/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tại sao nhiều người bị ‘say’ khi uống trà?

2780 08:34, 25/07/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Tại sao nhiều người bị ‘say’ khi uống trà?
Say trà là lúc chúng ta có cảm giác hưng phấn và thư giãn khi uống trà; nhưng đôi khi lại đi kèm với những phản ứng không hay như tim đập nhanh, run rẩy, đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn, thậm chí là nhức mỏi xương khớp.
Tìm hiểu về hiện tượng say trà

Uống trà là một thói quen tốt, chè vừa là một đồ uống giải khát vừa là vị thuốc tốt cho sức khỏe. Thế nhưng uống chè không đúng cách sẽ mang lại một số tác dụng phụ không mong muốn. Một trong số đó là say trà.

Say trà là không phải là hiện tượng hiếm gặp và đã được ghi nhận trong văn thư cổ với tên gọi là “trà tuý”, kể cả những người uống trà lâu năm cũng dễ mắc phải. Triệu chứng rất dễ nhận biết và có nhiều mức độ khi ta say. Đầu tiên đó là chóng mặt, buồn nôn. Đồng thời đổ mồ hôi, lạnh tay, mệt mỏi. Khi bị say thì trong người cảm thấy vô cùng khó chịu, có thể gây nôn mửa, nặng hơn là bị hạ đường huyết và ngất xỉu. Nếu uống trà mà gặp phải trường hợp mà gặp phải hiện tượng tê hay run tay chân, bụng thắt và buồn nôn, run rẩy thì thường là do chúng ta uống trà vào lúc đói hay uống quá nhiều trà. Khi đang đói bụng thì chính là lúc đường huyết trong cơ thể đang thấp, mà lại uống trà nữa thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết gây ra những hiện tượng nêu trên, nhất là ở những người có huyết áp thấp.

Khi uống trà thì chúng ta hấp thụ tinh khí này vào cơ thể nên uống trà cũng là lúc cơ thể cảm thấy khoan khoái và thư giãn nhất. Còn giải thích theo kiểu khoa học hơn thì các loại trà cao cấp thường sẽ có nhiều “chất” hơn, mà những chất làm chúng ta bị say trà đó chính là: caffeine, theophylline, theobromine và L-theanine.

Caffeine có thể nói là hoạt chất thần kinh được hấp thụ nhiều nhất thế giới thông qua các loại cà phê, trà và nước tăng lực. Trà không có chứa nhiều caffeine giống như cà phê nhưng lượng caffeine trong trà cũng không hề thấp, khoảng 30-50mg trong trà xanh và cao hơn một chút đối với trà ô long và trà đen. Caffeine giúp ức chế sự sản sinh của chất dẫn truyền thần kinh Adenosine, Adenosine thường được sản sinh nhiều vào cuối ngày tạo cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ. Do đó khi uống những loại thức uống có chứa nhiều caffeine chúng ta thường có cảm giác tỉnh táo và hưng phấn.

Theophylline và theobromine đều là một dạng hợp chất hữu cơ thuộc nhóm Xanthines. Cả 2 chất này có tác dụng làm thư giãn cơ bắp, điều hoà nhịp tim và nhịp thở, giảm huyết áp, điều hòa máu lưu thông trong cơ thể nên khi uống trà chúng ta hay có cảm giác khoan khoái và thư giãn là vậy.

L-theanine là một dạng amino acid tìm thấy nhiều ở cây trà. Phân tử của L-theanine rất nhỏ nên khi uống vào thì loại amino acid này sẽ hấp thụ trực tiếp vào não. L-theanine thúc đẩy não bộ tạo ra một dạng sóng não Alpha, loại sóng não này giúp chúng ta có cảm giác thư thái và tỉnh táo. Ngoài ra L-theanine còn thúc đẩy sự hình thành của GABA và dopamine. Cả hai đều là chất truyền dẫn thần kinh, GABA thì giúp giảm stress và căng thẳng còn dopamine tạo cảm giác “nghiện” hay “thèm muốn”.

- Làm thế nào để tránh say trà?

Giữ cho trà nhẹ: Giảm bớt lượng trà và thời gian hãm trà để trà không quá đậm. Việc uống trà nhạt hơn không chỉ để tránh tác dụng phụ mà còn rèn luyện cho khẩu vị được tinh tế.

Không uống trà với dạ dày trống rỗng: Uống trà lúc đói rất dễ bị say và ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa

Uống trà kèm với ít đồ ăn nhẹ: Trà ngon làm cho nó phù hợp tuyệt vời với bất kỳ đồ ăn nhẹ, đối với những người thích đồ ăn nhẹ ngọt hoặc mặn, chúng luôn luôn là một trợ giúp tuyệt vời để ngăn chặn hoặc thoát khỏi tình trạng khó chịu của hiện tượng say trà.

