/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

LẮNG NGHE TIẾNG NÓI NỘI TÂM ĐỂ CHỮA LÀNH NHỮNG VẾT THƯƠNG TÂM HỒN

2810 04:59, 13/08/2023
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN NGẮN

( từ)

LẮNG NGHE TIẾNG NÓI NỘI TÂM ĐỂ CHỮA LÀNH NHỮNG VẾT THƯƠNG TÂM HỒN

Giữa nhịp sống hối hả và ồn ào hàng ngày, ta luôn gán cho mình muôn vàn khuôn mặt: khuôn mặt lạc quan, khuôn mặt tích cực, khuôn mặt vui tươi, khuôn mặt luôn luôn ổn.


 

Nhưng rồi mỗi khi đêm về, khi chỉ có ta đối diện với ta thì tiếng nói từ tâm lên tiếng, tiếng nói của những nỗi đau, những vết thương...mà ta luôn che giấu.


 

Nó giằng xé, kêu gào, tuyệt vọng...và đó là những giọt nước mắt tuôn dài trong đêm.


 

Bạn có bao giờ dám đối diện với nỗi đau, những vết thương tâm hồn để thấu hiểu? Có bao giờ bạn dành sự yêu thương, vỗ về và chữa lành những vết thương, thay vì chìm đắm trong những ký ức để rồi nuôi nấng chúng lớn lên hàng ngày.


 

Tôi cũng đã từng như thế, luôn sống và nuôi dưỡng những vết thương và xem đó là những nỗi đau không ai được chạm đến.


 

Cảm xúc của tôi chỉ luôn chực chờ để được giải phóng. Chỉ cần ai đó làm mình phật ý là gào khóc, tức giận, đau khổ và nuôi dưỡng ý định làm tổn hại đến bản thân.


 

Nhưng giờ đây tôi đã khác, tôi đã phần nào chuyển hóa được nỗi đau, những vết thương trong tâm hồn. Tôi đã dám đối diện với nó và thấy những điều tôi trải qua là bình thường.


 

Bình thường bởi vì tôi nhận ra tôi học được rất nhiều điều và trưởng thành hơn từ những điều đó. Và tôi vô cùng biết ơn những điều bất như ý đã đến với tôi.


 

Bạn có biết vì sao không?


 

Vì tôi đã kịp tỉnh thức và nhận ra tôi không ổn! Và tôi đã tìm cách để chuyển hóa những vết thương tâm hồn của tôi.


 

Tôi sẽ kể cho bạn nghe hành trình chuyển hóa của mình nhé!


 

Những vết thương tâm hồn đến từ đâu?

Khi ta đối diện với chính mình, hãy lắng nghe tiếng nói và những cảm xúc sâu bên trong. Những vết thương cũ có thể tạo nên những cảm xúc khó chịu:

- Sự tức giận vì nhu cầu chưa được đáp ứng

- Cảm giác bị bỏ rơi, hay bị từ chối

- Cảm giác không an toàn

- Dễ tổn thương

- Cảm giác tội lỗi

- Lo lắng

- Sự cô đơn

- Không được tôn trọng


 

Nếu lần theo được dòng cảm xúc gắn với các sự kiện, ta có thể nhận ra những vết thương đó đến từ thời thơ ấu, bạn cũng có thể nhận ra những vết thương đó cũng đang xảy ra ngay trong hiện tại.


 

Tôi là con út trong gia đình, cho nên mọi người thường nghĩ "Con út luôn được yêu thương nhất nhà".


 

Nhưng không…tôi là đứa con không được Ba Má mong chờ vì gia đình tôi rất đông anh em. Nhà tôi lại còn nghèo nhất xóm nữa!


 

Nghèo đến nỗi mà đến giờ mỗi khi nhắc lại mấy chị em tôi vẫn đều cảm thấy buồn cười, vì không hiểu sao ngày xưa nhà mình nghèo dữ vậy ta.

Đó cũng là lý do Ba Má đã cho tôi sang một gia đình khác giàu có hơn. Nhưng sau khi cho tôi được vài ngày là Ba Má đã đòi lại để nuôi.


 

Khi còn nhỏ vô tình biết được điều này tôi thật sự rất buồn và không nói cho ai biết.


 

Cuộc sống của tôi cũng cô đơn lắm. Ba Má đi làm suốt, tôi ở nhà với mấy anh chị. Không ai chịu chơi với tôi, trong xóm cũng không có ai cùng tuổi để chơi, mấy chị lớn hơn thì chê tôi nhỏ nên cũng chỉ để tôi chạy lon ton theo, đuổi không kịp thì như bị bỏ lại phía sau.


