/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

“Hồn Việt” trong những chén trà

2892 08:55, 29/09/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

“Hồn Việt” trong những chén trà
Không có bề dày lịch sử như Trung Quốc, cũng không cầu kỳ khuôn mẫu như Nhật Bản, nhưng văn hóa trà Việt lại rất thuần khiết, giản dị và đầy tinh tế. Tất cả những tạo nên "hồn Việt" trong mỗi chén trà.

Trà là thức uống có từ xa xưa, gắn liền với đời sống người Á Đông, đặc biệt là đối với những người con đất Việt, uống trà đã trở thành một tập quán truyền thống. Hơn cả một loại thức uống, trà còn mang đến những giá trị quý báu cho sức khỏe và trên hết là đem lại sự thư giãn. Bởi vậy, trải qua thời gian uống trà được nâng tầm trở thành nghệ thuật thưởng trà tinh tế.

Là một quốc gia sở hữu những cánh đồng chè xanh ngát trải dài và nắm giữ sản lượng hàng đầu thế giới, Việt Nam cũng có cho riêng mình một nền văn hóa trà đặc sắc và độc đáo. Văn hóa trà Việt không mang bề dày lịch sử như Trung Quốc, cũng không cầu kỳ khuôn mẫu như Nhật Bản, tuy nhiên, chúng ta vẫn có một văn hóa trà riêng rất giản dị, thuần khiết và đầy tinh tế. Tất cả những tạo nên "hồn Việt" trong mỗi chén trà.

Từ rất lâu đời, uống trà đã trở thành một nét văn hóa truyền thống của người Việt. Nếu như trước đây, trà chỉ được những gia đình quyền quý Việt sử dụng, thì nay văn hóa trà đã trở nên phổ biến và được nhân rộng khắp dân gian. Cùng với đó, cách pha trà cũng có nhiều biến tấu, tuy nhiên, tinh thần của tách trà thì không hề thay đổi. Trà vẫn là thức uống thanh tao giúp cho người thưởng thức thư giãn tinh thần, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ mỗi khi bạn đến chơi nhà.

Trà được xem là nét văn hóa vì nó phổ biến rộng rãi, thể hiện được phong tục và tính cách của người Việt, cũng như tạo nên văn hóa vừa thưởng thức những chén trà ngon, vừa chuyện trò, giãi bày tâm sự. Chính vì lẽ đó, có thể thấy ngày nay trà xuất hiện trong đời sống hằng ngày của mỗi gia đình; khách đến nhà thường được mời trà, đây cũng là cách gia chủ thể hiện sự niềm nở, đón tiếp nồng nhiệt và tình cảm đối với khách. Mời trà còn để thể hiện sự tôn kính đối với bề trên, vậy nên hình ảnh mời trà thường được thấy trong những dịp Lễ - Tết, gia đình sum vầy; hay trong những dịp cưới hỏi, đám giỗ cũng không thể thiếu những chén trà đong đầy ý nghĩa này.

Văn hóa trà gắn liền với người dân Việt Nam, không phân biệt sang – giàu, nghèo – hèn. Dù gia đình quý tộc hay thường dân, dù hàng quán ở chợ hay nhà hàng cao cấp, … đều có thể tự do nhâm nhi tách trà nóng. Đặc biệt, trà còn được sử dụng trong tất cả những ngày lễ lớn như cưới hỏi, ma chay, cúng giỗ hay đơn giản là một ngày thường cũng có thể thưởng thức nó.

Phương thức thưởng thức trà cũng khá đa dạng. Trà có thể được uống một mình, được gọi là độc ẩm, chính là lúc người ta nhâm nhi chiêm nghiệm, hoặc ngâm thơ sáng tác. Trà được uống cùng lúc với hai người thì được gọi là song ẩm hoặc có thể nhiều hơn nữa những người bạn tâm giao, tri kỉ của nhau. Trà được coi như là người bạn tâm giao của con người khi có tâm sự dù là vui hay buồn, nó làm con người ta nguôi ngoai nỗi buồn một cách thần kì.

Có thể nói văn hoá trà Việt Nam như một dòng suối âm ỉ chảy dài theo bề dày lịch sử và chảy mãi trong tâm hồn của mỗi người dân mang dòng máu rồng phượng này. Đó cũng chính là lý do tại sao Văn hoá uống trà của người Việt chính là sự tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa thời xưa và nay.

Uống Trà Tôi
Theo tạp chí kinh tế
“Hồn Việt” trong những chén trà
3 0 3,645 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

9 thuật ngữ trên bàn trà, không hiểu thì thiệt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3188 13:24, 17/02/2024
1 0 2,619 0.0
“Trà” là một trong những nét đặc trưng của văn hóa, đồng thời nó cũng mang nhiều nội hàm phong phú. Người xưa thích đãi khách bằng trà, một tách trà tưởng chừng như đơn giản lại bao hàm rất nhiều tri thức: Châm trà, phẩm trà, thiêm trà đều được chú trọng. (Rót trà, ngửi trà và nếm trà)

Bạn phải biết ...
LỤC VŨ PHA TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3185 22:58, 15/02/2024
1 0 2,560 10.0
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, ...
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3181 22:58, 12/02/2024
0 0 2,917 0.0
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước ...
Lược Sử Của Trà (P6): Trà Thời Nhà Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3178 23:22, 08/02/2024
0 0 2,596 0.0
Vào thời nhà Nguyên, văn hóa trà không phát triển quá nổi bật nhưng lại có ý nghĩa kết nối giữa hai thời đại phát triển quan trọng của trà, đó là thời Tống của quá khứ và thời Minh trong tương lai. Vào cuối thời nhà Nguyên, đã có sự xuất hiện của trà lá rời, cũng như sự hoàn thiện của phương pháp sản ...
Nguồn gốc cách đặt tên các loại trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3174 08:46, 06/02/2024
0 0 2,768 0.0
Theo những thống kê ban đầu thì cả thế giới có khoảng 3.000 giống và chi trà khác nhau. Thế nên tên của trà cũng muôn màu muôn vẻ. Có một số loại danh trà thì có cả một truyền thuyết hay câu chuyện lịch sử đằng sau cái tên, có loại thì cái tên đơn giản chỉ là mô tả ngoại hình hay nơi cây trà lớn lên. Tên ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!