/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

CHUNG QUỲ (钟馗)

2922 13:52, 16/10/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

CHUNG QUỲ (钟馗)

 

“CHUNG QUỲ” VỐN LÀ TÊN MỘT LOÀI THỰC VẬT

Bức hoạ Chung Quỳ 钟馗 bắt quỷ lưu truyền rộng rãi trong dân gian bắt nguồn từ một câu chuyện được ghi chép trong Dật sử 逸史. Chuyện kể rằng:

Có một lần Đường Huyền Tông 唐玄宗 nhuốm bệnh, nằm mộng thấy một con quỷ nhỏ lấy trộm cây trâm ngọc, bị một một con quỷ lớn áo quần lam lũ, đầu đội chiếc mũ rách bắt ăn thịt. Đường Huyền Tông kinh hãi hỏi, con quỷ lớn tự xưng là “Chung Quỳ” 钟馗, nói rằng vào thời Vũ Đức 武德 từng 10 năm đèn sách, do vì bệnh tật mà dung mạo xấu xí, nhiều lần thi mà không đậu, vì thế trong lúc phẫn khái đã đập đầu vào bậc thềm mà chết. Sau khi chết đã thề rằng sẽ dẹp trừ hết bọn yêu nghiệt. Đường Huyền Tông tỉnh dậy, lập tức triệu danh hoạ Ngô Đạo Tử 吴道子 đến, lệnh cho ông ta dựa theo hình dạng mà mình thấy trong giấc mộng vẽ ra. Trong khoảnh khắc Ngô Đạo Tử vẽ xong, Đường Huyền Tông nhìn thấy vô cùng kinh ngạc, Chung Quỳ trong bức vẽ giống hệt con quỷ mà mình thấy trong giấc mộng, đó chính là bức hoạ nổi tiếng “Xu điện Chung Quỳ đồ” 趋殿钟馗图. Bức hoạ nhân vì vẽ Chung Quỳ bắt quỷ, người đời cho rằng mang ý nghĩa xu cát tị hung, nên được nhiều người ưa thích, hàng năm vào dịp tết đều mua về treo trong nhà.

Về sau nhiều hoạ gia đã sáng tạo thêm, vẽ đủ các dạng tranh Chung Quỳ. Như bức “Chung Quỳ giá muội đồ” 钟馗嫁妹图 của Lý Triệu Lân 李召麟, bức “Chung Quỳ tầm mai đồ” 钟馗寻梅图 của Lương Khải 梁楷, bức “Chung Quỳ Nguyên tịch dạ du đồ” 钟馗元夕夜游图 của Trần Hồng Thụ 陈洪绶, bức “Tuý Chung Quỳ” 醉钟馗 của Kim Nông 金农 v.v… Hình tượng Chung Quỳ cũng phong phú lên, tên gọi ngày càng được nhiều người biết đến. Hoàng đế Thuận Trị 顺治 nhà Thanh cũng từng vẽ qua bức “Chung Quỳ đồ” 钟馗图 rất truyền thần.
 

Kỳ thực, Chung Quỳ vốn không phải tên của người, mà là tên gọi một loại thực vật. Lý Thời Trân 李时珍 đời Minh trong quyển Bản thảo cương mục 本草纲目 đã nói rất rõ về việc này. Trong sách, Lý Thời Trân viết rằng:

“Nhĩ nhã” vân: Chung Quỳ, khuẩn dã
“尔雅” 云: 钟馗, 菌也
(Sách “Nhĩ nhã” nói rằng: Chung Quỳ là khuẩn)

Trong Khảo công ký 考工记 chú rằng:

‘Trọng quỳ, chuỳ danh dã, khuẩn tự chuỳ hình, chuỳ tự khuẩn hình, cố đắc đồng xưng’. Tục thoại tinh chấp nhất chuỳ xuất quỷ, cố diệc danh Chung Quỳ. Hiếu sự giả nhân tác Chung Quỳ truyện, ngôn thị vị cập đệ Tiến sĩ, năng đạm quỷ, toại thành cố sự, bất tri kỳ ngoa hĩ.

‘仲葵, 椎名也, 菌似椎形, 椎似菌形, 故得同称.’ 俗话精执一椎出鬼, 故亦名钟馗. 好事者因作钟馗传, 言是未及第进士, 能啖鬼, 遂成故事, 不知其讹矣.

