/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

LÒNG THAM

2851 11:00, 08/09/2023
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

LÒNG THAM

Có người hỏi một tu sĩ:

- Trời sanh con người ra, sanh tánh nào trước?

Tu sĩ đáp:

- Tánh tham.

- Sao biết?

- Đứa bé vừa lọt lòng mẹ liền đòi bú. Cho bú đã vừa rồi, bà mẹ rút vú ra, đứa bé liền khóc vì còn tham bú nữa.

Người kia vỗ tay cười:

- Như thế lời của thầy Mạnh Kha : " Nhân chi sơ tánh bổn thiện" sai rồi sao?

Tu sĩ ôn tồn đáp:

- Phải nói "Nhân chi sơ tánh bổn tham" thì đúng hơn.

Lời tu sĩ mới nghe thì có vẻ khôi hài, nhưng xét kỹ lại thì là chơn lý. Vì lòng tham của đứa bé cứ theo ngày tháng mà lớn dần.

Tục ngữ có câu: "Hễ tham thì thâm, bụt đã bảo thầm, bảo đừng có tham".

Bụt bảo thì bảo mà người tham thì tham. Và vì tham mà bị thâm, xưa nay thật không hiếm kẻ. Như vua nước Thục thời Đông Châu là một.

Vua nước Thục có tiếng là tham lam.

Vua Huệ Vương nước Tấn muốn đánh Thục, nhưng vì núi khe hiểm trở khó tiến binh. Huệ Vương lấy đá tạc hình một con trâu to lớn đem để gần địa giới nước Thục, mỗi ngày sai người lén đem bỏ vàng sau đuôi trâu mà phao lên rằng : " trâu đá vãi phân vàng " . Tiếng đồn thấu tai vua Thục. Vua Thục liền sai xẻ núi, lấp khe và cho năm mươi người lực sĩ vào rừng kéo con trâu đá về. Vua Huệ Vương sẵn lối đi, đem quân sang đánh nước Thục. Nước Thục không đề phòng nên chưa đánh đã rã, nước bị mất, vua bị giết, để lại một trò cười cho nghìn sau.

 

Rõ là: "Điểu tham thực nhi vong, nhân tham tài nhi tử " . Lẽ xưa nay bao giờ cũng thế.

Mà có tham thì tham vừa vừa, người ta còn chịu nổi, còn có thể chiều hay nể mà thoả mãn lòng tham của mình, chớ tham quá lắm , thì " tức nước phải lở bờ". Như chuyện Ngu Công yêu cầu ngọc, kiếm, trong Tả Truyện.

Ngu Thúc là em Ngu Công có một viên ngọc bích và một thanh bửu kiếm vô cùng quí giá.

Ngu Công muốn lấy ngọc, sai người đến cầu. Ngu Thúc ban đầu không chịu, sau hối lại, nói rằng:

- Ngạn ngữ nhà Châu có câu :" Kẻ thường dân vô tội, vì giữ ngọc bích mà thành tội ". Ta dùng vật ấy làm gì cho sanh hại vào thân.

Bèn đem vật dâng cho Ngu Công.

Ngu Công được ngọc rồi lại đòi luôn cả kiếm. Ngu Thúc cả giận nói:

- Như thế là con người vô liêm! Lòng tham không chán. Đã không chán, tất sẽ hại đến thân ta. Không trừ không được.

Liền cử binh đánh.

Ngu Công bị thua, chạy ra đất Cung Trì.

Lữ Đông Lai bàn rằng:

"Ngu Công vì tham lam mà mất nước. Ngu Thúc vì keo kiết mới đuổi vua. Một bên tham, một bên keo, tuy không đồng danh nhưng đồng tánh, vì cả hai bởi lòng yêu của mà sanh ra. Nếu Ngu Công biết lòng cầu kiếm của mình cũng như lòng giữ kiếm của Ngu Thúc, thì không đến nỗi tham lam. Và nếu Ngu Thúc biết lòng giữ kiếm của mình cũng giống như lòng cầu kiếm của Ngu Công, thì không đến nổi keo kiết. Vì không rộng lượng dung cho nhau nên trở lại tránh lẫn nhau, mới gây thành giận lớn.

" Vậy nên làm thế nào ? "

Xin đáp:

" Nên dùng tham lam trị tham lam, nên dùng keo kiết trị keo kiết. Trong chí lý không có điều gì bỏ được, thì trong lòng người không có ý niệm nào trừ được. Nếu không có ý niệm tham lam và keo kiết , thì làm sao có sự keo kiết và tham lam được? Vậy thì đối với tham lam và keo kiết, không đáng cưỡng bách cho đừng có, mà cũng chẳng cần bảo là không nên có. Nếu lòng ta không còn vương vấn điều chi nữa, ngày ngày như tuyết như băng, thì tham lam hay keo kiết, điều nào không phải là chí lý?

"Vả chăng, về việc thì có lành có dữ. Còn về ý niệm thì không có gì là dữ với lành. Ý niệm ấy gia vào việc lành thì gọi là " thiện niệm " , gia vào việc dữ thì gọi là " ác niệm ". Như vậy, về ý chỉ có một , nào phải là hai.