Tránh các loại trà mới hái: Những chiếc lá trà mới hái chúng thường chứa nồng độ caffeine, alkaloids hoạt động cao hơn so với các loại trà cũ. Tốt nhất là giữ trà ít nhất nửa tháng trước khi uống.

- Cách xử lý khi bị say trà

Ăn kẹo ngọt: Trong kẹo ngọt có chứa nhiều đường. Và đường chính là một trong những loại thực phẩm giúp làm tăng lượng đường trong máu. Qua đó làm giảm

Uống nước dừa: Để trị say trà thì bạn cần nên uống nhiều nước. Để tống các thành phần làm bạn say ra ngoài qua đường tiểu tiện. Nhưng có một loại nước tốt hơn nước lọc đó là nước dừa.

Trong nước dừa có chứa nhiều chất điện giải. Thậm chí còn nhiều hơn nhiều loại nước đóng chai quảng cáo đầy rẫy trên TV. Chỉ cần cố gắng uống hết một trái dừa là bạn sẽ thấy dễ chịu hơ rất nhiều.

Uống trà gừng: Trà gừng là thức uống hữu hiệu giúp chữa những triệu chứng liên quan đến đường ruột. Chóng mặt hay buồn nôn không hẳn là triệu chứng của đầu. Mà có thể đến từ đường ruột. Bạn chỉ cần cắt vài lát gừng mỏng. Rồi pha chung với nước sôi. Để dễ uống hơn thì thêm vài thìa mật ong là được.

Uống Trà Thôi
Theo kinh tế đồ uống
0 0 3,657 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Trà và Thiền trong văn hóa Phật giáo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1971 09:21, 13/07/2022
0 0 6,932 0.0
Hương vị của trà đã thấm sâu vào trong cuộc sống thường nhật, vị chát rồi ngọt của trà đã đi vào tâm thức của bao lớp người trong kiếp nhân sinh. Rồi trà như cam lộ nhuận thắm cửa thiền sâu lắng, gợi lên khúc đại từ sắc sắc không không.

Không biết từ khi nào mà trà trở thành một trong những thứ không ...
Một tách trà là niềm vui thanh đạm, giữa phồn hoa ta thấy được thuần chân
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1965 09:08, 11/07/2022
1 1 6,451 0.0
Thuở nhỏ tôi rất sợ uống trà, vừa nhìn thấy liền nhăn mặt, đến khi cổ họng khát khô mới chịu vớ lấy chiếc chén mà nhắm mắt nhắm mũi uống, ực một cái là xong hết! Sau này lớn lên mới biết, thì ra, hoa có hương sắc của hoa, nước có ý vị của nước, ấm có tâm tình của ấm, mà trà lại có đạo lý của ...
Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1958 09:02, 08/07/2022
1 0 7,376 0.0
Nhiều tài liệu cho rằng, trà Trung Quốc lần đầu tiên được ghi chép trong triều đại nhà Chu, ban đầu người ta ca ngợi trà chỉ vì giá trị y học của nó. Ngay cả Khổng Tử (551 - 479 trước CN) cũng chưa từng thưởng thức trà.

Nhiều thời gian sau… Khổng Tử, trà mới thật sự trở thành thức uống ở Trung Quốc, rồi ...
Trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1953 09:00, 06/07/2022
0 0 9,273 0.0
Trà "cắm tăm" là cách pha trà đặc biệt. Chén trà đậm đặc đến nỗi nếu cắm que tăm vào vẫn có thể đứng thẳng trong chén.

Trà xanh gắn bó với đủ mọi tầng lớp nhân dân từ cao sang vương giả đến các tầng lớp bình dân lao động. Thưởng trà có nhiều cách, người thích vị trà nhẹ nhàng, có chút đắng nhẹ ...
Muốn đỡ khát uống nước, muốn tiêu sầu uống rượu, còn muốn tỉnh mộng mê thì uống trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1947 08:47, 03/07/2022
0 0 7,927 0.0
Trà là thức uống phổ biến và đã trở thành một trong ba thức uống không cồn chính (trà, cà phê, ca cao) được ưa chuộng trên toàn cầu. Cùng tìm hiểu chuyên khảo được cho là sớm nhất thế giới về trà để việc thưởng trà càng thêm thi vị.

Lục Vũ thời Đường năm 758 đã viết chuyên khảo sớm nhất thế giới ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!