/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

HAI NĂM Ở PARIS TẠO DANH CHO HỌA SĨ VAN GOGH

2924 14:03, 16/10/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

HAI NĂM Ở PARIS TẠO DANH CHO HỌA SĨ VAN GOGH

Suốt sự nghiệp cầm cọ, Vincent Van Gogh (1853-1890) không bán được một tác phẩm nào. Chỉ vài ngày sau khi có người mua tác phẩm đầu tiên, họa sĩ qua đời ở tuổi 37. Trong quãng đời ngắn ngủi, có lẽ hai năm ở Paris là giai đoạn thăng hoa trong sự nghiệp của họa sĩ đoản mệnh. Van Gogh gặp những người bạn mới, khám phá trường phái Ấn Tượng, định hình phong cách vẽ.


 

Bức Tự họa đội mũ rơm (Autoportrait au chapeau de paille, 1887) của Van Gogh, triển lãm tại Bảo tàng MET, New York, Mỹ. © RFI / Thu Hằng

Đến Paris vào đầu tháng 03/1886 sau thời gian dài bất định về sự nghiệp, bất ổn về cuộc đời, lận đận trong tình duyên, Van Gogh tìm bước khởi đầu mới ở Kinh đô Ánh sáng. Chuỗi thất bại của họa sĩ Hà Lan được Wouter van der Veen, người chuyên viết về nghệ thuật và là chuyên gia về Van Gogh, tóm lược trong chương trình của Culture Tube về Van Gogh : Những bậc thầy hội họa :

“Vào lúc Vincent Van Gogh bắt đầu vẽ, ông ở trong tình trạng khá là tuyệt vọng, bị rơi vào ngõ cụt. Ông buộc phải đưa ra chọn lựa đó. Ông từng muốn làm mục sư nhưng thất bại, từng muốn làm nhà buôn nghệ thuật nhưng cũng không thành, cuối cùng ông tâm sự trong một bức thư gửi em trai là những gì còn lại với ông, chỉ là chút khả năng vẽ phác thảo. Chính từ chút năng lực đó, ông quyết định tiếp tục cuộc sống và dấn thân vào một con đường mới, nơi ông hy vọng trở thành một nhà in thạch bản, người vẽ tranh minh họa, người vẽ phác thảo. Nhưng ban đầu, đó không phải tiếng gọi của nghệ thuật lớn lao, đặc trưng cho sự nghiệp của ông như chúng ta biết sau này”.

Có lẽ sẽ không có một Vincent Van Gogh nổi tiếng nếu không có người em trai Théo của ông. Théo có tài kinh doanh, đến Paris làm việc từ năm 1881, được giao làm giám đốc một chi nhánh của Galerie Boussod, Valadon et Cie trên đại lộ Montmartre. Théo sống trong căn hộ nhỏ ở phố Victor Massé để tiện cho công việc. Hai tháng sau khi Vincent đến, họ chuyển sang căn hộ trong tòa nhà xây theo phong cách kiến trúc Haussman ở số 54 phố Lepic, ngay dưới chân đồi Montmartre. Théo là nguồn động viên không mệt mỏi cả về tài chính lẫn tinh thần cho Vincent, vì Théo giữ niềm tin vô hạn vào tài năng của anh trai.


 

Tranh sơn dầu Montmartre của Vincent Van Gogh, 1887, hiện trưng bày ở Bảo tàng Van Gogh, Amsterdam, Hà Lan. © Van Gogh Museum


Những cuộc gặp mới ở Montmartre

Montmartre vào Thời Kỳ Tươi Đẹp (Belle Epoque, 1871-1880) nổi tiếng là tụ điểm giải trí sành điệu. Quán rượu, cà phê thi nhau mọc lên từ năm 1888, thu hút giới tinh hoa Paris và những nghệ sĩ nổi tiếng đương thời. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một Montmartre giữ nét hoang sơ, tồi tàn của những khu ổ chuột trước đó.

