/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Lợi ích tuyệt vời của việc thưởng trà bằng chén khải

2875 09:24, 20/09/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Lợi ích tuyệt vời của việc thưởng trà bằng chén khải
Tôi đã bắt đầu hành trình uống trà của mình bằng một chiếc ấm sứ sau đó là ấm đất, nhưng qua năm tháng, chén khải mới là dụng cụ pha trà mà tôi sử dụng thường xuyên nhất trong hành trình khám phá của mình.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ trải nghiệm của tôi về một bộ ấm trà được sử dụng phổ biến nhất ở Trung Quốc, nó được gọi là “bộ ấm trà phổ thông” trong thế giới trà. Khám phá những ưu điểm tuyệt vời của nó cũng như học cách sử dụng để có được những chén trà ngon.

- Chén khải là gì?

Chén khải (Gaiwan) là một loại dụng cụ được sử dụng để ngâm lá trà hoặc uống trà.

Nó có nguồn gốc từ thời nhà Minh và bao gồm một chén (cốc), nắp đậy và đĩa đựng.

Chén có thể được làm bằng sứ hoặc gốm tráng men bên trong. Được sử dụng chủ yếu để độc ẩm và đối ấm, có dung tích nhỏ (thường là 110ml)

- Ưu điểm tuyệt vời của việc pha trà bằng chén khải

Đầu tiên, nó gần như thích hợp để pha mọi loại trà. Chén khải như là một hiện thân của thế giới thu nhỏ và giản đơn. Nó đặc biệt hữu ích với những ai thường hay lang thang tìm kiếm những chiều hương vị mới mẻ trong thế giới trà rộng lớn.

Thứ hai, không ít người gặp khó khăn khi cho trà của mình vào ấm. Một số loại trà có dạng lá dài hoặc những miếng trà Phổ Nhĩ lớn gây trở ngại khi sử dụng những ấm trà có miệng ấm nhỏ. Thường phải mất nhiều thời gian hơn hoặc phải dùng thêm các dụng cụ hỗ trợ. Chén khải giải quyết tốt cho vấn đề này, khiến cho mọi thứ trở nên dễ dàng. Một chiếc miệng luôn luôn mở rộng nhất để chào đón.

Nếu chưa từng chứng kiến khoảnh khắc khi trà gặp nước, bạn thực sự đã bỏ lỡ! Những lá trà tuyệt đẹp hồi sinh trong nước. Khoảnh khắc ngắn ngủi của sự biến đổi có thể được quan sát khi sử dụng chén khải để pha trà.

Ưu điểm lớn nhất của chén khải khi pha trà là khả năng kiểm soát. Tôi đã từng thấy nhiều chuyên gia pha trà kiểm soát thời gian ngâm lá trà bằng cách quan sát độ nở của lá trong chén khải. Chén khải cũng cho thời gian dốc nước trà ra khỏi chén nhanh hơn hẳn các loại ấm. Điều này khá cần thiết khi bạn pha các loại trà mà nếu để trà lâu trong ấm hơn một chút cũng dễ dàng nếm phải nhiều vị đắng.

Với chén khải 110 ml, tôi cũng dễ dàng tính được lượng trà bao nhiêu là vừa đủ, nhất là khi thử các loại trà mới. Tôi áp dụng đúng chuẩn quy tắc dễ nhớ là: “3 4 7 8” cho 110 ml nước. Tức là: 3 gram trà xanh, 4 gram trà đen, 7 gram Ô Long, 8 gram Phổ Nhĩ áp dụng cho chén khải 110 ml của mình.

Một điểm cộng nữa là chén khải dễ dàng thao tác vệ sinh sau mỗi phiên; đổ bả trà nhanh chóng, không gặp phải tình trạng kẹt lá trong vòi ấm và chỉ cần rửa nhẹ nhàng bằng tay dưới vòi nước lạnh, rồi úp lên.

Mặc dù chén khải là công cụ tuyệt vời để thưởng thức trà , nhưng việc sử dụng nó có thể là một thách thức trong thời gian đầu. Bị bỏng ở tay hay làm ngã đổ là điều mà người yêu trà nào cũng khó tránh khỏi khi thực hành với chén khải.

Dưới đây là một số gợi ý để giúp bạn sử dụng chén khải (Gaiwan) để pha trà đúng cách và dễ dàng.

- Cách pha trà bằng chén khải

Bước 1: Đổ nước nóng vào chén và sau đó đổ nước vào các tách trà nhỏ. Mục đích là để làm sạch và làm nóng cho bộ ấm chén.

Bước 2: Cho vào chén một lượng trà thích hợp, rồi cho nước nóng vào ngập trà để làm nóng, rồi đổ nước này đi.

Bước 3: Cho nước nóng với nhiệt độ thích hợp vào đầy chén và đậy nắp lại.

Bước 4: Dốc nhanh toàn bộ nước trà ra chén tống.

Bước 5: Rót trà ra chén con để thưởng thức.

Ghi chú về cách sử dụng chén khải đúng cách

- Nâng nắp

Khi nâng nắp, bạn có thể giữ các cạnh của núm bằng ngón tay cái và ngón giữa, trong khi ngón trỏ của bạn ở trên cùng. Cách tốt nhất là tránh chạm vào bề mặt của nắp, vì nó có thể trở nên nóng khi có trà bên trong.

Tốt nhất là bạn úp nắp một bên của nắp vào đĩa để tránh nó hấp thụ bất kỳ mùi nào của bàn ăn.

