/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình

2783 17:26, 25/07/2023
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình

Bạn đến Trái Đất này với mục đích gì?

 

Tháng 9 năm 1942 ở Vienna, nhà tâm lí học nổi tiếng người Do Thái Viktor Frankl đã bị bắt và giải đến trại tập trung của Đức quốc xã với vợ và cha mẹ mình. Ba năm sau, khi chiến tranh kết thúc, hầu hết các thành viên trong gia đình, trong đó có người vợ đang mang thai của ông, đã qua đời trong trại, nhưng ông - tù nhân số 119104 – đã sống sót. Trong cuốn sách 'Đi tìm lẽ sống' ông viết trong vòng 9 ngày, kể về những trải nghiệm của mình, Frankl kết luận: sự khác biệt giữa những người sống sót và người bỏ mạng tại đây chỉ phụ thuộc vào một điều: Lẽ Sống.

Như ông đã quan sát tại những trại tập trung, những người tìm thấy cho mình một lí tưởng sống ngay cả trong hoàn cảnh khủng khiếp nhất, sẽ kiên cường hơn, vững vàng hơn rất nhiều trước những khổ đau so với số còn lại. “Con người có thể bị tước bỏ mọi thứ nhưng có một điều”, Frankl viết: “thứ cuối cùng của tự do cá nhân - chọn cho mình thái độ trong bất cứ hoàn cảnh nào, chọn một cách thức của riêng mình”

 

Tháng 9 năm 1942 ở Vienna, nhà tâm lí học nổi tiếng người Do Thái Viktor Frankl đã bị bắt và giải đến trại tập trung của Đức quốc xã với vợ và cha mẹ mình. Ba năm sau, khi chiến tranh kết thúc, hầu hết các thành viên trong gia đình, trong đó có người vợ đang mang thai của ông, đã qua đời trong trại, nhưng ông - tù nhân số 119104 – đã sống sót. Trong cuốn sách 'Đi tìm lẽ sống' ông viết trong vòng 9 ngày, kể về những trải nghiệm của mình, Frankl kết luận: sự khác biệt giữa những người sống sót và người bỏ mạng tại đây chỉ phụ thuộc vào một điều: lẽ sống.


Như ông đã quan sát tại những trại tập trung, những người tìm thấy cho mình một lí tưởng sống ngay cả trong hoàn cảnh khủng khiếp nhất, sẽ kiên cường hơn, vững vàng hơn rất nhiều trước những khổ đau so với số còn lại. “Con người có thể bị tước bỏ mọi thứ nhưng có một điều”, Frankl viết: “thứ cuối cùng của tự do cá nhân - chọn cho mình thái độ trong bất cứ hoàn cảnh nào, chọn một cách thức của riêng mình”

 

Frankl làm việc với tư cách là một nhà trị liệu tại các trại. Trong cuốn sách, ông đưa ra trường hợp hai người bạn tù có ý định tự tử mà ông từng tiếp xúc. Giống như rất nhiều người khác trong trại, họ tuyệt vọng và nghĩ rằng chẳng còn điều gì để trông đợi từ cuộc sống, không còn lí do gì để sống. “Cả 2 trường hợp”, Frankl viết, “câu hỏi đặt ra là, họ có nhận ra rằng cuộc sống vẫn trông đợi họ, một điều gì đó trong tương lai vẫn trông đợi họ”. Với người này, đó là đứa con bé bỏng đang lưu lạc ở một đất nước khác. Với người kia, một nhà khoa học, đó là loạt những cuốn sách cần được hoàn thành.