(Trọng quỳ tên của chuỳ, khuẩn có dạng hình chuỳ, chuỳ có dạng hình khuẩn, cho nên cả hai cùng gọi như thế. Lời tục có nói yêu tinh cầm cây chuỳ đánh quỷ, cho nên cũng gọi là Chung Quỳ. Những người hiếu sự nhân đó mới đặt truyện Chung Quỳ, nói rằng nào là không thi đậu Tiến sĩ, nào là có thể ăn quỷ, bèn thành câu chuyện, không biết là đã nhầm vậy.)

 


 

Ý nói là, Chung Quỳ vốn là tên một loại thực vật, thuộc loài khuẩn có dạng hình chuỳ. Chuỳ là một loại công cụ dùng để gõ đánh, có thể dùng làm vũ khí, vì thế những người hiếu sự mượn hài âm (1) của chúng nói thành Chung Quỳ một tay cầm chuỳ có hình dạng chuỳ trọng quỳ để đánh quỷ. Do bởi câu chuyện kể về việc bắt hung tà ác quỷ ăn thịt, rất phù hợp với tâm lý mọi người nên đã được nhiều người ưa thích. Như vậy, loại khuẩn trọng quỳ biến thành Chung Quỳ đánh quỷ, tên gọi một loại thực vật cũng biến thành tên gọi anh hùng bắt quỷ.

Chú của người dịch

(1)- Trọng quỳ 仲葵 có bính âm là zhong (thanh 4) kuí;
Chung Quỳ 钟馗 có bính âm là zhong (thanh 1)kuí

Trong Đạo kinh cố sự道经故事 do Dương Ngọc Huy 杨玉辉 biên soạn cũng có chép câu chuyện “Chung Quỳ tróc quỷ” 钟馗捉鬼:

Theo Sưu thần kí 搜神记:

 

Thời Khai Nguyên 开元 nhà Đường, Hoàng đế Huyền Tông 玄宗khi đến Ly sơn 骊山 thị sát binh lính thao luyện, nhân vì tướng sĩ luyện tập không tốt nên khi về lại cung trong lòng buồn bực sinh bệnh.

Ngày nọ, Huyền Tông nằm trên giường chợt thiếp đi, mơ thấy gặp một tiểu quỷ. Tiểu quỷ này mặc y phục màu đỏ sậm, một chân để trần, một chân mang giày, chiếc giày còn lại đeo bên người, tay cầm chiếc quạt trúc. Tiểu quỷ lấy đi túi thơm của Dương Quý Phi 杨贵妃 và chiếc sáo ngọc của Huyền Tông, đồng thời gây náo loạn trong cung, cố ý trêu chọc Huyền Tông. Huyền Tông giận dữ lớn tiếng mắng rằng:

Tiểu quỷ từ đâu đến, dám động thổ trên đầu Thái tuế?

Tiểu quỷ cười nói rằng:

Đừng giận, ta tên là Hư Hao 虚耗, lấy trộm đồ của người khác dễ như diễn trò, chuyên quấy rối chuyện thế gian, làm cho mọi người lo sợ.

Huyền Tông nghe qua càng giận, định gọi võ sĩ đến bắt, bỗng thấy một con quỷ to lớn, đầu đội chiếc mũ rách, thân mặc áo bào lam, thắt dây lưng, chân đi hia, chẳng cần phí sức, chộp được tiểu quỷ. Trước tiên móc cặp mắt tiểu quỷ, sau đó xé tiểu quỷ ra làm hai mảnh, nhai từ phần đầu nhai tới. Huyền Tông trông thấy cả kinh, liền hỏi:

Nhà ngươi là ai?

Con quỷ to lớn liền đáp:

Thần là Tiến sĩ Chung Quỳ 钟馗 ở núi Chung Nam 钟南. Niên hiệu Vũ Đức 武德 tham gia điện thí bị rớt, không mặt mũi nào về gặp lại phụ lão ở Giang Đông 江东, nên đã đâm đầu vào trụ đá trước điện mà chết. Cao Tổ nghe tin, ban cho lục bào và hậu táng. Thần ghi ơn trong dạ, nên nhân đây đến giúp thánh thượng trừ khử yêu nghiệt.