Montmatre và Paris mở ra nhiều cơ hội cho họa sĩ Hà Lan : bạn bè mới nhờ những mối quan hệ của Théo, cơ hội triển lãm tranh, khám phá trường phái Ấn Tượng để rồi theo đuổi con đường này. Trong thư đề tháng 9 hoặc 10/1886 gửi Horace Mann Livens, bạn đồng môn năm 1885 ở Viện Hàn Lâm Mỹ Thuật Hoàng Gia Anvers (Bỉ), Vincent Van Gogh tỏ ra hào hứng với cuộc sống mới : “Paris là Paris, chỉ có một Paris và dù cuộc sống ở đây có khó khăn đến đâu... không khí Pháp làm đầu óc tỉnh táo và tốt lên”. (1)

Van Gogh bắt đầu vẽ từ cửa sổ phòng ngủ trong căn hộ mới phóng tầm mắt khắp Paris, từ những bức chân dung tự họa đến những khu vườn quanh Montmartre và mỏ đá trắng. Ngay cuối năm 1886, họa sĩ Hà Lan tham gia Xưởng Vẽ Cormon (Atelier Cormon do Fernand Cormon thành lập năm 1883 tại 104 đại lộ Clichy, Paris), nơi đánh dấu những thay đổi mang tính quyết định cho sự nghiệp của ông. Vincent học vẽ khỏa thân, làm quen với những họa sĩ trẻ như Emile Bernard và Henri de Toulouse-Lautrec.

Qua giới thiệu của Théo, Vincent gặp nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác, Georges Seurat, Camille Pissaro, Paul Gauguin và Paul Cézanne. Họa sĩ Hà Lan hòa mình vào cuộc sống nghệ thuật sôi động của thành phố, thường xuyên đi xem triển lãm của Degas, Monet, Renoir và Sisley. Được truyền cảm hứng vẽ trực tiếp ngoài trời, ông không ngại vác giá vẽ ra khỏi đồi Montmartre và Paris để đến các vùng ngoại ô Asnières-sur-Seine, rừng Boulogne hay đảo Grande Jatte ở vùng Hauts-de-Seine hiện nay, kinh nghiệm mà theo tâm sự của ông trong thư gửi người bạn Bernard là “người ta không thể học vẽ được nếu chỉ ở trong xưởng vẽ của mình”.

Chuyên gia về nghệ thuật Pascal Bonafoux nhận định trong chương trình của Culture Tube : “Giữa một bên là phòng trưng bày tranh Boussod, Valadon et Cie do Théo quản lý và bên kia là cửa hàng của Cha Tanguy, người ta đoán về cơ bản là Vincent khám phá ra trường phái Ấn Tượng. Chưa bao giờ ông ấy nhìn thấy bóng của một bức tranh như thế. Theo tôi, trong gần hai năm sống ở Paris là quãng thời gian Vincent Van Gogh thực sự tạo cho mình những cách sáng tạo ra một Vincent Van Gogh và để tạo ra sự độc đáo, có một không hai, sự kỳ dị trong tranh của ông”.

Cha Tanguy (Père Tanguy) là một nhân vật quan trọng trong đời sống nghệ thuật của khu vực, là ân nhân của rất nhiều họa sĩ trẻ nhưng nghèo, kể cả Monet và Pissarro thời đó. Cửa hàng Cha Tanguy có đủ loại màu vẽ và thường bán chịu. Van Gogh cũng nằm trong số những họa sĩ gán nợ bằng tranh. Để cảm ơn “người bạn lớn”, Van Gogh đã vẽ Chân dung Cha Tanguy (Portrait du père Tanguy, 1887), chưa đầy một năm sau bức tự họa khi mới đến Paris.


 

Chân dung Cha Tanguy (Père Tanguy, 1887) của Vincent Van Gogh, Bảo tàng Rodin, Paris, Pháp. © Musée Rodin


Thấm nhuần trường phái Ấn Tượng

Chính những bức chân dụng tự họa cho thấy rõ độ mở nghệ thuật của ông. Mọi nghiên cứu về phong cách và mầu sắc đều được ông thể hiện trong những bức chân dung tự họa này, theo giải thích của chương trình Van Gogh : Những bậc thầy hội họa :

“Những bức tự họa đầu tiên được vẽ trong các mầu xám và mầu hạt dẻ nhanh chóng nhường chỗ cho các mầu vàng, đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Kỹ thuật cầm cọ của ông cũng bắt đầu giống kỹ thuật không ngắt đoạn của các họa sĩ trường phái Ấn Tượng. Ông viết cho một người em gái : “Ý định của anh là cho thấy rằng người ta có thể vẽ nhiều bức tranh hoàn toàn khác nhau về cùng một người” (bức Tự họa đội mũ rơm (Autoportrait au chapeau de paille, 1887). Cho dù các ảnh hưởng xuất hiện trong tác phẩm của Van Gogh là đương thời hay truyền thống, chúng đều được thể hiện trong ngôn từ nghệ thuật của riêng ông”.