 

Riết rồi quen, nhiều khi tôi cứ thui thủi chơi một mình, cảm giác cô đơn luôn thường trực bên trong.


 

Giấc ngủ của tôi không sâu, khi nhắm mắt, tôi luôn có cảm giác bất an.


 

Khi đến tuổi trưởng thành, tôi gặp được chồng tôi hiện tại. Lúc ấy, tôi cảm thấy được yêu thương và che chở nên tôi cưới rất sớm, ngay sau khi tốt nghiệp đại học.


 

Thời gian trôi qua, cuộc sống cứ đẩy chúng tôi ra xa hơn. Chồng tôi thường xuyên đi làm xa, đi công tác và để tôi ở nhà một mình. Mà chồng tôi rất vô tâm, khi vừa làm về hai vợ chồng chưa gặp nhau là chồng tôi lại hẹn bạn đi uống cà phê, rồi tối khuya về ngủ. Hôm sau là chồng tôi lại đi tiếp.


 

Cứ thế, nỗi cô đơn của tôi được lặp lại và gia đình nhỏ của tôi trải qua khoảng thời gian tồi tệ nhất.


 

Cuộc sống gia đình gặp trở ngại, thì công việc của tôi cũng không suôn sẻ là mấy.


 

Khi đi làm, tôi gặp một người sếp, hằng ngày tôi phải thường xuyên nghe những lời la mắng “làm được thì làm, không làm được thì nghỉ", "đi đâu nãy giờ tưởng đâu đột quỵ ở đâu rồi", "sao mà ngu quá vậy".


 

Người sếp ấy không kiểm soát được cảm xúc, thường xuyên la hét, chê tôi giữa phòng có rất nhiều người.


 

Những câu nói ấy thêm lần nữa làm tôi rất sợ đi làm, tôi thường xuyên bị đau đầu, mất ngủ và hay khóc.


 

Nhận diện và gọi tên những vết thương tâm hồn

Để có thể chữa lành những vết thương bên trong, tôi đã học cách thừa nhận sự tồn tại của nó. Học cách nhận diện, gọi tên và chấp nhận cảm xúc của bản thân.


 

Khi lắng nghe sâu sắc nội tâm bằng việc nhớ lại những nỗi đau và vết thương đang hiện hữu, tôi gọi tên nó một cách rõ ràng, đó là: cô đơn, tổn thương và lòng tự trọng


 

Tôi ứng dụng một số phương pháp để nhận diện và chữa lành nỗi đau của mình.


 

1. Viết nhật ký tâm

Khi nhận diện và gọi tên những vết thương lòng, bạn hãy bắt đầu viết nó ra và trao cho nó những lời yêu thương.


 

Bạn có thể trải lòng mình để viết những ký ức đau khổ thời thơ ấu, sau đó đưa ra quan điểm của phiên bản hiện tại. Cách làm này giúp bạn tự xoa dịu các suy nghĩ và cảm xúc của mình.


 

Việc viết ra những cảm xúc của mình còn giúp bạn nhắc nhở bản thân về sức mạnh và những thành công trong quá khứ, nó giúp bạn tạo ra sức mạnh.


 

Từ đó mọi việc ở quá khứ sẽ được thấy ở góc nhìn sâu sắc hơn, giúp bạn giải thích rõ ràng hơn vì sao ngày xưa mình lại hành xử như thế.


 

Tôi viết ra nỗi đau của mình là tại sao Ba Má lại có hành động cho tôi sang gia đình khác, có phải là ngay từ đầu ba má không thương tôi không.


 

Tiếp đó, tôi chuyển sang trạng thái tích cực hơn. Tôi nghĩ đến ký ức đẹp về thời thơ ấu. Tôi nhớ ba đã từng cõng tôi trên vai và lội sình để đưa tôi đến trường khi còn nhỏ.


 

Tôi nhớ đến Má tôi, Má tôi đã vất vả đi mót và phơi từng hạt lúa để nhà tôi có cơm ăn. Má giặt giũ cho tôi từng bộ đồ, ngày nắng cũng như ngày mưa Má phải 1 giờ sáng dậy để đi làm, trong khi tôi vẫn còn ngủ.


 

Những nhà khá giả hơn đều cho con nghỉ học để phụ giúp gia đình. Trong khi gia đình tôi nghèo nhất xóm, nhưng tôi lại được Ba Má cho đi học.