Huyền Tông liền tỉnh giấc, bệnh cũng không biết khỏi từ lúc nào, vui mừng cực kỳ, cho gọi hoạ gia Ngô Đạo Tử đến, bảo Ngô Đạo Tử vẽ lại Chung Quỳ theo hình tượng mà Huyền Tông nằm mộng. Ngô Đạo Tử quả không thẹn là “Hoạ thánh”, hình Chung Quỳ mà Ngô Đạo Tử vẽ rất giống Chung Quỳ mà Huyền Tông mộng thấy. Huyền Tông xem qua bức hoạ, luôn miệng ngợi khen, ngay lập tức hạ chỉ, chiếu cáo thiên hạ: Chung Quỳ sức mạnh vô biên, có thể xua đuổi ma quỷ, trấn được yêu khí, vào đêm Trừ tịch, bách tính trong cả nước phải dán hình Chung Quỳ để xua đuổi tà ma.

 

(Nguyên tác Trung văn, trang 151)

Dịch giả: Huỳnh Chương Hưng


 

Nguyên tác Trung văn

CHUNG QUỲ BẢN THỊ NHẤT CHỦNG THỰC VẬT ĐÍCH DANH TỰ

钟馗本是一种植物的名字

Trong quyển

TRUNG QUỐC NHÂN DANH ĐÍCH CỐ SỰ

中国人名的故事

Tác giả: Trương Tráng Niên 张壮年

Trương Dĩnh Chấn 张颖震

Sơn Đông hoạ báo xuất bản xã, tháng 9-2005

8 0 4,478 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3643 17:00, 11/01/2025
0 0 876 0.0
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng) hay “Viên hầu thủ nguyệt” (khỉ vượn vớt trăng) là một ngạn ngữ của Trung Quốc tỷ dụ cho sự ngu muội vô tri hoặc nhằm ám chỉ việc hao tổn tâm sức cho những mục tiêu hư vọng. Câu ngạn ngữ này có nguồn gốc từ Phật giáo, trong luật Ma Ha Tăng Kỳ quyển 7 đức ...
Tác phẩm Phong thu (được mùa) của danh hoạ Ngô Quán Trung
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3642 17:00, 10/01/2025
0 0 503 0.0
Tối ngày 12/6 tác phẩm Phong thu (được mùa) của danh hoạ Ngô Quán Trung được bán với giá 78 triệu 200 ngàn nhân dân tệ ( ~ 256,2 tỷ Vnđ) tại nhà đấu giá Gia Đức, Bắc kinh.Phong thu 丰收 (Được mùa)146 - 364 cmMực và màu trên giấy.Sưu tập tư nhân
MORI SOSETSU
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3641 19:00, 09/01/2025
0 0 1,115 0.0
MORI SOSETSUBa con khỉ: không thấy, không nghe, không nói.Năm sáng tác: khoảng 1820.Chất liệu: mực và màu trên lụaBảo tàng nghệ thuật Indianapolis, Hoa Kỳ._______________________Hình tượng ba con khỉ bịt tai, bịt mắt, bịt mồm bắt nguồn từ câu tục ngữ Nhật: mizaru, kikazaru, iwazaru, có nghĩa là "không thấy, không nghe, không ...
Konoshima Ōkoku 木島桜谷 (1877–1938)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3640 11:42, 08/01/2025
0 0 726 0.0
Konoshima Ōkoku 木島桜谷 (1877–1938) là một trong những bậc thầy hàng đầu của hội họa Nhật Bản hiện đại. Trong những năm gần đây, sự nổi tiếng của Ōkoku đã vượt ra ngoài phạm vi của những người hâm mộ hội họa truyền thống Nhật Bản, đặc biệt là đối với các sáng tác về đề tài động vật của ông.Sinh ...
Phép vẽ theo trí nhớ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3629 09:49, 02/01/2025
1 0 563 0.0
Môn học vẽ Dessin (Hình họa) là môn học có vị trí quan trọng đặc biệt. Môn vẽ Dessin có trong các chương trình giáo dục tiểu học, trung học và cao đẳng. Đây cũng là môn thi bắt buộc của các trường mỹ thuật, kỹ nghệ ở Đông Dương. Thậm chí Trường Vẽ Gia Định (The École de Dessin Gia Định) thành lập năm 1913, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!