"Điều độc nhất và duy nhất tạo nên sự khác biệt, điều đem lại lẽ sống cho họ, gắn kết với những sản phẩm sáng tạo giống như cách nó kết nối con người bằng tình yêu. Khi một người nhận ra rằng họ là không thể thay thế được, họ nhận thức được một cách đầy đủ những trách nhiệm của sự tồn tại của mình. Những ai ý thức được trách nhiệm mình đang gánh vác với mọi người - những con người đợi chờ họ trong trìu mến hay ý thức được trách nhiệm về công việc mà mình đang dang dở sẽ không bao giờ vứt bỏ cuộc sống của mình. Những người biết mình sống trên đời để làm gì sẽ luôn chịu đựng được dù cuộc sống khắc nghiệt như thế nào."

 

Năm 1991, Thư viện Quốc hội đã ghi danh cuốn 'Đi tìm lẽ sống' là một trong 10 cuốn sách có ảnh hưởng nhất nước Mỹ. Nhưng, ngày nay, sau hơn 20 năm, gia trị cốt lõi của cuốn sách - sự nhấn mạnh vào tầm quan trọng của lẽ sống, giá trị của khổ đau và trách nhiệm với một điều gì đó vượt lên chính bản thân mình - có vẻ như chẳng có tí tương đồng nào với cái cách mà chúng ta đang sống, khi mà người ta quan tâm tới theo đuổi sự thỏa mãn cá nhân nhiều hơn là đi tìm ý nghĩa của cuộc sống. “ Đối với người Châu Âu”, Frankl viết , "đó là đặc trưng của nền văn hóa Mỹ, lúc nào cũng yêu cầu và đòi hỏi “được hạnh phúc”. Nhưng hạnh phúc không phải thứ chỉ để theo đuổi, hạnh phúc cần phải được đảm bảo. Mỗi người phải có một lí do để trở nên hạnh phúc.

Theo Gallup, mức độ hạnh phúc của người dân Mỹ đang ở mốc cao nhất trong 4 năm qua, giống như việc dường như những cuốn sách bán chạy nhất đều có từ “hạnh phúc” trên tiêu đề của nó. Trong nghiên cứu này, Gallup chỉ ra rằng gần 60% người dân Mỹ hiện nay cảm thấy hạnh phúc, không một chút căng thẳng và lo lắng. Mặt khác, theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh , khoảng 4/10 người Mỹ không thấy hài lòng với mục đích cuộc sống.

40% nghĩ răng cuộc sống của họ không có phương hướng và mục đích rõ ràng hay họ giữ thái độ trung lập về việc có hay không có mục đích cuộc sống. Gần 25% người Mỹ cảm thấy bình thường hay không có ý thức mạnh mẽ ( đặt nặng vấn đề ) về những điều khiến cuộc sống của họ trở nên có ý nghĩa. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cuộc sống có mục đích và ý nghĩa làm tăng mức độ hài lòng và độ hạnh phúc nói chung, cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, tăng cường khả năng hồi phục, nâng cao lòng tự trọng và giảm thiểu nguy cơ của bệnh trầm cảm. Trên tất cả những điều đó, theo một nghiên cứu gần đây, việc tâm tâm niệm niệm theo đuổi hạnh phúc , mỉa mai thay đang khiến con người ít hạnh phúc hơn. “Chính việc theo đuổi hạnh phúc”, Frankl cho rằng “cản trở hạnh phúc thật sự”.

Đây là lí do các nhà khoa học luôn cẩn trọng với việc mưu cầu hạnh phúc đơn thuần. Trong một nghiên cứu mới sẽ được xuất bản trong năm nay, các nhà tâm lý học đã phỏng vấn 400 người độ tuổi từ 18 đến 78 về việc họ có cho rằng cuộc sống của mình hạnh phúc và có ý nghĩa hay không. Trong vòng 1 tháng, thông qua bài test tự đánh giá về thái độ của họ về ý nghĩa cuộc sống, sự hạnh phúc và nhiều yếu tố khác như mức độ căng thẳng, mô hình chi tiêu, có con… Nghiên cứu chỉ ra rằng, cuộc sống ý nghĩa và cuộc sống hạnh phúc giống nhau ở một số khía cạnh, nhưng về tổng thể chúng vẫn có sự khác biệt. Các nhà tâm lý học tìm ra yếu tố chủ đạo của nhóm có “cuộc sống hạnh phúc” có liên quan đến việc “ nhận lại ” trong khi điều quan trọng đối với nhóm có “cuộc sống ý nghĩa” là “ cho đi”.

