/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

LUẬN VỀ “HIỂU” VÀ “BIẾT”

2860 14:16, 12/09/2023
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

LUẬN VỀ “HIỂU” VÀ “BIẾT”

 

 

“Bây giờ toàn những người chỉ biết mà không hiểu” hay “Người Việt Nam không hiểu cái gì sâu cả, chỉ toàn biết sơ sơ”… những nhận xét như vậy đã trở thành một điệp khúc của những người than thở về sự xuống cấp của văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa thời đại Internet nói chung. Điệp khúc ấy khiến tôi phải dừng lại và suy nghĩ, đâu là mối quan hệ giữa “Hiểu” và “Biết”?


 

Ý nghĩ đầu tiên khi bước chân vào dòng suy nghĩ này đó là câu thành ngữ của người Trung Hoa: “Họa hổ, họa bì, nan họa cốt/ Tri nhân, tri diện, bất tri tâm” (Có nghĩa là: “Vẽ hổ, vẽ da, khó vẽ xương/ Biết người, biết mặt, không biết lòng”. Từ “Biết” tiếng Hán là “tri”. Người Á Đông rất coi trọng sự “biết”. Có một sự khác biệt lớn về cấp độ nhận thức giữa “kiến thức” (những điều trông thấy) và “tri thức” (những điều đã đạt đến độ biết). Tức là “kiến thức” chỉ nằm ở cấp độ vẽ da con hổ mà thôi, còn cấp độ của “tri thức” là cấp độ của việc nhận thức điều gì đó cả trong lẫn ngoài. Điều này không có nghĩa rằng chúng ta có nhiều kiến thức thì sẽ  có tri thức, bởi lần mò, sờ mó khắp bộ lông con hổ, bạn có thể thấu suốt được bên trong của nó.

 

“Biết” tiếng Anh là “know”. Dấu vết đầu tiên của từ “know” có thể thấy trong từ “cnawlece” tương đương với “acknowledgment of a superior, honor, worship”, có nghĩa là “kính ngưỡng một lực lượng siêu nhiên, tôn vinh, thờ phụng”. Tiếng Anh thời Trung Cổ có từ “knoulechen”, sau này chuyển thành “acknowledge” với ý nghĩa “nhận ra” hay “giao hòa”. Qúa trình tìm hiểu từ nguyên của từ “know” này thật sự khiến tôi thích thú, bởi những gì tôi nhận thức về sự “biết” lại rất gần với ý nghĩa cổ xưa. Đứng trước một sự việc, khi chúng ta không ở trong nó thì chúng ta không thể biết về nó. Tiếp xúc với một sự vật nếu không có sự giao hòa về mặt năng lượng với sự vật thì không thể gọi là “biết” sự vật ấy. Đây chính là nguyên lý mà các cao thủ võ lâm trong truyện kiếm hiệp vẫn nhắc tới, khi người và kiếm hợp nhất. Bái Hỏa giáo do Zarathustra sáng lập, tôn giáo cổ xưa nhất của loài người có hình thức chiêm nghiệm ngọn lửa và chỉ thực sự biết về lửa khi người và lửa hợp nhất. Một cách gần gũi hơn, Đức Phật chỉ biết về Niết Bàn khi nhập vào Niết Bàn, Jesus chỉ biết được Thượng Đế khi hòa làm một với Thượng Đế. 

 


 

Rõ ràng, dù ở từ “tri” của tiếng Hán hay “know” của tiếng Anh, ta đều thấy sự khẳng định rằng chúng ta không thể biết được một điều gì đó nếu chưa từng thấy và trải qua điều đó.

“Hiểu” có tiếng Hán là “thông” và tiếng Anh là “understand”. Tiếng Anh Cổ là “understandan” với ý nghĩa “bao hàm và nắm bắt ý tưởng”. Từ “thông” trong tiếng Hán cũng có cách hiểu là đào sâu một vấn đề nào đó để thấu suốt nó. Nói một cách ngắn gọn, “hiểu” chính là nắm bắt được bản chất của vấn đề.

Không biết từ bao giờ người Việt có lối nghĩ rằng việc “hiểu” quan trọng hơn việc “biết”, có thể là từ khi xứ ta được tiếp xúc với lối tư duy logic và cho rằng logic là cách duy nhất để đạt được sự hiểu biết. Nhiều người đã đồng nhất sự “hiểu” với tính logic, nhưng logic chỉ là một phương pháp tư duy để dẫn đến việc hiểu. Bên cạnh quá trình tư duy logic, những nhà khoa học vĩ đại còn mơ hồ nói đến một sự “hiểu” trong trạng thái vô thức, hay người ta vẫn gọi một cách chung chung là “trực giác”. Vì lý do nào đó, tự nhiên, trong khoảnh khắc, một người hiểu được vấn đề mà trước đó họ phải mất rất nhiều công sức để tư duy mà không thể tìm ra.

