/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

VÔ CHẤP LÀ GÌ ?

2919 13:35, 13/10/2023
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO

( từ)

VÔ CHẤP LÀ GÌ ?

Vô chấp (vô trụ) là một trong 3 dấu ấn quan trọng nhất của Phật học—vô ngã, vô chấp, Niết bàn. 

Cả ba khái niệm này tuy ba nhưng mà là một. Nếu bạn vô ngã, bạn đạt Niết bàn; nếu bạn vô chấp bạn đạt Niết bàn; nếu bạn vô ngã là bạn vô chấp và đạt Niết bàn; nếu bạn vô chấp là bạn vô ngã và đạt Niết bàn; nếu bạn đạt Niết bàn thì bạn đã vô chấp và vô ngã… Ba khái niệm này thực ra chỉ là ba cách nói khác nhau của một điều.

Vô chấp còn gọi là vô trụ. Chấp là bám vào, trụ là đứng cứng bên trên—bám vào tiền hay đứng cứng trên tiền cũng là một điều như nhau.

Hình ảnh dễ nhất cho các bạn thấy vô trụ là một con chim sẻ. Hãy nhìn chú chim sẻ tung tăng bay lượn trong nắng mai. Chú đứng trên cành cây, nghiêng đầu chíp chíp. Rồi bay sang cành khác, đứng rỉa lông bụng, rồi đột nhiên chú sà xuống bải cỏ đi tới đi lui đầu lắc qua lắc lại đi như đang tìm rồi, thoắt một cái chú đập cánh trên trời lượn vài vòng trên làn gió mát…
 

Chú chim này rất tự do, cả bầu trời, cả trái đất, mọi cây cối đều có thể là nhà của chú. Chú có thể đứng trên bất kì nơi nào—cành cây, bãi cỏ, nóc nhà—nhưng chẳng đứng cứng trên nơi nào cả, chẳng dính cứng vào đâu cả, tức là luôn luôn trụ vào đâu đó—cành cây , bãi cỏ, nóc nhà, luồng gió—nhưng không dính cứng (vô trụ) vào đâu cả, nên chú có tự do. Trụ mà không trụ.

Phật triết là môn học của giải thoát, của tự do.

Vô chấp/vô trụ là vậy đó. Bạn có thể làm mọi sự–luật sư, bác sĩ, doanh nhân, cưa gỗ, đào đất—và có mọi sự–tiền, địa vị, công việc, nhà cửa, xe cộ–nhưng bạn không dính cứng vào điều gì cả.

 

Thường thì chúng ta thích làm điều gì đó tốt cho ta—không nói dối, không trộm cắp, không ăn thịt, buôn bán, chữa bệnh… Nhưng đôi khi những điều tốt ta làm lại có thể là chấp. Ví dụ: Một đám ăn cướp đang truy sát một người, mình thấy người đó chạy vào một ngõ tối, đám ăn cướp chạy tới hỏi mình thằng kia chạy đường nào, mình điềm nhiên chỉ vào ngõ tối đó (thay vì chỉ đường khác) vì mình không nói dối, thì đó là chấp hàng đại gia rồi, và vì chấp vào “không nói dối” nên mình đã phạm tội tiếp tay giết người.

Hay là, ăn chay không ăn thịt, và mình bị bệnh gì đó và bác sĩ khuyên nên ăn thịt và cá một thời gian để cơ thể đủ sức mạnh chống bệnh, mình nhất định không nghe, thà chết thì thôi chứ tôi chỉ ăn chay, đó là chấp.


 

Đặc biệt là khi mình dùng điều mình thích để chê bai những người khác có cách sống khác mình, thì đó là chấp. Minh ăn chay và không uống rượu, đừng chê những người ăn thịt và uống rượu. Trong rất nhiều nền văn minh du mục, như Trung đông, thì ăn thịt và uống rượu rất quan trọng cho đời sống của họ.

Không chấp vào đâu, không chấp cả vào “vô chấp”, đó mới thực sự là vô chấp.

Thiền sư Tenzen, giáo sư Đại học Hoàng gia Nhật, khi thích ngủ ngày là ngủ, khi muốn uống rượu là uống, khi cần bế phụ nữ qua đường là bế, nhưng thầy là đại thiền sư của thế giới.

Chấp không phải là ta làm gì hay không làm gì, mà là tâm ta có dính mắc vào điều gì không. Chấp không phải là cái ta thấy bên ngoài, mà là trói buộc của trái tim bên trong.