- Thêm nước

Đổ nước nóng vào bên trong theo chuyển động tròn dọc theo các cạnh. Điều này sẽ giúp nhiệt lan tỏa đều và tránh làm cháy lá trà.

Khi bạn nhìn thấy nước trà tràn lên trên nắp, điều này có nghĩa là bạn đã đổ quá nhiều nước. Bạn nên tránh trường hợp như vậy, vì điều này có thể dẫn đến việc các cạnh của chén trở nên nóng, đây là một trong những lý do chính khiến bạn có thể bị bỏng tay.

Nếu điều này xảy ra, bạn có thể dễ dàng khắc phục bằng cách nhấn chặt vào núm của nắp và hướng chén sang một bên để đổ đi một chút nước.

- Rót trà

Rót trà từ chén khải là phần thử thách nhất. Nghiêng nắp sang một bên để có một khe hở nhỏ giữa nắp và chén.

Khoảng trống này phải đủ rộng để trà chảy ra ngoài một cách hợp lý, nhưng cũng đủ nhỏ để giữ lá bên trong. Điều này cũng sẽ tránh hơi nước nóng bốc ra từ mặt sau của chén có thể làm bỏng tay bạn.

Sau đó dùng ngón giữa và ngón cái giữ các cạnh của cốc, dùng ngón trỏ ấn chặt vào núm của nắp cho thật chặt. Bây giờ nâng cao và đổ.

Đừng để chén vượt qua một góc 90 độ. Điều này sẽ chỉ làm chậm quá trình rót và nước có thể chảy ra từ bên trái và bên phải của nắp và làm bỏng tay bạn.

Thay vì đổ vào tống, tất nhiên bạn cũng có thể đổ trực tiếp vào chén con để uống. Nếu bạn phục vụ một vài chén trà, thì bạn nên rót vào tống trước.

Rót trà từ tống vào nhiều chén sẽ đảm bảo vị trà ở mỗi chén như nhau. Nguyên nhân là do lá liên tục tiết ra hương vị bên trong chén khải. Vì vậy, khi rót trực tiếp vào các chén, chén trà đầu tiên sẽ có vị dịu hơn chén cuối cùng.

Uống Trà Thôi
Theo huongtraviet
Lợi ích tuyệt vời của việc thưởng trà bằng chén khảisử dụng chén khải có thể dễ dàng quan sát lá trà nở ra trong nước và kiểm soát được thời gian hãm trà
Lợi ích tuyệt vời của việc thưởng trà bằng chén khảiNghiêng nắp sang một bên để tạo khe hở, ngón giữa và ngón cái giữ các cạnh của chén, dùng ngón trỏ ấn chặt vào núm của nắp và dốc trà ra
2 0 2,087 6.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Lịch sử của Kiến Diêu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2720 13:51, 24/06/2023
0 0 1,823 0.0
Kiến diêu (Jianzhan) là tên gọi của dòng gốm sứ cổ xuất hiện vào khoảng thời nhà Đường, và được chế tác ở lò gốm thuộc phủ Kiến Ninh, Kiến An, nay thuộc trấn Thủy Cát, Kiến Dương, Phúc Kiến, Trung Quốc. Điểm nổi bật của Kiến Diêu là chất men đen được nung ở nhiệt độ rất cao (khoảng 1300 độ C).

Do ...
Ấm trà Tri kỷ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2696 16:24, 15/06/2023
0 0 1,925 0.0
Truyền thuyết kể rằng đã lâu lắm rồi, có một vị tài chủ cực kỳ thích uống trà. Bất cứ ai đến uống trà ở nhà ông, bất luận giàu hay nghèo, chỉ cần đến, ông sẽ ngay lập tức gọi gia nhân phục vụ.

Một ngày, một người ăn mày áo quần rách rưới đến cửa nhà tài chủ. Ông ta chẳng xin thức ăn, chỉ nói ...
Lịch sử của Nhữ Diêu (Ru ware)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2677 09:14, 08/06/2023
0 0 1,849 0.0
Gốm Nhữ không những được xếp hạng là “anh cả” trong Ngũ đại danh diêu thời Tống mà còn được đánh giá là một trong những dòng gốm có địa vị cao nhất trong lịch sử hay là đỉnh cao gốm sứ nhân loại.

Trong những năm 1100, gốm Nhữ được làm chỉ dành riêng cho Hoàng gia. Được cho là lấy cảm hứng từ giấc ...
Tử sa rạn là như nào? Cách nhận biết Tử sa rạn
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2660 08:58, 01/06/2023
0 0 1,842 0.0
Chúng ta thường thấy đồ sứ có men rạn, chứ ít khi có tử sa. Bài viết này nhằm giới thiệu đến các anh chị loại tử sa không phủ men nhưng lại có vệt rạn tự nhiên.

Đây là loại tử sa được công nghệ mỹ thuật sư cao cấp Mã Tuấn Hoa phát minh ra, đã đăng ký sở hữu trí tuệ vào năm 2009. Loại ấm tử sa này ...
Đất Thiên Thanh Nê trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ” của Lưu Ngọc Lâm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2648 08:53, 24/05/2023
0 0 4,514 0.0
Xin gửi đến độc giả bài dịch về nội dung đất Thiên Thanh Nê trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ” của Lưu Ngọc Lâm. Có thể thấy quan điểm trong cuốn này khác nhiều so với cuốn “Nghi Hưng Tử Sa Khoáng Liệu”. Mời các độc giả tham khảo!

Thiên Thanh Nê “đứng đầu trong các loại đất”, nhưng giờ đã khó ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!