/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tìm hiểu về sự ra đời của hành thư

2915 09:18, 12/10/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

6 phút đọc (1421 từ)

Dưới đây là bài viết được dịch từ bài giảng của thầy Hoàng Giản về hành thư. Hành thư ban đầu được gọi là hành áp thư 行押書. Hành được hiểu là thực hiện, thi hành. 

Ví dụ như: Hành thiện, hành y, hành văn, hành lễ.v.v… Áp là kí tên, đóng dấu. Thư là viết. Hành áp thư là chữ ký do người thực hiện viết. Việc ký tên để xác định cá nhân là nhu cầu của con người và xuất hiện rất sớm. Thông qua việc ký tên để xác thực tài liệu, đồ vật do người có chữ ký cung cấp.

 

Lý do ra đời của hành thư?

Mọi sự vật, hiện tượng ra đời đều có lẽ của nó, hành thư cũng vậy. Hành thư ra đời để giải quyết nhu cầu nào đó của con người mà chân thư, thảo thư chưa đáp ứng được. Hoàng Bá Tư thời Tống trong “Đông quan dư luận – kí dữ Lưu Vô Ngôn luận thư” ghi chép lời của bạn ông ấy là Lưu Vô Ngôn rằng: “Thi thoảng yết kiến thừa tướng Tô Tử Dung, lúc chưa về, rảnh thấy 1 cuốn sách thời Đường, bên trong nói: ‘Đường Thái Tông Lý Thế Dân lệnh cho quần thần khi dâng tấu sớ, có thể viết bằng chân thư, thảo thư. Nhưng ký tên thì không được dùng thảo thư’. Tên cuốn sách ấy chợt không nhớ ra”. Vì sao Đường Thái Tông lại ra lệnh như vậy? Bởi dùng thảo thư ký tên dễ bị nhầm lẫn, dùng các thư thể khác như chân thư hoặc hành thư dễ phân biệt hơn.

 

Chữ ký trong 3 thiếp của Vương Hi Chi

Chữ ký trong 3 thiếp bình an thiếp, hà như thiếp và phụng quất thiếp của Vương Hi Chi

 

Chữ ký trong 3 thiếp của Vương Hi Chi

Các chữ ký bằng hành thư và chân thư trích ra từ 3 thiếp của Vương Hi Chi

Ở 3 thiếp bình an thiếp, hà như thiếp và phụng quất thiếp của Vương Hi Chi có thể thấy chữ ký bằng hành thư của Vương Hi Chi. Đằng sau tác phẩm còn có chữ ký của những người sưu tầm, có người dùng khải thư, có người dùng hành thư. Dùng khải thư để ký tên thì ưu điểm là rõ ràng, dễ nhận biết nhưng khuyết điểm là chậm và dễ bị bắt chước theo. So với các thư thể khác thì, dùng hành thư là tối ưu, vừa nhanh, vừa dễ nhận biết và không dễ bắt chước. Do đó, ký tên bằng hành thư được yêu thích và sử dụng phổ biến.

Hành thư khác gì so với các thể chữ khác

Hành thư là một loại thư thể, nhưng không phải là một loại tự thể. Có các loại tự thể là: Triện tự, lệ tự, thảo tự, nhưng không có hành tự. Nhưng thư thể thì có: Triện thư, lệ thư, thảo thư, hành thư.

Vi Tục thời Đường, trong “mặc tẩu” viết: “Hành thư là biến đổi nhỏ của chính thể tự, Chung Diêu gọi là hành áp thư”. Chính thể tự ở đây hiểu là những thể chữ thông dụng thời đó, tức lệ tự và chính khải tự. Hành thư ra đời từ cuối thời Đông Hán, khi đó lệ thư đã phát triển thành bát phân thư, hay còn gọi là Hán lệ (một thể chữ gần với Triện, Lệ). Lúc đó, chân khải bắt đầu nảy nở, thời đó gọi là kim lệ, còn gọi là chân lệ. Như vậy, hành thư ra đời cũng rất sớm, ở thời kỳ đầu là biến đổi tự hình của bát phân thư. Đến khi chân thư định hình và phổ biến thì hành thư tiếp tục biến đổi dựa trên tự hình của chân thư. Quá trình ấy diễn ra song song.