 

Vậy thì đâu là sự tương tác giữa “Hiểu” và “Biết”? Làm sao một người có thể “hiểu” vấn đề nếu không từng thấy và biết ở bề mặt của một vấn đề nào đó? Và làm sao người ta có thể đạt đến mức độ “giao hòa” của sự “biết” nếu không qua quá trình tìm tòi đến mức thông hiểu bản chất của vấn đề. Có vẻ như “hiểu” là chiếc cầu giúp chúng ta bắc từ trạng thái bên ngoài của sự vật, sự việc để vào đến cốt lõi và hơn cả thế, trải qua quá trình hợp nhất với điều ta đang khám phá. “Biết” có nhiều cấp độ, và “hiểu” giúp ta gia tăng cấp độ, mở rộng đường biên của sự biết.

 


 

Trang Tử trong chương Thu Thủy của Nam Hoa Kinh có một đoạn luận rất hay về tương quan giữa hiểu biết của con người và vũ trụ: Sự hiểu biết của con người chẳng qua chỉ như một giọt nước giữa đại dương mênh mông, nhưng tham vọng của con người lại chính là hiểu biết về đại dương đó. Bởi thế, từ Cổ chí Kim, bất luận Đông Tây, các học giả vẫn mải miết đi tìm bản chất của thực tại, các quy luật vận hành vũ trụ, hay theo ngôn ngữ của phương Đông là Đạo. Và cho dù có nhiều học thuyết đến đâu thì không một học thuyết nào có thể thỏa mãn nhân loại. Đó là một quá trình nhận thấy, biết, hiểu, biết sâu hơn, nhận ra thêm một điều gì đó, rồi lại hiểu và biết sâu hơn nữa… Và có lẽ ở mức độ biết cao nhất, sâu nhất, rộng nhất, đó là nhập làm một với vũ trụ, giống như giọt nước sẽ có tri thức về đại dương khi trở thành một phần của đại dương ấy. Phải chăng, đây chính là ý Lão Tử ngầm gửi gắm trong câu “Khi chưa tu Đạo thì thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông; mới tu Đạo thì núi không còn là núi, sông không còn là sông; đến khi đắc Đạo thì núi vẫn là núi, sông vẫn là sông”. Tuy nhiên, tôi vẫn không dám chắc rằng đó là giới hạn cuối cùng, bởi lẽ tôi chưa đạt đến mức độ biết đó, và giống như một Thiền Sư nhà Trần đã viết:

“Li tịch phương ngôn tịch diệt khứ,

Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh.”

Quảng Nghiêm Thiền Sư

(Dịch nghĩa: “Chưa đến cõi chết thì không bàn về việc chết/ Sống mà không phụ thuộc vào sự sống thì mới được giảng về sự không sống)

 


 

Quay trở lại vấn đề “Hiểu” và “Biết”, sự mênh mông của tri thức có lẽ là điều không còn gì phải bàn cãi. Tôi tin rằng, cho đến bây giờ, không một khoa học gia, một triết gia nào còn dám vỗ ngực rằng mình hiểu bản chất của một hạt cát chứ đừng nói rằng hiểu được vũ trụ. Bởi cứ mỗi lần nhận thấy điều gì đó trong quá trình tìm tòi, họ lại giật mình nhận ra rằng hóa ra những điều mình biết trước đây là sai lầm hoặc thiếu sót.  Sự nhận ra này trở nên nhanh chóng hơn ở thời đại ngày nay, khi thông tin nhiều hơn, thế giới vận hành mạnh mẽ hơn… Chỉ cần khi mới chạm được đến sự biết nào đó thì lập tức các dữ kiện mới xuất hiện và phá bỏ cách hiểu trước đó.

 

Cái duy nhất con người có thể chắc chắn biết được đó là chúng ta không hiểu biết gì nhiều lắm về vũ trụ, về thế giới, về xã hội và về chính bản thân chúng ta. Mọi thứ chúng ta tưởng là chúng ta biết có thể rằng chúng ta còn chưa từng nhìn thấy, chưa từng trải nghiệm, và chắc chắn rằng chúng ta không thể có sự hiểu hay hòa nhập với nó. Bằng một cách nói quen thuộc mà tôi hay sử dụng, thì đó là ảo tưởng về sự “Biết”, bởi chúng ta chỉ tiếp xúc với sự vật, sự việc bằng các khái niệm trừu tượng trong từ điển hay những quyển sách diễn giải dài ngoằng của các nhà lý thuyết. Lý thuyết không phải tất cả, lý thuyết chỉ là một quá trình diễn ngôn về sự hiểu và sự biết của một nhà lập thuyết. Sự biết ấy có giới hạn và đến một lúc nào đó, khi bị đặt sang một không gian khác, tình huống khác, lý thuyết ấy không còn đúng nữa. Tóm lại, lý thuyết có thể chỉ là một sự đúc rút kinh nghiệm ở cấp độ cao, sâu và rộng. Mà vấn đề là không có cao cực cao, sâu cực sâu, rộng cực rộng, vì không có giới hạn cho điều này. Chúng ta  đọc được những lý thuyết ấy, nắm bắt được phần nào các khái niệm, và chúng ta tưởng rằng chúng ta đã biết. Đúng là chúng ta đã biết, nhưng chúng ta chỉ biết cái mường tượng, cái ảo ảnh được vẽ ra trong đầu dựa trên lý thuyết ấy.

