/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

“Hồn Việt” trong những chén trà

2892 08:55, 29/09/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

“Hồn Việt” trong những chén trà
Không có bề dày lịch sử như Trung Quốc, cũng không cầu kỳ khuôn mẫu như Nhật Bản, nhưng văn hóa trà Việt lại rất thuần khiết, giản dị và đầy tinh tế. Tất cả những tạo nên "hồn Việt" trong mỗi chén trà.

Trà là thức uống có từ xa xưa, gắn liền với đời sống người Á Đông, đặc biệt là đối với những người con đất Việt, uống trà đã trở thành một tập quán truyền thống. Hơn cả một loại thức uống, trà còn mang đến những giá trị quý báu cho sức khỏe và trên hết là đem lại sự thư giãn. Bởi vậy, trải qua thời gian uống trà được nâng tầm trở thành nghệ thuật thưởng trà tinh tế.

Là một quốc gia sở hữu những cánh đồng chè xanh ngát trải dài và nắm giữ sản lượng hàng đầu thế giới, Việt Nam cũng có cho riêng mình một nền văn hóa trà đặc sắc và độc đáo. Văn hóa trà Việt không mang bề dày lịch sử như Trung Quốc, cũng không cầu kỳ khuôn mẫu như Nhật Bản, tuy nhiên, chúng ta vẫn có một văn hóa trà riêng rất giản dị, thuần khiết và đầy tinh tế. Tất cả những tạo nên "hồn Việt" trong mỗi chén trà.

Từ rất lâu đời, uống trà đã trở thành một nét văn hóa truyền thống của người Việt. Nếu như trước đây, trà chỉ được những gia đình quyền quý Việt sử dụng, thì nay văn hóa trà đã trở nên phổ biến và được nhân rộng khắp dân gian. Cùng với đó, cách pha trà cũng có nhiều biến tấu, tuy nhiên, tinh thần của tách trà thì không hề thay đổi. Trà vẫn là thức uống thanh tao giúp cho người thưởng thức thư giãn tinh thần, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ mỗi khi bạn đến chơi nhà.

Trà được xem là nét văn hóa vì nó phổ biến rộng rãi, thể hiện được phong tục và tính cách của người Việt, cũng như tạo nên văn hóa vừa thưởng thức những chén trà ngon, vừa chuyện trò, giãi bày tâm sự. Chính vì lẽ đó, có thể thấy ngày nay trà xuất hiện trong đời sống hằng ngày của mỗi gia đình; khách đến nhà thường được mời trà, đây cũng là cách gia chủ thể hiện sự niềm nở, đón tiếp nồng nhiệt và tình cảm đối với khách. Mời trà còn để thể hiện sự tôn kính đối với bề trên, vậy nên hình ảnh mời trà thường được thấy trong những dịp Lễ - Tết, gia đình sum vầy; hay trong những dịp cưới hỏi, đám giỗ cũng không thể thiếu những chén trà đong đầy ý nghĩa này.

Văn hóa trà gắn liền với người dân Việt Nam, không phân biệt sang – giàu, nghèo – hèn. Dù gia đình quý tộc hay thường dân, dù hàng quán ở chợ hay nhà hàng cao cấp, … đều có thể tự do nhâm nhi tách trà nóng. Đặc biệt, trà còn được sử dụng trong tất cả những ngày lễ lớn như cưới hỏi, ma chay, cúng giỗ hay đơn giản là một ngày thường cũng có thể thưởng thức nó.

Phương thức thưởng thức trà cũng khá đa dạng. Trà có thể được uống một mình, được gọi là độc ẩm, chính là lúc người ta nhâm nhi chiêm nghiệm, hoặc ngâm thơ sáng tác. Trà được uống cùng lúc với hai người thì được gọi là song ẩm hoặc có thể nhiều hơn nữa những người bạn tâm giao, tri kỉ của nhau. Trà được coi như là người bạn tâm giao của con người khi có tâm sự dù là vui hay buồn, nó làm con người ta nguôi ngoai nỗi buồn một cách thần kì.

Có thể nói văn hoá trà Việt Nam như một dòng suối âm ỉ chảy dài theo bề dày lịch sử và chảy mãi trong tâm hồn của mỗi người dân mang dòng máu rồng phượng này. Đó cũng chính là lý do tại sao Văn hoá uống trà của người Việt chính là sự tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa thời xưa và nay.

Uống Trà Tôi
Theo tạp chí kinh tế
“Hồn Việt” trong những chén trà
3 0 2,749 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa thưởng trà của người Việt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1940 09:23, 30/06/2022
0 0 6,004 0.0
Không biết từ bao giờ, trà có mặt trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, từ ấm trà bên vỉa hè đến ấm trà trong gia đình. Chén trà cũng là khởi nguồn của rất nhiều câu chuyện, gắn kết thêm những con người chưa từng quen biết lại với nhau.

Trà từ lâu cũng đã được các nhà khoa học chứng minh là rất ...
Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1936 09:28, 27/06/2022
0 0 6,193 0.0
Trà đạo có thể khơi dậy cảm hứng về tinh thần hoặc triết học. Những tương phản triết học giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo thể hiện qua trà đạo là sự quảng bá cho lý tưởng tương ứng của từng tôn giáo.

Với trà đạo, người Trung Quốc đã uống trà trong bốn nghìn năm qua. Ban đầu, trà được trồng ...
Nghệ thuật đấu trà uống tới 50 tách ở Nhật Bản có gì lạ?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1928 09:15, 24/06/2022
0 0 6,015 0.0
Đấu trà có nguồn gốc từ thời nhà Đường ở Trung Quốc, phát triển sang triều đại nhà Tống rồi du nhập vào Nhật Bản, song người Nhật thiết kế đấu trà với định dạng riêng, không giống Trung Quốc.

Nước Nhật biết đến đấu trà (闘 茶,Tōcha) vào thời kỳ Kamakura (Liêm Thương thời đại, 1185–1333). Ở Nhật, ...
Nghệ thuật uống trà đạo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1916 08:43, 21/06/2022
1 0 8,668 0.0
Đối với người Trung Quốc, việc uống trà đã trở thành tập quán hơn 1.000 năm qua. Trà là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, là một trong bảy nhu cầu thiết yếu hàng ngày, gồm: “nhiên liệu, dầu, gạo, muối, nước tương, giấm và trà”.

Cây trà có nguồn gốc ở Trung Quốc từ thời cổ đại, ban đầu được ...
Sự khác biệt giữa trà ô long và trà đen
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1911 08:27, 18/06/2022
0 0 7,064 0.0
Trà ô long và trà đen đều được làm từ lá của cây Camellia sinensis. Tuy nhiên, do phương pháp sản xuất khác nhau, cũng như là hai loại chè khác nhau nên có sự khác biệt về hương thơm, vị ngon.

Sự khác biệt cơ bản giữa trà ô long và trà đen

Trà ô long và trà đen khác nhau về nguyên liệu và phương pháp sản xuất. ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!