Bình an thiếp của Vương Hi Chi

Bình an thiếp của Vương Hi

Thảo thư “giải tán lệ pháp”, tức phá vỡ kết cấu cơ bản của chữ lệ. Vận dụng nguyên tắc thảo hóa và bút thế nên người chưa học qua thảo pháp xem sẽ không hiểu. Hành thư không làm thay đổi kết cấu ban đầu của chữ. Cho dù có liền nối, viết nhanh, hoặc giản lược mấy nét, hoặc viết liền mấy nét với nhau thì người xem vẫn hiểu được.

Thảo hành là chữ hành viết gần với thảo thư. Chân hành là hành thư viết gần với chư thư. Vương Thế Trinh thời Minh viết: “Lưu Đức Thăng thay đổi một chút khải pháp, gọi nó là hành thư. Mang đặc trưng của chân thư gọi nó là chân hành, mang đặc trưng của thảo thư gọi nó là thảo hành”. Gọi là thảo hành chứ không phải là hành thảo vì trong quan hệ tu sức, hành là trung tâm, thảo tu sức cho hành.

Hán Phương Minh thời Đương trong “Thụ bút yếu thuyết” nói: “Trước thời Bá Anh (Trương Chi), chưa có pháp của chân, hành, thảo. Lúc đó, 3 thể chân hành thảo đều cùng 1 loại. Triện, lệ là một loại khác. Chân hành lệ thảo dùng sử chuyển. Triện lệ không có sử chuyển.

Sự ra đời của hành thư

Nhận định hành thư là sự biến đổi nhỏ của khải thư tuy không sai nhưng chưa nêu ra được vấn đề mấu chốt. Trọng điểm nằm ở chỗ hành thư lộ rõ sử chuyển.

Ở trên nói, hành thư là biến đổi của khải thư, chỉ là ở góc độ tự thể nói, tức là tự hình có sự thay đổi. Cách nói này mới mới dừng ở bề nổi/ bề ngoài. Ở góc độ thư pháp, đó là sự thay đổi của sử chuyển và chọn bút thế. Ví dụ những chữ dưới đây trong nhị tạ thiếp của Vương Hi Chi, tự hình của những chữ hành thư này khác với chân thư rất ít. Trong chân thư sử chuyển ẩn tàng (không lộ cho người xem thấy). Tôn Quá Đình nói “chân thư dĩ điểm họa vi hình chất”, tuy nhiên trong hành thư thì điểm họa (đường nét) và sử chuyển đều chỉ là bề ngoài, cùng lúc thể hiện ra. Như vậy, hành thư có cảm giác trôi chảy lưu loát là do sử chuyển lộ ra cho chúng ta thấy.

Hành thư được tạo ra và kế thừa như thế nào?

Vệ Hằng thời Tấn trong “Tứ thể thư thế” nói: “Thời sơ Ngụy có 2 người Chung Diêu, Hồ Chiêu viết hành thư. Học từ Lưu Đức Thăng, chữ của Chung Diêu có chút khác biệt, nhưng cũng có cái tinh diệu riêng, nay được thịnh hành ở đời”. Vi Hằng và Chung Diêu sống cùng thời, 2 nhà Chung Diêu và Vi Hằng có quan hệ mật thiết, cho nên đoạn nội dung này tương đối đáng tin cậy. Lưu Đức Thăng đương thời dạy hành thư, có 2 học sinh là Chung Diêu và Hồ Chiêu, ai nấy đều có cái tinh hay. Hành thư được thịnh hành có công lao to lớn của 3 người này.

