chính là phối cảnh. Phối cảnh là cách thể hiện hình ảnh 3 chiều trên bề mặt 2 chiều, một ứng dụng hội họa được phát minh ở phương Tây.

Hội họa truyền thống Nhật Bản và hội họa Viễn Đông nói chung không có phối cảnh, đối tượng nào quan trọng trong tranh thì thường có kích thước to hơn.

Hokusai học về làm quen với phối cảnh phương Tây từ một người học trò và bắt đầu yêu thích rồi ứng dụng phối cảnh trong tranh của mình. Thú vị hơn, chính những tác phẩm này của Hokusai đã quay lại truyền cảm hứng cho hội họa phương Tây vào cuối thế kỷ 19, ông là thần tượng của nhiều họa sĩ theo trường phái Ấn tượng như Van Gogh, Claude Monet.

Được mến mộ trên thế giới nhưng ở Nhật, từng có thời điểm" Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" không được coi là tác phẩm nghệ thuật chân chính.

Dưới thời Edo, hội họa truyền thống được coi là cao quý, trong khi tranh mộc bản được in ấn đại trà với giá trị mỗi bức tranh chỉ ngang một bát mì. Đây là lý do giới học giả và các nhà sử học Nhật Bản thời xưa từng không mấy vui mừng khi loại hình nghệ thuật bình dân trở thành đại diện cho nghệ thuật nước họ.

Ý nghĩa con sóng lừng

Mỗi tác phẩm hội họa đều có một câu chuyện đằng sau. Với "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa", đó là thông điệp ẩn dụ đằng sau con sóng lừng.

Đầu thế kỷ 17, bình minh của thời kỳ Edo, chính quyền Nhật Bản đã ban bố chính sách bế quan tỏa cảng để ngăn người nước ngoài vào trong nước và ngăn người Nhật rời xứ sở. Hai trăm năm sau, thế giới đã biết đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong khi Nhật Bản vẫn đang "tỏa quốc". Nỗi quan ngại về các cuộc xâm lược bắt đầu xuất hiện bên trong nước Nhật.

Cơn sóng lừng trong tranh Hokusai chính là sức mạnh của thế giới bên ngoài đang đe dọa nước Nhật.

Núi Phú Sĩ, điểm cao nhất của Nhật Bản, cũng trở nên nhỏ bé trước con sóng khổng lồ. Bọt trắng ở đầu ngọn sóng cũng giống như những móng vuốt dữ tợn chực chờ vồ xuống ba chiếc thuyền đánh cá cố gắng vượt trùng khơi. "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" đang khắc họa một Nhật Bản đối diện với tương lai bất định những năm cuối thời kỳ Edo.

Chính phong cách hội họa giao thoa Nhật Bản và phương Tây cũng giúp Hokusai thể hiện rõ hơn câu chuyện thời đại trong tác phẩm của mình.

Uống Trà Thôi
theo phunuvietnam
Phóng to bức tranh nổi tiếng nhất Nhật Bản: Thế giới trầm trồ nhưng vì sao người Nhật Các phiên bản của bức tranh đặt tại bảo tàng ở Chicago, Anh, Los Angeles và Tokyo. Ảnh: Wikipedia
Phóng to bức tranh nổi tiếng nhất Nhật Bản: Thế giới trầm trồ nhưng vì sao người Nhật Tranh sử dụng màu xanh phổ và ứng dụng phối cảnh. Ảnh: The Met
Phóng to bức tranh nổi tiếng nhất Nhật Bản: Thế giới trầm trồ nhưng vì sao người Nhật Đương thời, những bức tranh hội họa truyền thống Nhật Bản được đánh giá là cao quý hơn. Ảnh: President and Fellows of Harvard College
Phóng to bức tranh nổi tiếng nhất Nhật Bản: Thế giới trầm trồ nhưng vì sao người Nhật
Phóng to bức tranh nổi tiếng nhất Nhật Bản: Thế giới trầm trồ nhưng vì sao người Nhật Con sóng lừng tung bọt trắng như những móng vuốt vồ lấy con thuyền. Ảnh: The Met
0 0 4,086 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Bức tranh của Da Vinci hé lộ mối quan hệ rắc rối của nàng thơ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3227 10:24, 19/03/2024
3 0 2,593 0.0
Trong tác phẩm ‘Quý cô và con chồn’, Leonardo da Vinci đã thể hiện mối quan hệ của người mẫu với một vị công tước giàu có.

Bức Quý cô và con chồn là bảo vật quốc gia của Ba Lan đồng thời là kiệt tác nghệ thuật phương Tây. Quý cô trong tranh là Cecilia Gallerani, một thiếu nữ người Italy khi đó mới 16 tuổi, ...
Hành trình 100 năm kiến tạo mỹ thuật Việt
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3223 09:27, 15/03/2024
5 0 2,260 0.0
Kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương (nay là Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam), giới nghệ thuật trong và ngoài nước tổ chức nhiều sự kiện.

Sau 100 năm kể từ ngày thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, hội họa Việt Nam được kiến tạo trên nền tảng vững chắc của hội họa phương Tây kết ...
Nhành hoa hé lộ mối nguy của người mẫu trong bức tranh ‘Tháng sáu cháy bỏng’
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3217 08:55, 11/03/2024
1 0 2,473 0.0
Người mẫu nằm ngủ trưa ngỡ đang được thư giãn nhưng họa sĩ Frederic Leighton dường như gửi gắm một cảnh báo ngầm phía sau.

Khi Frederic Leighton trưng bày bức Tháng sáu cháy bỏng vào năm 1895 tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Anh ở London, các nhà phê bình đánh giá đây là một trong những tác phẩm xuất sắc của ...
Kinh thành nhà Thanh dưới thời Càn Long
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3211 09:38, 07/03/2024
0 0 2,204 0.0
Tranh của họa sĩ cung đình ghi lại cảnh Càn Long thỉnh an mẫu hậu, đại thần vào cung, phố mua sắm.

Bức "Kinh sư sinh xuân thi ý" (Ý thơ ở kinh thành khi xuân tới) của Từ Dương hiện được triển lãm tại Bảo tàng Cố Cung, Bắc Kinh. Tranh lụa hoàn thành mùa xuân năm 1767, chiều dọc 256 cm, chiều ngang 233 cm. Theo DPM, tác ...
Tranh Kim Hoàng – sự hồi sinh một dòng tranh dân gian
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3206 08:56, 04/03/2024
0 0 2,216 0.0
Tranh dân gian miền Bắc, nếu thiếu đi tranh Kim Hoàng, sẽ thiếu đi một nốt nhạc hay trong bản nhạc, cũng thiếu đi một vị lạ trong ngũ vị, và thiếu đi một màu độc đáo trong phổ màu.

Làng Kim Hoàng (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) từng là một làng quê nổi tiếng với nghề làm tranh, nhưng không may trong một trận lụt ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!