 


 

Có một nguyên tắc quan trọng trong con đường khám phá, đó là phải bỏ lại những sự “Biết” và sự “Hiểu” trong quá khứ của mình. Nếu không bỏ lại, chúng ta không thể phá vỡ các giới hạn của nhận thức, không thể mở rộng đường biên, Điều này tương đồng trong phép tu Vô Ngã. Mọi thứ ta thấy đều chỉ là ảo tưởng, khi vứt bỏ ảo tưởng này, ảo tưởng khác lại xuất hiện. Qúa trình vứt bỏ liên tục, quá trình đi sâu hơn nữa, vươn cao hơn nữa, trải rộng hơn nữa là quá trình để chúng ta đạt tới sự hiểu biết thật sự.
 

Đây chỉ là những hiểu biết của tôi về sự Hiểu và sự Biết. Có thể ngày mai, ngày kia hay một thời gian ngắn nữa, những điều tôi đã nhận thức ở đây không còn đúng nữa và tôi sẽ lại phá vỡ những giới hạn này để hiểu biết hơn về chính sự Hiểu Biết.

Hà Thủy Nguyên

Team Uống Trà Thôi sưu tầm

0 0 6,431 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Hãy làm mọi việc vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2472 07:59, 21/02/2023
0 0 8,479 0.0
Hãy làm mọi việc vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời

Tại sao chúng ta phải cẩn thận khi chọn hình thức giải trí?

“Hãy làm mọi việc vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời”.—1 CÔ-RINH-TÔ 10:31. Điều này có nghĩa là chúng ta dâng mình cho Đức Chúa Trời ngay cả trong những lúc nghỉ ngơi thư giãn hay giải trí, chứ ...
Mettā
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2470 20:19, 19/02/2023
0 0 8,364 0.0
Mettā

Dù người khác đối xử với ta như thế nào đi nữa, ta cũng phải huân tập và giữ bền tâm xả, không thốt lời hung ác, sống với lòng lân mẫn, với tâm thiện lành, với nội tâm không sân hận.

Vì ta chân thành và ngay thật, dù không ở gần nhau, cách xa ngàn trùng, ta vẫn ở trong tim nhau. Bất cứ ai đi ngang đời ...
Sống ở đời xin đừng: Hứa cho vui, tranh khi giận, than khi buồn!
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2468 11:47, 17/02/2023
0 0 9,641 0.0
Người xưa dặn, người thường xuyên nở nụ cười sẽ không dễ gặp xui xẻo. Sống với suy nghĩ tích cực, vận khí sẽ tốt; sống bi quan, vận khí không tốt.

Đừng hứa khi vui

Khi tâm trạng thay đổi thất thường thì sẽ dễ dẫn đến những lựa chọn mang tính “bốc đồng”, người có thể kiểm soát được tốt ...
8️⃣ ĐIỀU NÊN HỌC NHẤT TRÊN ĐỜI
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2467 09:11, 17/02/2023
0 0 8,447 0.0
8️⃣ ĐIỀU NÊN HỌC NHẤT TRÊN ĐỜI

1. Học cách tự vui vẻ:
Cuộc đời là của bạn, tâm trạng cũng là của bạn. Hoàn cảnh có thể không vui nhưng bạn có thể thay đổi được tâm trạng của mình.

2. Học cách tự chăm sóc chính bản thân mình:
Không ai có thể nâng đỡ, chăm sóc được bạn cả cuộc đời. Hãy tự biết ...
Sự Hiện Diện
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2465 13:46, 16/02/2023
0 0 8,016 0.0
Sự Hiện Diện

Không có mặt trọn vẹn trong câu chuyện, tức là chưa học được cách lắng nghe.

Mình từng có cả ngàn cuộc trò chuyện từ bé đến lớn, cũng từng làm những công việc cần lắng nghe. Nhưng thật tiếc, mình chưa từng hiện diện trọn vẹn trong bất kỳ cuộc trò chuyện nào.

Trong suốt hành trình rong ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!