Dĩ nhiên, không dễ gì cho phàm phu thấy rõ được trái tim của mình để biết mình đang chấp hay không, cho nên phàm phu phải thực hành đủ mọi điều để luyện tâm—ăn chay, bớt ăn thịt, không nói dối, ngồi Thiền…–cho đến một lúc nào đó mình có thể làm mọi điều, không bị gò bó trong luật lệ mà vẫn không lạc đường, như là văn sĩ đến lúc thành thầy viết văn thì bỏ hết văn phạm, nhưng học trò làm thế thì sẽ rớt môn văn.

Không chấp vào đâu cả, kể cả không chấp vào vô chấp, gọi là vô vô chấp. Đó là “ưng vô sở trụ” (“không trụ vào nơi nào”) của Kinh Kim Cang.

Và đó là Niết bàn, vì vô chấp/vô trụ thì tâm của bạn rỗng lặng, không có rác nào ở trong đó. Rỗng lặng là Niết bàn, lửa đã tắt.

 


 

Vô chấp không phải là lý luận mà là thực hành. Bạn hãy thực hành không dính vào đâu mặc dù vẫn phải đứng ở đâu đó tại mỗi thời điểm, tức là không trụ mà có trụ, có trụ mà vẫn không trụ, thì bạn sẽ vô trụ thật sự, và sẽ thấy được an lạc của một trái tim tự do.

Chúc các bạn luôn vô chấp vô trụ.

Trần Đình Hoành

Team Uống Trà Thôi sưu tầm

3 0 1,882 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Cốc nước muối của vị thiền sư
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO
1951 11:51, 05/07/2022
0 1 2,887 10.0
Cốc nước muối của vị thiền sư – Câu chuyện đáng suy ngẫm
“Cốc nước muối của vị thiền sư” là một câu chuyện ngắn vô cùng ý nghĩa, đọc và suy ngẫm sẽ mang đến lợi ích rất lớn, giúp bạn tránh xa được khổ đau trong đời.

Có một vị thiền sư lớn tuổi sống cùng một người đồ đệ lúc nào cũng ...
TƯỚNG DO TÂM SINH, CẢNH TÙY TÂM CHUYỂN
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1946 17:49, 02/07/2022
0 0 14,664 0.0
TƯỚNG DO TÂM SINH, CẢNH TÙY TÂM CHUYỂN

“Tướng do tâm sinh” là câu nói xuất hiện cả trong Phật gia và Đạo gia. Thông thường chữ tướng ở đây là để chỉ hình thức biểu hiện của sự vật, tức là cái hình tượng xuất hiện bề mặt của các sự vật mà người ta nhìn thấy trong cuộc sống thường ngày, mà hình ...
Người biết cho đi tuy phước chưa tới nhưng họa chắc chắn rời xa
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1942 15:37, 30/06/2022
2 0 18,060 10.0
Người biết cho đi tuy phước chưa tới nhưng họa chắc chắn rời xa
Người có lòng quảng đại chân thành chắc chắn sẽ có cuộc sống an yên.
Người biết cho đi mà không mong cầu nhận lại, phước tuy chưa tới nhưng họa chắc chắn rời xa.

Cho đi là quyên góp tài chính và vật chất, sức lực của bản thân để giúp ...
Câu chuyện Phật giáo
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO
1927 17:29, 23/06/2022
0 0 4,866 0.0
"Quả báo ăn chặn tiền từ thiện"
Ăn chặn tiền từ thiện là hành vi bị xã hội lên án nặng nề. Còn theo quan điểm nhà Phật, ăn chặn tiền từ thiện tạo ra quả báo nặng nề.

Trong giới phật tử vẫn lưu truyền câu chuyện "Quả báo ăn chặn tiền từ thiện" để răn dạy người đời không được làm chuyện xấu, ...
Câu chuyện
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO
1919 13:30, 21/06/2022
0 0 4,536 0.0
Câu chuyện Phật giáo "Tỳ kheo bị oan vì con ngỗng" và bài học về sự chịu đựng
Đỗ Thu Nga

Xưa kia có một vị Tỳ kheo đi khất thực ở một gia đình giàu có, chủ nhà cung kính mang theo vật thực để vào cái bát cho ông nhưng vì chiếc nhẫn của bà chủ quá lỏng nên bà vô tình để rơi xuống đất mà không hay biết.

Vị ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!