“Hạnh phúc không đi cùng với ý nghĩa, giống như sống một cuộc sống hời hợt và nông cạn, chỉ biết đến lợi ích cá nhân hay thậm chí là sự ích kỉ, một cuộc sống mọi thứ đều suôn sẻ, những nhu cầu và khát khao trở nên dễ dàng được thỏa mãn, và những khó khăn, vướng mắc thì bị tránh né và lờ đi”.

 

Vậy, đâu là sự khác biệt giữa một cuộc sống hạnh phúc và một cuộc sống ý nghĩa? Hạnh phúc, là về những cảm giác tốt và thoải mái. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu chỉ ra: những người cảm thấy hạnh phúc có xu hướng nghĩ rằng cuộc sống thật dễ dàng, họ có sức khỏe thể chất tốt, có khả năng mua những thứ họ cần và muốn. Trong khi việc không đủ năng lực tài chính đều làm giảm cách bạn cảm nhận và đánh giá sự hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống, thì điều này tác động lớn hơn nhiều vào hạnh phúc. Một cuộc sống hạnh phúc cũng có nghĩa là không có lo âu hay căng thẳng.

Điều quan trọng nhất đứng từ góc nhìn xã hội, theo đuổi hạnh phúc được gắn với những hành vi có tính ích kỉ, như đã được giới thiệu ở trên, đó là “nhận lại”, hơn là “cho đi”. Các nhà tâm lí học đã đưa ra một lí giải dưới góc độ tiến hóa cho điều này: hạnh phúc là thỏa mãn những nhu cầu bản năng. Nếu bạn cần hay muốn một điều gì đó – ví như khi đói, bạn ăn, và nó khiến bạn hạnh phúc. Nói cách khác, con người trở nên hạnh phúc khi họ có những thứ họ muốn. Loài người, không phải là giống loài duy nhất cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Loài vật cũng có nhu cầu và mong ước, khi những nhu cầu ấy được thỏa mãn, chúng cũng cảm thấy hạnh phúc tương tự.

“Người hạnh phúc có được những niềm vui từ lợi ích mà mình nhận được, trong khi đó, những người tìm kiếm một cuộc đời ý nghĩa lại tìm thấy niềm vui ở sự cho đi, Kathleen Vohs, một trong những tác giả nghiên cứu giải thích. Nói cách khác, lẽ sống giúp ta vượt qua chính bản thân mình trong khi hạnh phúc là thỏa mãn bản thân khi cần thiết. Người chọn cho mình lối sống có ý nghĩa thường giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn. “Trái lại, người chọn lối sống hạnh phúc đơn thuần sẽ không làm việc đó” hai nhà nghiên cứu thuộc ĐH Stanford: Jennifer Aaker và Emily Garbinsky viết.

Roy Baumeister, trưởng nhóm nghiên cứu và là đồng tác giả với John Tierney trong một cuốn sách gần đây: Willpower: Rediscovering the Greatest Human Strength (Tạm dịch: Ý chí: khám phá về sức mạnh vĩ đại nhất của loài người) đặt ra câu hỏi: Điều gì khiến cho loài người tách biệt với các loài động vật khác, đi ngược lại với qui luật tự nhiên về mưu cầu hạnh phúc để theo đuổi một cuộc sống có ý nghĩa- thứ độc nhất vô nhị mà chỉ riêng loài người mới có?

Những người tham gia nghiên cứu báo cáo rằng, họ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống từ việc cho đi một điều gì đó cho người khác và hi sinh vì lợi ích của cộng đồng. Theo cách hiểu của Martin E. P. Seligmanm, một chuyên gia tâm lý hàng đầu hiện nay, với một cuộc sống ý nghĩa, “bạn sử dụng hết khả năng và thế mạnh của mình cho điều mà bạn tin tưởng, vượt lên chính bản thân mình".

