/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Thức uống bình dân của người Hà Nội

2794 08:57, 02/08/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Thức uống bình dân của người Hà Nội
Không nằm trong “danh mục” nghệ thuật trà của Việt Nam, cũng không phải là thức uống cao sang nhưng trà đá lại có mặt khắp nơi từ nông thôn ra thành thị.

Với người Hà Nội, trà đá vỉa hè như một phần không thể thiếu, nó trở thành thói quen thường trực làm nên nét văn hóa bình dân độc đáo.

Với bề dày lịch sử hơn 1000 năm tuổi, nếp sống của người Hà Nội vốn nổi tiếng thanh lịch và cốt cách. Cũng chính bởi vậy, lề thói ăn uống của người Tràng An rất cầu kỳ và nặng về nghi lễ. Ấy vậy mà, thói quen trà đá vỉa hè tưởng chừng sẽ chẳng bao giờ được người Tràng An chấp nhận lại nhanh chóng du nhập, tạo ra diện mạo hoàn toàn mới cho bức tranh ẩm thực Hà Thành.

Không biển hiệu, không màu mè, chỉ đơn giản là một bộ ấm tích, phích nước, thùng đá, vài ba chiếc ghế trải nhựa, dăm bảy lọ thủy tinh trắng đựng nào là kẹo lạc, kẹo vừng cùng một hộp kính đủ loại thuốc lá, thuốc lào và một chiếc điếu cày. Nét văn hóa bình dân ấy không phân biệt giới tính, tuổi tác, học vấn, công nhân hay nhân viên công sở với trang phục chỉnh tề đều có thể ngồi lại bên những ly trà đá vỉa hè.

Cốc trà đá chỉ 3.000 – 5.000 đồng thôi mà đã làm vơi đi biết bao nỗi mệt nhọc trong người, vơi đi cả cơn khát trong tiết trời nóng nực. Vậy nên dù đi xa cách mấy, nhiều người lại nhớ đến và thèm một ly trà đắng chát, nhất là giữa những ngày thời tiết oi ả của nắng hè hay là lúc trời Hà Nội chuyển mình vào thu.

Bước đến bên quán trà đá, không khó để bắt gặp các ông, các bà đon đả mời chào. Hầu như những người chủ quán đều đã có tuổi. Ngồi với khách, đôi khi họ còn kể đôi ba câu chuyện về ngày xưa xem như món quà tinh thần tặng khách.

Người Hà Nội vốn cầu kỳ đủ thứ nhưng với trà đá, họ lại chẳng đề ra yêu cầu nào. Ngồi trà đá, người ta bỗng dưng thoáng đi, không còn bàn tới vị trà ngon hay dở. Cùng với đó là tiếng cười đùa, xôn xao cùng đôi ba câu chuyện kể từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục đến y tế, thể thao, có thể là cả chuyện đầu ngõ cuối xóm, tất cả đã tạo nên một nét văn hóa đậm chất riêng của Hà Nội.

Qua rồi cái thời phải có không gian thích hợp, phải có bạn hiền, có trà ngon, có vấn đề thảo luận rồi mới tìm đến trà. Giờ đây, những quán trà vỉa hè đã trở thành một điểm đến không cần hẹn trước của bất kỳ một lứa tuổi nào. Không cứ gì vỉa hè, hàng rong, trà đá còn len chân có mặt tại rất nhiều quán ăn, thậm chí nhà hàng sang trọng. Người Hà Nội vẫn cầu kỳ trong cách ăn uống, nếp sống, vậy mà không hiểu sao trà đá vẫn được ưa chuộng đến thế? Người ta tìm đến trà đá như một thói quen, nhấm nháp cái chan chát, rồi ngọt dần trong miệng mát xuống tận ruột, hòa mình trong những chuyện “không đầu-không cuối”….

Mùa hè, trong cái oi bức, nóng nực của phố xá, đang đi trên đường, tạt vào một quán trà đá ven đường, uống ly trà đá mà mát lòng mát dạ. Sau ngụm nước đầu tiên, vị đắng của trà qua đi, còn lại vị ngọt tê tê nơi đầu lưỡi. Chỉ ngồi lại dăm ba phút, đủ để ngắm phố phường, cũng đủ để nghe một vài câu chuyện vui đùa xung quanh. Cuộc sống cứ gấp gáp trôi đi mà trà đá vỉa hè Hà Nội bao năm vẫn thế.

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
Thức uống bình dân của người Hà Nội
0 0 3,893 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Trà ô long Tứ Quý – Phẩm trà thượng hạng
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2546 08:45, 01/04/2023
0 0 12,465 0.0
Mang mùi thơm ngọt ngào, phảng phất hương hoa dịu nhẹ, khi pha nước trà có màu nhàn nhạt vàng xanh, vị trà chát nhẹ mà không gắt, hậu ngọt kéo dài hòa quyện với hương hoa mộc lan xen lẫn hương mật ong ngọt ngào. Ô long Tứ Quý trở thành một trong những phẩm trà thượng hạng được nhiều người yêu thích.

Trà ô ...
Phân biệt quá trình oxy hóa trà và lên men trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2542 08:37, 29/03/2023
0 0 7,390 0.0
Quá trình lên men và oxy hóa đều là yếu tố quan trọng làm nên hương - sắc - vị của các phẩm trà. Đây cũng là một trong những yếu tố chính để phân biệt các loại trà. Oxy hóa và lên men đều là quá trình sinh hóa có sự tham gia của enzyme trong môi trường của hợp chất hữu cơ (lá trà). Tuy nhiên, hai quá trình này ...
Vì sao trà có hậu vị ngọt?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2536 11:01, 26/03/2023
0 0 7,293 0.0
Trà vốn có vị đắng tự nhiên nhưng sau khi uống lại cảm nhận được hậu vị ngọt ngào. Điều này nhờ vào một số chất đặc trưng có trong trà, những chất đó đã kết hợp và hòa tan với những thành phần có trong khoang miệng tạo nên cảm giác ngọt nhẹ mỗi khi uống trà. Đây cũng chính là sự đặc biệt của ...
Vùng trà Shan tuyết mùa xuân
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2526 08:40, 22/03/2023
0 0 5,607 0.0
Chè Shan tuyết từ nhiều năm qua được ví như “vàng xanh” của núi rừng. Vào mùa xuân, những rừng chè Shan vươn mình nảy những mầm non đầu tiên, cho ra những búp chè non xanh mướt, tạo nên thương hiệu đặc biệt riêng có của núi rừng.

Núi rừng Đông – Tây Bắc có điểm chung khi sở hữu những rừng trà Shan cổ ...
Phân biệt Phổ nhĩ sống và Phổ nhĩ chín
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2519 12:36, 19/03/2023
0 0 5,146 0.0
Trà Phổ Nhĩ là loại trà trải qua quá trình lên men sau chế biến, thường là trong quá trình lưu trữ. Còn với các loại trà thông thường chỉ có quá trình oxy hóa ngay trong quá trình sản xuất. Trà phổ nhĩ được chia làm 2 loại dựa theo quá trình lên men của trà: trà phổ nhĩ sống và trà phổ nhĩ chín. Yếu tố khác biệt ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!