/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Đời cô đơn của danh họa Nguyễn Sáng

2809 09:07, 11/08/2023
Team Uống Trà Thôi HOẠ SĨ

( từ)

Đời cô đơn của danh họa Nguyễn Sáng
Nguyễn Sáng - một trong bộ tứ danh họa "Sáng, Liên, Nghiêm, Phái" - được nhớ đến là người miệt mài sáng tạo trong cô đơn.

Nhân 100 năm sinh của Nguyễn Sáng (1923-1988), các nhà phê bình nghệ thuật, người thân, bạn yêu hội họa ôn kỷ niệm về ông, trong một chương trình do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức hồi cuối tháng 7.

Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam - họa sĩ Lương Xuân Đoàn - có nhiều kỷ niệm với Nguyễn Sáng hơn 35 năm trước. Ông nói: "Cuộc đời Nguyễn Sáng để lại cho chúng ta bài học lớn: Trước tiên phải làm thế nào để bảo vệ được phẩm cách người nghệ sĩ. Nhớ Nguyễn Sáng là chúng ta nhớ đến sự âm thầm, lặng lẽ của ông. Ông lành sạch trong cuộc đời, lành sạch trong tư duy sáng tạo".

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn cho biết Nguyễn Sáng từng bị nhắc nhở vì đi Điện Biên mà không ký họa người chiến sĩ. Nhưng ông đã nuôi dưỡng hình tượng người chiến sĩ trong mình, để sau đó khắc họa người bộ đội cụ Hồ qua tranh sơn mài. Tác phẩm Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ của ông được coi là bản hùng ca về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân Việt Nam. "Tài năng nghệ thuật và lối sống tạo nên tác phẩm đỉnh cao", ông Lương Xuân Đoàn nói.

Trong ký ức của họa sĩ Đặng Thị Khuê, Nguyễn Sáng là người cô đơn, trầm lặng và miệt mài sáng tạo. Năm 1984, Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam (nay là Hội Mỹ thuật Việt Nam) phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm cá nhân cho Nguyễn Sáng. Bà Đặng Thị Khuê, khi ấy là Ủy viên Ban Thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam, đã đến làm việc với ông về triển lãm.

Họa sĩ Nguyễn Sáng sống một mình trên tầng 3 của ngôi nhà số 65 Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Khi đó, căn phòng 13 m2 của ông còn duy nhất bức tranh vẽ người vợ quá cố. Ông nói: "Anh còn gì nữa đâu mà làm triển lãm". Những người trong ban tổ chức đã đi khắp cả nước, mượn tranh Nguyễn Sáng từ các cơ quan, tổ chức, bộ sưu tập cá nhân về. Hơn 111 bức tranh được tập hợp, lần đầu tiên công bố sự nghiệp của một tác giả có 40 năm cống hiến.

Trong buổi khai mạc triển lãm, Nguyễn Sáng mở đầu bài phát biểu: "Tôi chẳng có gì đâu, ngoài một tấm lòng và hai bàn tay trắng". Theo một bài viết năm 1984 của nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân, Nguyễn Sáng có sự nhạy bén thẩm mỹ, cá tính nghệ thuật mạnh mẽ, lao động nghệ thuật quên mình và có công lớn trong việc "bẻ một bước ngoặt ngôn ngữ của nền hội họa mới".

Không chỉ giới hội họa, nhiều người tiếp xúc cũng chung nhận định Nguyễn Sáng là người lặng lẽ sống và sáng tạo. Ông Lê Cường - con của nhiếp ảnh gia Lê Vượng (một người bạn của Nguyễn Sáng sinh thời) - kể trước đây, họa sĩ thèm không khí gia đình nên hay đến nhà ông chơi, có khi ăn cơm cùng. "Nguyễn Sáng lầm lũi, ít cười, nội tâm mạnh mẽ", ông Lê Cường nhớ lại.

Sự gắn bó của họa sĩ với Hà Nội cũng được hậu thế nhắc nhớ. Nguyễn Sáng quê ở Mỹ Tho, Tiền Giang, sau đó học Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, tham gia cách mạng ở Hà Nội. Sinh thời, ông từng nói không có Hà Nội thì không có Nguyễn Sáng.

Họa sĩ từng lấy vợ, đám cưới có một không hai khi rước dâu trong bệnh viện. Sau 11 tháng chung sống, vợ qua đời, để lại ông "trần trụi cô đơn", như cách nói của họa sĩ Đặng Thị Khuê. Những năm cuối đời, họa sĩ vào Nam để nương tựa người em, nhưng không ngờ người em lại mất trước ông.

