/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Hình ảnh loài Dê trong hội họa

2817 09:29, 18/08/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Hình ảnh loài Dê trong hội họa
Loài dê đã xuất hiện trong rất nhiều các tác phẩm hội họa của phương Đông và phương Tây với nhiều sắc thái khác nhau, phản ánh những quan niệm văn hóa khác nhau.

Bức “Các nữ thần và thần Pan” của họa sĩ người Pháp William-Adolphe Bouguereau, được vẽ năm 1873. Bức vẽ khắc họa các nữ thần đang tắm bên một hồ nước vắng vẻ thì phát hiện có thần Pan - một vị á thần nửa trên là người, nửa dưới là dê - đang rình rập gần đó.

Thần Pan vốn nổi tiếng là vị thần của dục vọng mãnh liệt. Sau khi một số nữ thần chạy trốn vào trong những bóng cây (phía góc phải) thì những nữ thần can đảm hơn chạy lại kéo thần Pan xuống hồ nước lạnh để làm nguội đi “lửa tình” trong thần.

Bức “Con dê chịu tội” của họa sĩ người Anh William Holman Hunt thực hiện năm 1854-1856, khắc họa một con dê trong nghi lễ tôn giáo của người Do Thái.

Trong ngày lễ chuộc tội, con dê này sẽ được quấn sừng bằng vải đỏ tượng trưng cho những tội lỗi mà các thành viên trong cộng đồng đã mắc phải, con dê này coi như gánh chịu tất cả mọi tội lỗi của những thành viên trong cộng đồng mà nó đại diện và sẽ bị đuổi vào trong sa mạc.

Bức “Người chăn cừu Tô Vũ” của họa sĩ Trần Tử Hòa - một họa sĩ sống dưới triều nhà Minh (1368-1644) ở Trung Quốc. Khi nói tới hình ảnh mục đồng trong văn hóa Trung Quốc, hình ảnh Tô Vũ là một trong những biểu tượng mang nhiều ý nghĩa. Tô Vũ là nhà ngoại giao dưới triều nhà Hán (202 trước Công nguyên - 220 sau Công Nguyên).

Điển tích Tô Vũ chăn dê kể về vị tôi trung của nhà Hán đi sứ sang Hung Nô, bị thiền vu Hung Nô giữ không cho về và truyền lệnh đầy lên phương bắc khắc nghiệt, vắng vẻ. Tô Vũ phải chăn một đàn dê đực, với sắc chỉ: Bao giờ trong đàn dê có dê con, sứ thần Tô Vũ mới được trở về.

Sau 19 năm, nhà Hán thực hiện chính sách ngoại giao hòa hoãn với Hung Nô, Tô Vũ mới được tha về và ông này trở thành một tấm gương về tinh thần trung quân ái quốc của Trung Quốc.

Bức “Tam dương khang thái” của Hoàng đế nhà Minh - Minh Tuyên Tông. Trong văn hóa Trung Quốc, hình ảnh ba chú dê quây quần bên nhau là hình ảnh tượng trưng cho nhiều may mắn, tài lộc. Minh Tuyên Tông là vị hoàng đế thứ 5 của triều đại nhà Minh, trị vì từ năm 1425-1435.

Trong tranh của ông, một con dê cái đang cho hai dê con bú, xung quanh là hình ảnh tre trúc và những cây hoa trà. Trong văn hóa Á Đông, hình ảnh chú dê luôn tượng trưng cho sự nhân hậu, đặc biệt hình ảnh dê mẹ và dê con quây quần là biểu tượng của sự yên bình, ấm áp trong đời sống gia đình.

Bức “Tam dương khang thái” của họa sĩ người Trung Quốc - Vương Hướng Dương (sinh năm 1972). Trong tranh, hình ảnh ba chú dê đang nhởn nhơ gặm cỏ, phía sau là mặt trời đang lên. Chữ “Yang” (âm Hán - Việt: Dương) trong tiếng Trung có thể là con dê, cũng có thể là mặt trời.

Khi mặt trời lên, mọi thứ sẽ trở lại trạng thái tràn trề sinh lực, năng lượng dồi dào, đó là một biểu tượng đầy ý nghĩa, tượng trưng cho một sự khởi đầu mới tốt đẹp.

Bức “Bịt mắt bắt dê” của làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) vẽ cảnh chú dê vừa chạy trốn vừa ngoái nhìn đôi thanh niên nam nữ đang bịt kín mắt, lần mò tìm bắt nó. Đối với trẻ nhỏ, trò chơi này đem lại niềm vui hồn nhiên, nhưng đối với thanh niên, đặc biệt trong thời kỳ phong kiến, “bịt mắt bắt dê” là một dịp để nam nữ tiếp cận, đụng chạm, vượt qua ranh giới nghiêm khắc của lễ giáo.

