/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Thức uống bình dân của người Hà Nội

2794 08:57, 02/08/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Thức uống bình dân của người Hà Nội
Không nằm trong “danh mục” nghệ thuật trà của Việt Nam, cũng không phải là thức uống cao sang nhưng trà đá lại có mặt khắp nơi từ nông thôn ra thành thị.

Với người Hà Nội, trà đá vỉa hè như một phần không thể thiếu, nó trở thành thói quen thường trực làm nên nét văn hóa bình dân độc đáo.

Với bề dày lịch sử hơn 1000 năm tuổi, nếp sống của người Hà Nội vốn nổi tiếng thanh lịch và cốt cách. Cũng chính bởi vậy, lề thói ăn uống của người Tràng An rất cầu kỳ và nặng về nghi lễ. Ấy vậy mà, thói quen trà đá vỉa hè tưởng chừng sẽ chẳng bao giờ được người Tràng An chấp nhận lại nhanh chóng du nhập, tạo ra diện mạo hoàn toàn mới cho bức tranh ẩm thực Hà Thành.

Không biển hiệu, không màu mè, chỉ đơn giản là một bộ ấm tích, phích nước, thùng đá, vài ba chiếc ghế trải nhựa, dăm bảy lọ thủy tinh trắng đựng nào là kẹo lạc, kẹo vừng cùng một hộp kính đủ loại thuốc lá, thuốc lào và một chiếc điếu cày. Nét văn hóa bình dân ấy không phân biệt giới tính, tuổi tác, học vấn, công nhân hay nhân viên công sở với trang phục chỉnh tề đều có thể ngồi lại bên những ly trà đá vỉa hè.

Cốc trà đá chỉ 3.000 – 5.000 đồng thôi mà đã làm vơi đi biết bao nỗi mệt nhọc trong người, vơi đi cả cơn khát trong tiết trời nóng nực. Vậy nên dù đi xa cách mấy, nhiều người lại nhớ đến và thèm một ly trà đắng chát, nhất là giữa những ngày thời tiết oi ả của nắng hè hay là lúc trời Hà Nội chuyển mình vào thu.

Bước đến bên quán trà đá, không khó để bắt gặp các ông, các bà đon đả mời chào. Hầu như những người chủ quán đều đã có tuổi. Ngồi với khách, đôi khi họ còn kể đôi ba câu chuyện về ngày xưa xem như món quà tinh thần tặng khách.

Người Hà Nội vốn cầu kỳ đủ thứ nhưng với trà đá, họ lại chẳng đề ra yêu cầu nào. Ngồi trà đá, người ta bỗng dưng thoáng đi, không còn bàn tới vị trà ngon hay dở. Cùng với đó là tiếng cười đùa, xôn xao cùng đôi ba câu chuyện kể từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục đến y tế, thể thao, có thể là cả chuyện đầu ngõ cuối xóm, tất cả đã tạo nên một nét văn hóa đậm chất riêng của Hà Nội.

Qua rồi cái thời phải có không gian thích hợp, phải có bạn hiền, có trà ngon, có vấn đề thảo luận rồi mới tìm đến trà. Giờ đây, những quán trà vỉa hè đã trở thành một điểm đến không cần hẹn trước của bất kỳ một lứa tuổi nào. Không cứ gì vỉa hè, hàng rong, trà đá còn len chân có mặt tại rất nhiều quán ăn, thậm chí nhà hàng sang trọng. Người Hà Nội vẫn cầu kỳ trong cách ăn uống, nếp sống, vậy mà không hiểu sao trà đá vẫn được ưa chuộng đến thế? Người ta tìm đến trà đá như một thói quen, nhấm nháp cái chan chát, rồi ngọt dần trong miệng mát xuống tận ruột, hòa mình trong những chuyện “không đầu-không cuối”….

Mùa hè, trong cái oi bức, nóng nực của phố xá, đang đi trên đường, tạt vào một quán trà đá ven đường, uống ly trà đá mà mát lòng mát dạ. Sau ngụm nước đầu tiên, vị đắng của trà qua đi, còn lại vị ngọt tê tê nơi đầu lưỡi. Chỉ ngồi lại dăm ba phút, đủ để ngắm phố phường, cũng đủ để nghe một vài câu chuyện vui đùa xung quanh. Cuộc sống cứ gấp gáp trôi đi mà trà đá vỉa hè Hà Nội bao năm vẫn thế.

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
Thức uống bình dân của người Hà Nội
0 0 3,046 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Lý do không nên uống trà khi đói bụng
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3164 18:54, 31/01/2024
0 0 2,054 0.0
Trà có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng uống khi đói dễ gây kích ứng dạ dày, đau đầu, cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng.

Tất cả chúng ta đều biết đồ uống ấm vào buổi sáng có thể có lợi cho quá trình trao đổi chất và hệ tiêu hóa. Nhưng điều đó có đúng với tất cả các loại đồ uống không? ...
Lược Sử Của Trà (P4): Trà Thời Nhà Đường – Tiên Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3157 21:30, 28/01/2024
0 0 2,012 0.0
Thời Đường được coi là thời đại mà lần đầu tiên văn hóa trà được chính thức ghi nhận, cùng với sự ra đời của “Trà Kinh” của Lục Vũ. Từ “Trà Kinh”, trà cũng mới được thống nhất gọi là “trà” (“茶”, chá), sau nhiều tên gọi khác nhau trước đó như “đồ” (“荼”, tú), “mính” (“茗”, ...
Bạch trà Shan tuyết Hà Giang - Niềm tự hào của Việt Nam
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3152 09:27, 25/01/2024
0 0 1,471 0.0
Sự xuất hiện của Bạch trà Shan tuyết Hà Giang trong tiệc trà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã góp phần giới thiệu đến bạn bè quốc tế về nét đẹp văn hóa trà của Việt Nam, đồng thời khẳng định vị thế của Bạch trà Shan tuyết Hà Giang trên bản đồ ...
Lược Sử Của Trà (P3): Trà Trước Thời Nhà Đường – Chử Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3149 08:55, 23/01/2024
0 0 1,866 0.0
Vào thời kỳ đầu của lịch sử uống trà, người cổ đại có thể đã nhai lá chè tươi trực tiếp như một cách giải khát. Sau đó thì họ chuyển sang nấu lá chè tươi với nước và gia vị như món canh, tiếp theo là học cách phơi khô lá chè để dùng dần. Thời kỳ này, các loại cây chè hoang dã được khai thác, đến ...
Mùa xuân - Vụ trà mong đợi nhất của người làm trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3141 16:54, 20/01/2024
0 0 1,830 0.0
Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, hơi ấm của mùa xuân sẽ giúp cho cây cối sinh sôi . Các loài thực vật nói chung đều bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự thay đổi của thời tiết và khí hậu, cây trà cũng không ngoại lệ. Thời tiết độ xuân về vô cùng thích hợp để cây trà phát triển tốt, đâm chồi, nảy lộc. ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!