/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Cách chăm sóc ẤM TỬ SA

2828 09:29, 28/08/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Cách chăm sóc ẤM TỬ SA
Sau khi ấm mới trải qua quá trình khai ấm là khi chúng ta có thể sử dụng. Quá trình sử dụng cũng chính là quá trình dưỡng ấm. Trái với quá trình khai ấm, quá trình dưỡng ấm cần thời gian dài, yêu cầu sự nhẫn nại. Dưỡng ấm cũng như dưỡng tính.

Một chiếc ấm được dưỡng tốt nó phải nổi bật lên màu sắc tiềm ẩn bên trong, độ sáng bóng và màu của đất hội tụ bên trong. Ấm trà Tử sa giống như người quân tử, khiêm tốn và nghiêm khắc với chính mình. Phương pháp dưỡng ấm rất đa dạng nhưng các nguyên tắc cơ bản đều giống nhau, dưới đây là 6 điểm chính:

1. Rửa sạch toàn bộ trong-ngoài thân ấm;

2. Tuyệt đối tránh tiếp xúc với nước bẩn và các tạp chất;

3. Khi thưởng trà luôn dùng nước trà tưới lên thân ấm;

4. Lau nhẹ nhàng thân và toàn bộ các bộ phận của ấm;

5. Sau khi dùng xong để ấm khô ráo sạch sẽ;

6. Ấm dùng lâu cần có thời gian nghỉ.

Trong quá trình dưỡng ấm cần thường xuyên chú ý từng giọt nước đọng trên các chi tiết nhỏ của ấm, các vị trí dễ đọng nước nếu không được chú ý sẽ khiến chiếc ấm lên nước không đồng đều thậm chí tạo những vết loang trên thân ấm.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng và dưỡng ấm:

– Trong quá trình pha trà phải luôn đảm bảo ấm sạch sẽ, đặc biệt không được để nước bẩn vào ấm Tử sa, đảm bảo kết cấu ấm Tử sa luôn thông suốt.

– Trong quá trình pha trà, trước tiên phải đổ tràn nước vào ấm và toàn thân ấm. Sau đó, lại tưới nước lên một lần nữa bên ngoài ấm, giai đoạn này còn được gọi là “ nhuận ấm”.

– Thường xuyên dùng vải mềm lau khô thân ấm, không được để nước trà lưu lại trong ấm. Nếu không, lâu ngày ấm sẽ có những vết ố của trà, ảnh hưởng tới màu sắc, chất lượng ấm Tử sa và trà. Sau 1 khoảng thời gian pha trà, Ấm Tử sa cần phải được “nghỉ ngơi” – thường là để ấm sạch sẽ khô ráo trong 3 – 5 ngày, để toàn thân ấm (đặc biệt là phần trong ấm có kết cấu lỗ khí) tuyệt đối khô ráo.

Uống Trà Thôi
Theo che-sach
0 0 1,323 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

PHỤC CHẾ NẮP ẤM TỬ SA
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3406 11:28, 06/08/2024
0 0 818 0.0
Một ấm trà bằng đất tử sa cần phải trải qua nhiều quy trình từ sản xuất đến nung, trong quá trình nung có rất nhiều yếu tố không thể kiểm soát được. Chi phí và rủi ro khi chế tác riêng nắp ấm thường gấp vài lần so với việc chế tạo một chiếc ấm, rất có thể phải làm hàng chục lần mới có thể thành ...
Bát gốm 1.000 năm tuổi giá gần 40 triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3390 14:51, 22/07/2024
4 0 874 0.0
Tỷ phú Trung Quốc Lưu Ích Khiêm sở hữu chiếc bát khoảng nghìn tuổi, thời Tống, giá gần 40 triệu USD.

Theo The Value, tác phẩm gốm sứ nhận chú ý của giới sưu tầm khi được triển lãm tại Hong Kong từ ngày 27/7. Vợ chồng ông Lưu Ích Khiêm mua cổ vật ở phiên đấu giá của Sotheby's năm 2017, với giá 294 triệu HKD (37,6 ...
Ấm Trà Đất Sét Có Thay Đổi Hương Vị Trà Của Bạn Không?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3373 09:55, 09/07/2024
0 0 1,285 0.0
Pha trà nên luôn đơn giản. Chọn trà, đun nước, hãm và rót ra. Với mỗi loại trà cụ thể, nếu bạn giữ các thông số pha giống nhau và sử dụng ấm trà trung tính như thủy tinh hoặc sứ, bạn sẽ có kết quả ổn định.

Đối với trà trắng và xanh nhẹ nhàng, ấm trà thủy tinh và sứ là lý tưởng vì chúng mỏng và không ...
Khám Phá lịch sử ấm trà trên thế giới
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3362 10:06, 02/07/2024
0 0 878 0.0
Bạn đã bao giờ thấy lá trà tương tự nhưng lại cho ra hương vị trà khác nhau ở những nơi khác nhau chưa? Có thể đó là do sự khác biệt ở ấm trà. Chọn ấm trà đúng cũng quan trọng như chọn lá trà chất lượng vì chỉ khi đó bạn mới có được tách trà pha hoàn hảo. Đó là lý do tại sao ấm trà có lịch sử riêng ...
Hiểu Rõ Về Dụng Cụ Pha Trà: Sự Khác Biệt Giữa Gốm Sứ và Đồ Gốm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3355 16:00, 24/06/2024
3 0 1,163 0.0
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hai loại dụng cụ pha trà quan trọng trong lịch sử: đồ gốm và gốm sứ. Mặc dù trà cụ bằng thủy tinh và kim loại cũng rất phổ biến, nhưng trọng tâm của bài viết sẽ là hai loại chất liệu gốm đặc biệt này.

- Gốm Sứ

Gốm sứ là một loại gốm được làm từ các ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!