Ví dụ, cuộc sống của một người có nhiều ý nghĩa hơn được gắn với các hành động như mua một món quà dành tặng một ai đó, chăm sóc trẻ con và tranh luận. Người sống có lí tưởng thường chủ động tìm kiếm những điều ý nghĩa ấy kể cả khi họ biết họ phải trả giá bằng hạnh phúc của mình. Bởi họ đầu tư cho những điều lớn lao hơn chính bản thân mình, họ cũng thường lo lắng và căng thẳng nhiều hơn so với cuộc sống của những người chỉ theo đuổi hạnh phúc cá nhân. Ví như việc có con, một điều vô cùng ý nghĩa cho cuộc sống nhưng đòi hỏi sự hi sinh rất lớn từ cả 2 phía cha và mẹ. Trong một nghiên cứu, theo nhà tâm lý học của ĐH Harvard Daniel Gilbert, cha mẹ cảm thấy ít hạnh phúc hơn khi tương tác với con cái của họ so với việc tập thể dục, ăn uống và xem TV.

 

“Một phần những gì chúng ta làm như là con người là quan tâm tới người khác và đóng góp vào cho cộng đồng. Nó làm cuộc sống của chúng ta thêm ý nghĩa nhưng nó không mang lại cho chúng ta hạnh phúc”. Baumeister nói.

 

Lí tưởng không phải chỉ là vượt lên chính mình, nó là vượt lên khoảnh khắc hiện tại - đây có lẽ là phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu này. Trong khi hạnh phúc là cảm nhận của hiện tại, tại đây, ngay khoảnh khắc này, nhưng cuối cùng nó cũng sẽ mất đi, giống như tất cả những cảm xúc khác, sự tác động tích cực của cảm xúc và niềm vui chỉ là thoáng qua. Thời gian mọi người nói về việc cảm thấy tốt và tồi tệ tương quan với hạnh phúc, nhưng không hề có liên hệ với ý nghĩa cuộc sống.

 

Ngược lại, lí tưởng có tình bền vững, kết nối quá khứ với thực tại và tương lai. “Vượt lên trên khoảnh khắc hiện tại, nhìn vào quá khứ và tương lai là dấu hiệu của một cuộc sống ý nghĩa nhưng không hạnh phúc”, các nhà nghiên cứu viết. “Hạnh phúc không đến trong suy tưởng về quá khứ hay tương lai”. Những người sống cho hiện tại thường hạnh phúc hơn nhưng những người dành thời gian suy tính cho tương lai và những mất mát, trắc trở trong quá khứ, cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn đồng nghĩa với việc họ cảm thấy ít hạnh phúc hơn.

Nghiên cứu chỉ ra: Những sự kiện có tính tiêu cực xảy đến với bạn làm giảm mức độ hạnh phúc nhưng làm tăng giá trị cuộc sống của bạn. Một nghiên cứu khác vào năm 2011 xác nhận: những người sống có lí tưởng là những người xác định cho mình mục đích sống rõ ràng,và họ đánh giá mức độ hài lòng với cuộc sống cao hơn những người khác dù họ có đang cảm thấy buồn bã. “Nếu có ý nghĩa cuộc đời nào”, Frankl viết “thì đó phải là ý nghĩa ở trong sự khổ đau (suffering)”

Quay lại với cuộc đời của Frankl, và cụ thể là trải nghiệm mang tính quyết định của ông trước khi bị bắt đến trại tập trung. Đó là sự kiện liên quan đến sự khác biệt giữa theo đuổi lí tưởng và theo đuổi hạnh phúc trong cuộc sống.