Tháng 2/1988, họa sĩ Lương Xuân Đoàn vào Nam có tới thăm Nguyễn Sáng. Theo Lương Xuân Đoàn, Nguyễn Sáng khi đó đau đáu hướng về Hà Nội. Danh họa nhớ ngõ Yên Thế, chợ Nguyễn Khuyến và quán Thủy Hử ông thường qua nhâm nhi cùng bạn bè. Đặc biệt, ông nhớ căn buồng nhỏ bé của mình trong ngôi nhà số 65 Nguyễn Thái Học. Ở đó, nền nhà chính là tấm bảng vẽ - nơi Nguyễn Sáng vẽ rồi lại xóa, xóa rồi lại vẽ cho đến khi thật ưng ý mới thể hiện lại trên toan.

Hiện căn phòng ở phố Nguyễn Thái Học cùng những đồ vật của ông vẫn được người em vợ lưu giữ. Nguyễn Sáng là danh nhân của cả nước, nhưng ông có sự gắn bó đặc biệt với Hà Nội. Do đó, bà Đặng Thị Khuê đề xuất Hà Nội có tên đường Nguyễn Sáng.

Họa sĩ Nguyễn Sáng sinh năm 1923 tại Tiền Giang, mất năm 1988 tại TP HCM. Ông sáng tạo trên nhiều chất liệu, là một đại thụ của ngành sơn mài Việt Nam. Ông khai thác thành công phong cách hội họa hiện đại nhưng không xa rời nghệ thuật cổ truyền dân tộc.

Một số tác phẩm tiêu biểu của ông như Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, Giặc đốt làng tôi, Thiếu nữ bên hoa sen, Thiếu nữ trong vườn chuối, Chọi trâu, Đấu vật. Ông có hai tác phẩm được công nhận là Bảo vật quốc gia: Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ và Thanh niên Thành đồng. Nguyễn Sáng được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và nghệ thuật năm 1996.

Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
Đời cô đơn của danh họa Nguyễn SángHọa sĩ Nguyễn Sáng trong căn phòng ở tầng 3 ngôi nhà 65 Nguyễn Thái Học. Ảnh: Tư liệu của họa sĩ Lương Xuân Đoàn
Đời cô đơn của danh họa Nguyễn SángTranh "Thanh niên Thành đồng", Bảo vật quốc gia hiện trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM. Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM
0 0 2,365 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

TÙNG HẠC VIÊN NIÊN
Team Uống Trà Thôi TRƯƠNG HÁN MINH
253 16:55, 09/06/2021
1 0 2,681 0.0
Tác phẩm "Tùng hạc viên niên",
Kích thước 70x140 cm
Thiên Luân Chi Lạc
Team Uống Trà Thôi TRƯƠNG HÁN MINH
252 16:52, 09/06/2021
1 0 3,514 0.0
Tác phẩm "Thiên luân chi lạc",
Kích thước 45x90 cm.
Team Uống Trà Thôi BÙI XUÂN PHÁI
152 16:08, 03/06/2021
0 0 3,393 0.0
Bùi Xuân Phái là một họa sĩ hiểu rất rõ về những chủ đề nghệ thuật của mình, chỉ bằng vài nét chấm phá, thì đã thể hiện được cái cốt lỗi thâm sâu, tinh chất của những đề tài ấy. Con người thật thà chỉ biết vẽ sự thật, chỉ có thể biểu lộ những nỗi niềm thật. Bùi Xuân Phái không nói về những ...
PHỐ CỔ HÀ NỘI
Team Uống Trà Thôi BÙI XUÂN PHÁI
151 16:02, 03/06/2021
0 0 2,995 0.0
Tranh phố của Bùi Xuân Phái vừa cổ kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50, 60 hay 70. Các mảng màu trong tranh Phái thường có đường viền đậm nét, từ bề mặt đến cảnh quan đều có chiều sâu bên trong. Ngắm tranh phố cổ của Phái, người xem nhận thấy họa sĩ đã ...
Vẽ khắc hoạ thơ Hồ Xuân Hương
Team Uống Trà Thôi BÙI XUÂN PHÁI
150 15:42, 03/06/2021
0 0 3,032 0.0
Hình 1
Cái kiếp tu hành nặng đá đeo
Vậy mà chút tẻo tèo teo
Thuyền cừ cương muốn về Tây Trúc
Trái gió cho nên phải lộn lèo

(Kiếp Tu Hành - Hồ Xuân Hương).

Hình 2
Ngõ sâu thăm thẳm tới nhà ông
Giếng ấy thanh tân, giếng lạ lùng...

(Giếng nước - Hồ Xuân Hương).

Hình 3
Cầu trắng phau phau đôi ván ghép
Nuớc trong ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!