Trong những ngày hội đầu xuân, người ta thường tổ chức trò bịt mắt bắt dê để nam nữ cùng chơi, với ngụ ý cầu mong trong năm mới âm dương hòa thuận, mùa màng tươi tốt.

Uống Trà Thôi
Theo dantri
Hình ảnh loài Dê trong hội họaBức “Các nữ thần và thần Pan”
Hình ảnh loài Dê trong hội họaBức “Con dê chịu tội”
Hình ảnh loài Dê trong hội họaBức “Người chăn cừu Tô Vũ”
Hình ảnh loài Dê trong hội họaBức “Tam dương khang thái”
Hình ảnh loài Dê trong hội họaBức “Tam dương khang thái”
Hình ảnh loài Dê trong hội họaBức “Cô gái mục đồng và đàn gia súc” - họa sĩ người Pháp Julien Dupre (1851-1910).
Hình ảnh loài Dê trong hội họaBức “Chú dê” - họa sĩ người Lithuania - Mikalojus Ciurlionis (1875-1911).
Hình ảnh loài Dê trong hội họaHọa sĩ người Anh Edgar Hunt (1876-1953) sinh thời từng thực hiện rất nhiều tranh có hình ảnh chú dê.
Hình ảnh loài Dê trong hội họaHọa sĩ người Anh Edgar Hunt (1876-1953) sinh thời từng thực hiện rất nhiều tranh có hình ảnh chú dê.
Hình ảnh loài Dê trong hội họaBức “Cô gái và chú dê” - họa sĩ người Mỹ Theodore Robinson (1852-1896).
Hình ảnh loài Dê trong hội họaBức “Cô bé và chú dê” - họa sĩ người Pháp Camille Pissarro (1830-1903).
Hình ảnh loài Dê trong hội họaBức “Cô bé bên hoa và chú dê con” - họa sĩ người Pháp Emile Munier (1840 - 1895).
0 0 3,410 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Hội hoạ Truyền thống phương Đông (P6): Ý nghĩa sâu xa của ‘Tranh vẽ như người'
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3082 13:14, 20/12/2023
0 0 2,224 0.0
Cá nhân, đạo đức và nghệ thuật, đó là ba nhân tố tạo nên nội tại của một bức “tranh cũng như người", và trong đó, đạo đức chiếm vai trò tuyệt đối, là thước đo và là chỉ đạo cho nhân phẩm và hoạ phẩm. Nhân phẩm cao thấp sẽ quyết định cảnh giới nội hàm của hội họa đó là cao hay thấp, nội hàm ...
Hội hoạ Truyền thống phương Đông (P5): Tranh cũng như người
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3074 14:24, 17/12/2023
1 0 2,428 0.0
Đổi một góc nhìn khác mà nói, khi quan niệm về thẩm mỹ phổ thông của con người xuất hiện sự sai lệch, coi cái không đẹp thành đẹp, thì đó cũng là lúc quan niệm đạo đức của nhân loại bắt đầu trượt dốc.

Từ xưa con người đã tin rằng, giữa hoạ phẩm và nhân phẩm là có mối liên quan với nhau. Nhưng quan ...
Hội hoạ truyền thống phương Đông (P4): Tả thực
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3071 08:42, 13/12/2023
0 0 2,466 0.0
Nguyên nhân ở đây là do kỹ thuật tả thực của bản thân những người theo lối vẽ này không đủ, nên thường “đi đường vòng", né tránh mà không dám đối diện. Còn một nguyên nhân khác, rằng rất có thể những người thời này chịu ảnh hưởng của tư tưởng của các môn pháp tu luyện.

Ý nghĩa cơ bản của tả ...
Tranh 600 tuổi được đấu giá hơn 40 triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3066 14:01, 10/12/2023
0 0 2,481 0.0
Tác phẩm khoảng 600 tuổi, thời Nguyên, được bán với giá 287,5 triệu nhân dân tệ (40,5 triệu USD).

Con số 287,5 triệu tệ bao gồm thuế phí. Theo trang The Paper, hôm 30/11, bức Rửa nghiên mực được hãng China Guardian mở phiên đấu giá riêng, mức khởi điểm là 180 triệu nhân dân tệ (25,4 triệu USD).

Tranh kích thước 65x34 ...
Hội hoạ truyền thống phương Đông (P3): ‘Cổ ý’ trong hội hoạ Trung Hoa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3058 09:13, 07/12/2023
1 0 2,488 0.0
‘Cổ ý’ không đơn thuần là tác phẩm hội hoạ theo phong cách cổ đại. Vậy việc "phục cổ" trong hội họa có thể chỉ nhìn nhận một cách đơn giản hay không?

Có rất nhiều nghệ thuật gia hiện đại đều đang hướng đến lý tưởng đạt được cái gọi là “cổ ý". Nói đúng hơn, đó là thú vui của họ, là theo ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!