 

Viết ra những điều này mà nước mắt tôi chảy dài. Tôi không giận Ba Má, tôi khóc vì sự bất hiếu của tôi. Tôi chỉ quan tâm đến nỗi cô đơn của mình mà không nhìn thấy những hy sinh to lớn mà Ba Má tôi đã dành cho tôi.


 

Tôi viết ra những nỗi đau mà chồng tôi gây ra cho tôi.


 

Nhìn những nỗi đau viết ra tôi cũng không còn cảm thấy đau nữa vì tôi đã trưởng thành hơn xưa. Chỉ có điều tôi thấy buồn cười là sao chồng mình trẻ con vậy, cứ ham đi chơi không nhớ đến vợ con.


 

Lúc nhìn chồng nằm kế bên, tôi tự hỏi sao mình không gọi dậy nói chuyện trực tiếp đi, mà cứ toàn đi giận hờn hoài.


 

Quá khứ thì qua rồi, cũng không thể thay đổi được gì. Quan trọng là sau những biến cố, gia đình tôi vẫn bên nhau, vẫn vui vẻ và hạnh phúc.


 

Bản thân tôi cũng có những lỗi lầm mà chồng đã tha thứ cho tôi. Chồng yêu tôi chỉ là cách thể hiện của anh không ngọt ngào, thơ mộng như tôi mong đợi.


 

Nhưng tôi cần tình yêu thật sự hay những lời nói đường mật sáo rỗng. Tôi cứ thế viết ra thật nhiều về mối quan hệ trong gia đình. Viết ra bao nhiêu tôi thấy lòng nhẹ đi bấy nhiêu.


 

Tôi viết ra những nỗi đau mà sếp cũ từng gây ra cho tôi. Đã là quá khứ rồi, giờ mình đâu còn làm việc chung với người đó nữa, nên mình hãy tha thứ đi để đem lại tự do cho bản thân.


 

Cứ như vậy đó, tôi viết ra hết những vui buồn trong cuộc sống qua từng khía cạnh. Khi viết ra và nhận diện được nỗi đau, tôi thấy mình được chuyển hoá.


 

2. Thiền

Mỗi hơi thở và bước đi chánh niệm có thể tạo ra năng lượng thức tỉnh trong mỗi tế bào cơ thể. Năng lượng đó sẽ ôm lấy chúng ta và chữa lành những tổn thương trong mình.


 

Thiền giúp bạn đối diện với bất kỳ cảm xúc đang hiện hữu. Khi bạn quen với việc chấp nhận cảm xúc của bản thân, bạn sẽ cảm giác dễ dàng thể hiện những cảm giác đó theo cách lành mạnh. Mọi thứ sẽ vẫn ổn nếu để cảm xúc đó biểu hiện ra ngoài mà bạn không cần kìm nén chúng.


 

Tôi đã từng học thiền và ngồi thiền quán tâm 30 phút mỗi ngày. Khi mình định tâm và sống trong chánh niệm, nhận diện được những suy nghĩ và hành động trong hay biết thì những suy nghĩ tiêu cực cũng tan biến.


 

Tôi không cho quái vật "tham - sân - si" ăn và nuôi dưỡng nó thì nó cũng không có cơ hội lớn lên.


 

3 độc sẽ được chuyển hoá và thay vào đó là lòng biết ơn. Khi tôi chợt bị xao nhãng bởi nhiều việc, tôi nhận ra và quay lại với hơi thở, cứ thế lòng tôi bình an trở lại.


 

Tôi luyện tập hằng ngày kỹ năng lắng nghe để quan sát tâm, quan sát được cảm xúc của mình.


 

3. Trò chuyện với nỗi đau bằng phương pháp ho'oponopono


 

Đối với những nỗi đau mà bạn chưa thể chữa lành, bạn có thể đóng vai một bên là nỗi đau và một bên là phiên bản cao hơn để trò chuyện. Để phiên bản cao hơn yêu thương nỗi đau và vỗ về nỗi đau thì bạn cũng có thể tự chữa lành cho bạn.


 

Tôi đã từng thử phương pháp ho'oponopono.


 

Tôi nghĩ về nỗi đau, tôi dùng tay phải để ôm vai trái tôi, tôi vuốt ve vai tôi và tôi nói "Tôi xin lỗi bạn, xin hãy tha thứ cho tôi, tôi cảm ơn bạn, thương lắm" liên tục mỗi tối trước khi đi ngủ nhiều ngày liền (có thể là 21 ngày).