Ngay thời thiếu niên, ông đã khẳng định mình là một trong những nhà tâm lí học hàng đầu thành Vienna và thế giới. 16 tuổi, ông đã trao đổi với Sigmund Freud qua thư và có lần, ông gửi Freud một bài nghiên cứu viết tay dài 2 trang. Freud vô cùng ấn tượng với tài năng của Frankl và đã gửi bản thảo đó cho Tạp chí Tâm lí học Quốc tế để xuất bản. “ Tôi hi vọng cậu không phản đối”, Freud viết thư hồi đáp cho chàng trai trẻ.

 

Trong thời gian theo học trường y khoa, Frankl còn tiến xa hơn nữa. Không chỉ thành lập trung tâm phòng chống tự tử cho thanh thiếu niên, ông còn phát triển liệu pháp của riêng mình, đóng góp cho ngành tâm lí học lâm sàng: liệu pháp ý nghĩa- học thuyết giúp con người đối mặt với trầm cảm, đạt được trạng thái hạnh phúc bằng cách tìm ra ý nghĩa cuộc sống của mình. Năm 1941, học thuyết này của ông thu hút sự chú ý của quốc tế và ông làm việc với tư cách là trưởng khoa thần kinh học vủa bệnh viện Rothschild Vienna, nơi ông đã đặt mạng sống và sự nghiệp của mình vào nguy hiểm khi quyết định đưa ra chẩn đoán sai lệch về sức khỏe của bệnh nhân để họ có thể thoát khỏi án tử của Đức quốc xã thiết lập riêng cho các bệnh nhân có vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Cùng năm đó, ông phải đối mặt với quyết định thay đổi cuộc đời của mình. Cùng với sự nghiệp đang trên đà phát triển và lờ mờ nhận thấy sự đe dọa của quân phát xít, Frankl đã xin và được cấp visa sang Mỹ. Thời điểm đó cũng là lúc Đức Quốc xã và phát xít bao vây và bắt bớ người Do Thái vào các trại tập trung, đối tượng đầu tiên chúng nhắm đến là người già. Frankl biết, việc cha mẹ mình bị bắt chỉ còn là vấn đề thời gian, ông cũng biết rằng, khi chuyện đó xảy ra, ông có trách nhiệm phải ở bên cha mẹ mình và giúp đỡ họ vượt qua những chấn thương trong quá trình thích nghi với cuộc sống ở trại. Nhưng mặt khác, là một người đàn ông mới lập gia đình với bản thị thực trong tay, ông bị cám dỗ bởi ý định rời đến Mỹ, chạy trốn một cách an toàn để phát triển và nâng cao vị thế trong lĩnh vực của mình trong tương lai.

Như Anna S. Redsand thuật lại chi tiết về tiểu sử của Frankl, khi đó ông không biết phải làm gì và quyết định đến nhà thờ thánh Stephan, Vienna để gột rửa đầu óc. Ông tự hỏi mình “ tôi có nên bỏ mặc cha mẹ mình…” liệu tôi có thể nói lời tạm biệt và mặc họ với số phận của họ? Bổn phận của tôi nằm ở đâu? Ông đã trông chờ “một lời gợi ý từ thiên đường”.

Khi trở về nhà, ông đã tìm ra nó. Một miếng đá cẩm thạch nằm trên bàn- cha ông giải thích nó là một mẩu vụn từ đống đổ nát của một giáo đường người Do Thái mới bị quân phát xít phá hủy gần đó. Viên đá cẩm thạch mang ý nghĩa của 10 điều răn, một trong số đó là tôn vinh bậc làm cha mẹ. Frankl quyết định ở lại Vienna và từ bỏ cơ hội an toàn và cơ hội phát triển sự nghiệp đang chờ ông ở Mỹ. Ông quyết định dẹp bỏ mong ước cá nhân sang một bên để giúp đỡ gia đình mình và sau đó là những tù nhân khác trong trại.