Ảnh vẽ chân dung Lưu Đức Thăng

Ảnh vẽ chân dung Lưu Đức Thăng

Trương Hoài Quán thời Đường trong “thư đoạn” nói: “Khảo cứu về hành thư, thời hậu Hán người tên là Lưu Đức Thăng ở đất Dĩnh Xuyên tạo ra, là thư thể biên đổi từ chính thư.... Lưu Đức Thăng là khởi sáng hành thư”. Trương Hoài Quán khảo cứu về Lưu Đức Thăng rất tường tận: “Lưu Đức Thăng tự là quân tự, người đất Dĩnh Xuyên, thời Hằng, Linh đế, nổi danh bởi sáng tạo hành thư, tuy tạo ra từ thảo, nhưng cũng rất diễm lệ, phong lưu uyển ước, kiệt xuất đương thời... Hồ Chiêu, Chung Diêu đều học được pháp của thầy (Lưu Đức Thăng), người đời ca ngợi Chung Diêu giỏi hành thư là vì vậy. Tuy nhiên, chữ của Hồ Chiêu thì béo, chữ của Chung Diêu thì gầy, ai nấy đều kế thừa được cái đẹp trong chữ của Lưu Đức Thăng”. Đáng tiếc đến nay chân tích hành thư của 2 người này đều không còn. Sau này, Tuân Úc có công trong việc truyền dạy hành thư, dạy cho các môn sinh pháp của Chung Diêu, Hồ Chiêu, từ đó về sau hành thư và kim lệ được thịnh hành. Về mặt kế thừa, Lưu Đức Thăng là người khởi sáng hành thư, tiếp theo là Chung Diêu, Hồ Chiêu rồi đến Tuân Túc, tiếp nữa có thể kể đến cha con Vương Hi Chi, Vương Hiên Chi.

Bài viết được dịch từ bài giảng của thầy Hoàng Giản

Team Uống Trà Thôi sưu tầm

1 0 5,911 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Tranh về chuyện tình của thần Vệ Nữ giá hơn 13 triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2456 08:36, 13/02/2023
0 0 6,163 0.0
Bức "Venus and Adonis" của Tiziano Vecellio, mô tả cái ôm của thần Vệ Nữ và thợ săn Adonis được bán 13,6 triệu USD (320 tỷ đồng).

Số tiền, bao gồm thuế phí, đưa tranh trở thành tác phẩm đắt giá nhất trong phiên Old Masters Evening Auction ở Sotheby's London, hôm 8/12. Tranh có kích thước 177,2x199,2 cm, do Tiziano Vecellio và các ...
Bức tranh 800 năm tuổi về nhà thơ 'coi hoa mai là vợ'
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2449 08:42, 08/02/2023
0 0 5,898 0.0
Tranh khoảng 800 tuổi về thi sĩ ẩn dật Lâm Hòa Tĩnh, tái hiện cảnh nhà thơ ngắm mai - loài hoa được ví như vợ ông.

Tác phẩm Lâm Hòa Tĩnh ngắm mai dưới trăng, cao 24,5 cm, ngang gần 39 cm, hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Quốc gia Tokyo, Nhật Bản. Theo Hangzhou News, tranh không đề tên tác giả nhưng giới chuyên môn công ...
'My Wife's Lovers' - tranh vẽ mèo lớn nhất thế giới
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2443 08:54, 03/02/2023
0 0 6,725 0.0
Bức "My Wife's Lovers" vẽ 42 con mèo của Carl Kahler, kích thước 2,59x1,82 m, nặng 103 kg - là tranh vẽ mèo lớn nhất thế giới.

Tác phẩm được nhắc đến nhiều trên các diễn đàn nghệ thuật dịp năm mới Quý Mão. My Wife's Lovers (Những người tình của vợ tôi) mô tả 42 chú mèo với màu sắc, kích thước và biểu cảm khác ...
Tranh về đêm tiệc của quan Trung Quốc gần 1.200 năm trước
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2436 09:34, 29/01/2023
0 0 8,615 0.0
"Hàn Hi Tái dạ yến đồ" mô tả đêm tiệc trong biệt phủ quan lớn Trung Quốc thời Nam Đường, gần 1.200 năm trước.

Tác phẩm do họa sĩ Cố Hoành Trung sáng tác thời Ngũ Đại Thập Quốc (thế kỷ 10), khắc họa khung cảnh Hán Hi Tái - quan lớn triều Nam Đường - trong bữa tiệc đêm cùng khách, với nhiều hoạt động chơi ...
Mèo - biểu tượng tốt lành trong tranh cổ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2428 00:02, 24/01/2023
0 0 6,608 0.0
Trong tranh cách đây hàng trăm đến 1.000 năm, mèo ngụ ý trường thọ, cát tường, được vua chúa sủng ái.

Người Trung Quốc có tục ngữ: "Chó đến nhà thì giàu, mèo đến nhà thì quý". Theo The Paper, tranh về mèo có trước thời Đường (618-907). Mèo (miêu) hài âm với từ chỉ người sống lâu, vì vậy hình ảnh con vật ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!