 

Lúc đầu tôi sẽ khóc, sau đó tôi bình tĩnh lại, tôi tĩnh tâm và cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Khi đã xoa dịu được nỗi đau thì tôi sẽ nhận diện nỗi đau và nhìn nhận với góc nhìn khác.


 

Đó là hành trình lắng nghe tiếng nói nội tâm để chữa lành những vết thương trong tâm hồn của tôi.


 

Sau tất cả tôi nhận ra, trong mỗi chúng ta ai cũng những nỗi đau, những vết thương trong tâm hồn, nó cứ đeo đẳng hết lần này đến lần khác ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại.


 

Nếu chúng ta muốn chữa lành những nỗi đau, những bất lực của chính mình chúng ta cần phải có một trái tim rộng mở để học cách để bao dung hơn.

Khi ta biết ôm cả những nỗi đau trong cuộc đời thì nỗi đau sẽ không còn quay lưng lại với chúng ta nữa.


 

Hãy thực hành chánh niệm, khi bạn tạo ra năng lượng của chánh niệm, chuyển hóa những cảm xúc tiêu cực thành sự thấu hiểu và yêu thương, chúng ta có thể xoa dịu và chuyển hóa chính mình và cả những người khác nữa.


 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh có câu: "Những viên ngọc quý tồn tại khắp mọi nơi trong vũ trụ, trong bạn và tôi, hãy trao cho nhau hạnh phúc và học cách sống trong giây phút hiện tại. Hãy nâng niu cuộc sống trong vòng tay của chính mình và buông bỏ đi những mất mát vô vọng"

Tuệ Tâm

Team Uống Trà thôi sưu tầm

1 0 2,105 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Gặp Lại
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN NGẮN
1179 10:21, 22/09/2021
0 0 3,434 0.0
Gặp Lại
Tốt nghiệp đại học xong, Di không đi làm. Anh đột ngột rời Sài Gòn quay về tiếp quản tiệm bánh của gia đình.

Ngày Di về cũng là ngày chúng tôi chia tay. Trước hôm đó, tôi chưa bao giờ biết đến dự định này của Di. Mọi thứ xảy ra quá bất ngờ.

Tôi biết gia đình Di có một tiệm bánh nhỏ ở Đà Lạt, ...
LỒNG ĐÈN TUỔI THƠ TÔI
1169 23:12, 20/09/2021
1 0 3,526 0.0
Mình nhớ những năm 1990 mình biết đến lồng đèn làm từ những cuộn film chụp ảnh , phim điện ảnh cũ đã qua sử dụng , các nghệ nhân đã biến tấu làm ra loại đèn giấy film .

Trung thu năm nào đơn vị của ba mẹ cũng tổ chức cho tất cả con của cán bộ , nhân viên được ăn tết trung thu .

Năm đó là năm đầu ...
MỘT THỜI XƯA CŨ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN NGẮN
1166 16:43, 20/09/2021
1 0 4,250 10.0
MỘT THỜI XƯA CŨ
Dòng đời luân chuyển, vốn dĩ mọi thứ trên đời đều thay đổi, chỉ có "sự đổi thay" là luôn bất biến tồn tại.

Tớ vẫn còn nhớ cái lúc mà mình mới quen biết nhau, ấn tượng nhỉ? Rồi cứ thế mình bên nhau suốt những năm trung học phổ thông đi qua những tháng năm của tuổi trẻ với biết ...
Đi Qua Mùa Gió Thổi
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN NGẮN
1160 11:44, 19/09/2021
2 0 3,578 10.0
Đi qua mùa gió thổi


Chị bấu chặt vào cánh cửa, nhìn anh. Đôi mắt ngỡ ngàng pha lẫn hạnh phúc – thứ hạnh phúc chỉ có ở những người đã từng chờ đợi nhau hơn hai mươi năm ròng mới hiểu...

***

Hai mươi hai năm trước, chị còn là cô thiếu nữ sinh ra ở một miền quê nhiều nắng gió và nghèo. 18 tuổi, theo nguyện ...
CÔ BÉ CÓ TẤM LÒNG HIẾU THẢO
1157 17:54, 18/09/2021
1 0 3,361 0.0
Bố tôi vẫn thường nói với tôi: “Nó khổ hơn con rất nhiều, con đừng gαnh tị với nó.”

“Nó” là Ьé Ngần, con Ьé lαng thαng không có chα mẹ được Ьà tôi đem về nuôi trong một lần Ьà đi tàu từ Sài Gòn về. Bà tôi kể: lúc thấγ nó ngơ ngơ ngάc ngάc một mình trên sân gα, quần άo rάch rưới Ьẩn ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!