Sự thông tuệ của Frankl bắt nguồn từ những trải nghiệm cá nhân đó, giữa những đau khổ không thể tưởng tượng của con người, đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị: “là một con người luôn là hướng đến một điều gì đó, cho ai đó, nhiều hơn chính bản thân mình, đó có thể là một lý tưởng để sống hoặc một người để yêu. Khi ta dần quên đi cái tôi của bản thân, cố gắng hết mình vì trọng trách ta mang, cho người ta yêu quí, phần người trong chúng ta càng trở nên sáng rõ."

Baumeister và cộng sự đồng ý rằng, theo đuổi lí tưởng và ý nghĩa cuộc sống khiến con người trở thành cá thể độc nhất vô nhị. Bằng cách đặt những quan tâm cá nhân ích kỉ sang một bên để hành động cho những điều lớn lao hơn, vượt lên chính bản thân mình, cho đi hơn nhận lại, chúng ta không chỉ nhấn mạnh bản chất và tính nhân văn của con người mà còn khẳng định rằng cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn so với việc đuổi theo hạnh phúc đơn thuần.

Theo The Atlantic

Team Uống Trà Thôi sưu tầm

0 0 8,552 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

CHO ĐI LÀ HẠNH PHÚC HƠN NHẬN VỀ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
118 08:40, 01/06/2021
3 0 15,699 10.0
"Trong cuộc sống này, ai cũng có riêng cho mình những kế hoạch, những dự định riêng, rồi những nỗi lo của cơm, áo, gạo, tiền… mà đôi lúc dường như con người chúng ta không còn có thời gian quan tâm tới những việc, những người xung quanh. Trong dòng đời vội vã đó nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa ...
Cháy nhà lòi  mặt chuột
111 12:45, 30/05/2021
0 0 20,430 0.0
CHÁY NHÀ LÒI MẶT CHUỘT

Một con chuột bị mèo đuổi, vô tình chui vào trong tượng Phật trên chùa và làm tổ ở đó...

Từ ngày chui vào trong tượng Phật, cuộc sống của chuột ta vô cùng no đủ. Nó luôn được ăn thỏa thích những đồ lễ vật mà người dân mang đến cúng bái. Thêm nữa, người nào đến trước tượng ...
Biết tôn trọng người khác là một loại Mỹ Đức
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
104 06:13, 28/05/2021
0 0 17,223 0.0
Ngày nọ, một ông lão ăn mày quần áo rách tả tơi, đầu tóc bù xù, trên người bốc ra một mùi hôi khó chịu đứng trước một cửa tiệm bánh ngọt náo nhiệt. Những vị khách mua hàng đứng bên cạnh đều bịt mũi, nhíu mày, tỏ rõ thái độ ghét bỏ và khó chịu với ông ấy.

Nhân viên bán hàng quát to: “Đi ngay! Đi ...
Tu hành đạt được gì?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
103 06:01, 28/05/2021
2 0 21,541 10.0
TU HÀNH CUỐI CÙNG ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU GÌ ?

Có người hỏi vị Tăng sĩ :
“ Ông lúc nào cũng tu tu hành hành vậy thông qua tu hành , cuối cùng đạt được cái gì?”

Vị tăng sĩ trả lời :
“Cái gì cũng không đạt được”

Người này lại hỏi :
“ Vậy ngài còn Tu Hành làm gì?”

Vị tăng sĩ mỉm cười nói :
“ Thế ...
KHẨU NGHIỆP
102 23:38, 27/05/2021
0 0 20,254 0.0
10 KIỂU KHẨU NGHIỆP TUYỆT ĐỐI PHẢI TRÁNH

1. Đa ngôn (nhiều lời)

Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra, vì thế không nên nói quá nhiều, đa ngôn tất thất (nói nhiều ắt sẽ có sai sót).

Trong cuốn "Mặc Tử" có ghi chép rằng, học trò của Mặc Tử từng hỏi ông: "Nói nhiều có lợi không?"

Mặc Tử trà lời: ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!