Đời Chê Ngu Công là tham làm vì lòng thích cầu không biết chán. Nhưng nếu Ngu Công biết dùng ý niệm tham đó để cầu Đạo, khi bực " lập" chưa rồi đã cầu đến bực " quyền ", làm "hiền" chưa xong đã cầu "thánh". Như vậy có khác gì đức Khổng Tử " học hoài không biết chán " ư ?

"Đời lại cho Ngu Thúc là keo kiết, vì lòng thích giữ của không muốn mất. Nếu Ngu Thúc biết dùng ý niệm keo kiệt đó để giữ Đạo, khi đạo sống thì sống với , vật dục không dời lòng được; khi Đạo chết thì sẽ chết theo, uy quyền không cướp đạo được. Như vậy khác gì Nhan Hồi " được điều lành mau ghi vào dạ, không để cho mất " ư ?

"Vậy thì tham lam với keo kiết, trước là ác, sau là thiện, theo vật mà đổi tên, chớ nào phải hai ý niệm ".

Lời bàn thật là cao siêu mà cũng thật là chí lý.

Nếu ai cũng theo được lời dạy của Đông Lai thì thiên hạ sẽ thái bình, bom nguyên tử sẽ trở thành vô dụng. Bởi vậy nên ít ai theo. Ít ai theo nên thiên hạ loạn lạc, bom nguyên tử chế tạo không ngừng.


 

Có người lạc quan bảo rằng:

- Thiên hạ loạn lạc, bom nguyên tử chế tạo không ngừng, đó là một cái may cho trần thế .

Hỏi:

- Vì sao vậy ?

Đáp rằng:

- Vì tranh giành cho thật kịch liệt, bom nguyên tử chế tạo cho thật nhiều, đến khi lòng tham nổi lên đến mức, làm bung nổ các bom nguyên tử đã chế ra một lần, thì lòng tham trong thế gian cũng sẽ bị hoàn toàn tiêu diệt cùng nhân loại. Chừng ấy sẽ không còn ai phải lo. 

Chớ bây giờ thì:

Ếch kêu dưới vũng tre ngâm
Ếch kêu mặc ếch, tre dầm mặc tre.

- Tuy vậy đêm sâu có tiếng ếch kêu cũng đỡ buồn vì tăm tối.

Uống Trà Thôi!

0 0 7,903 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

4 ĐIỀU NÀY CÀNG ĐƠN GIẢN THÌ CUỘC SỐNG CÀNG HẠNH PHÚC
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3381 13:30, 17/07/2024
2 0 4,553 9.0
Lão Tử từng nói: “Hãy bằng lòng với những gì bạn có và mỉm cười với dòng chảy của cuộc sống. Khi bạn nhận ra bạn không thiếu thứ gì thì cả thế giới đã thuộc về bạn”.Chúng ta luôn bỏ qua những khung cảnh tuyệt đẹp ở xung quanh và mong chờ mọi thứ ở thật xa, chúng ta luôn phức tạp hóa những điều ...
Căn bản của đức hạnh ở đâu?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3367 19:00, 05/07/2024
3 0 4,558 6.0
Căn bản của đức hạnh ở đâu?Từ chỗ này chúng ta hồi tưởng lại một chút, người phương Tây phát hiện đức hạnh rất quan trọng, đó đều là lúc đã xảy ra vấn đề, cho nên họ hiện tại phải lo giải quyết. Xin hỏi: Họ có biết căn bản của đức hạnh ở đâu không? Phải có thể trị gốc thì mới có thể ...
PHU TỬ LUẬN BÀN ĐIỀU THIỆN
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3366 08:00, 05/07/2024
0 0 4,601 0.0
Thời Xuân Thu, Khổng Phu Tử có hai người học trò, một người là Tử Cống còn người kia là Tử Lộ. Tử Cống vì là một thương gia lớn, cho nên thường đi làm ăn ở nước khác. Nước Lỗ có một quy định, chỉ cần gặp người đồng hương bị bán làm nô lệ ở nước khác thì anh có thể chuộc họ về và tiền chuộc ...
Muốn biết lòng người rộng hay hẹp, hãy nhìn những điểm này là rõ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3365 08:00, 04/07/2024
1 0 4,523 0.0
Câu nói phổ biến rằng “Đừng nhìn bề ngoài để đánh giá một người, mà hãy nhìn vào hành động, lời nói, và tâm hồn của họ.” Điều này cho thấy rằng có những người có vẻ ngoài lịch lãm, tươi đẹp, nhưng thực tế lại ẩn chứa những tính cách xấu xa. Vì vậy, để hiểu rõ lòng người, bạn nên tập trung ...
Làm thế nào để loại bỏ “cỏ dại” trong tâm hồn?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3364 19:00, 03/07/2024
0 0 4,410 0.0
Mỗi người đều có một không gian tâm hồn riêng biệt, như một khu vườn tinh tế, cần sự quan tâm và chăm sóc kỹ lưỡng để niềm vui và hạnh phúc có thể nảy nở và phát triển. Nhưng trong đó có luôn những cỏ dại mọc lên, đó là những thói quen xấu, những tật xấu, cần phải loại bỏ để cải thiện bản thân ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!