Paris và cuộc gặp với trường phái Ấn Tượng, rồi hậu Ấn Tượng đã khiến bảng mầu của Van Gogh được mở rộng, sáng hơn, sống động hơn so với những bức tranh u tối, sầu não lúc còn ở Hà Lan và Bỉ. Sự thay đổi này được chính họa sĩ giải thích trong thư gửi em gái : “Điều mà người ta yêu cầu trong nghệ thuật ngày này, đó là điều gì đó thật sống động, rực rỡ, nồng nàn”.

Sự sôi động trong tác phẩm Đại lộ Clichy (Boulevard de Clichy, 1887) là nhờ nét vẽ bớt cứng nhắc hơn, với hai gam mầu chủ đạo là tím và xanh. Những mầu sắc tươi sáng khác cũng được Van Gogh vận dụng vào tác phẩm Những vườn rau ở Montmartre (Jardins potagers à Montmartre, 1887), Sông Seine và cây cầu Grande Jatte (La Seine avec le pont de la Grande Jatte, 1887), Cây và rừng (Arbre et sous-bois, 1887), Công viên vào xuân (Parc au printemps, 1887)…

Tranh của Van Gogh còn có ảnh hưởng từ cách chấm mầu của Paul Signac. Nghệ thuật Nhật Bản - niềm đam mê của các họa sĩ thời đó - hiện rõ trong hơn 30 bức vẽ tĩnh vật hoa, qua cách ông sử dụng những phối cảnh đậm và các mẫu trang trí phẳng, điểm thêm các tông màu đỏ đậm, để “cố thể hiện cường độ mầu sắc”.

“Có thể thấy được sự tiến bộ rõ rệt trong cách vẽ của Van Gogh từ 1886-1888 qua ba bức chân dung. Chân dung một người đàn ông năm 1886 tiếp nối loạt chân dung sâu kín và thống thiết trong thời kỳ đầu của Van Gogh ở Nuenen. Bức chân dung Alexander Red được vẽ vào mùa xuân năm 1887 sử dụng cách phối mầu và kỹ thuật vẽ tương đối khác. Tháng 12/1887, Van Gogh vẽ Cô gái Ý (L’Italienne), được coi là bước ngoặt nghệ thuật của họa sĩ ở hai chiều và chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Nhật Bản, trong đó các màu sắc và đường nét tạo giá trị riêng biệt, ngoài thực tế”.


 

Tranh sơn dầu La Guinguette ở Montmartre, 1886 của Vincent Van Gogh, hiện trưng bày ở Bảo tàng Orsay, Paris, Pháp. © CC / Musée d'Orsay

Vận đen đeo bám

Van Gogh trưng bày tranh ở các phòng tranh của bạn bè, các quán cà phê và nhà hàng, nơi trở thành điểm giao lưu, trao đổi của họa sĩ. Không ngạc nhiên khi Van Gogh vẽ chân dung khổ lớn chủ một nhà hàng lúc đó, có thể là Lucien Martin, ông chủ của quán Grand Bouillon, nơi họa sĩ Hà Lan trưng bày tranh. Van Gogh vẽ hơn 200 tác phẩm trong hai năm ở Paris. Thế nhưng không ai đoái hoài đến tranh của ông. Đen đủi vẫn đeo bám Van Gogh, như lúc ông còn ở Hà Lan hay Bỉ. Chuyên gia Pascal Bonafoux giải thích :

“Hãy hình dung là vào thời kỳ mà tranh lịch sử vẫn được coi là hội họa chân chính, tranh chân dung là thể loại lớn… Còn đối với Van Gogh , một cành hoa, một chiếc giầy, một củ khoai tây cũng quan trọng như vậy. Dù chưa biết nhưng họa sĩ đã tham gia vào phong trào sau này là trở thành trường phái Ấn Tượng, lúc đó đã thịnh hành được khoảng 10 năm, và từng bước loại dần hội họa phân cấp đối tượng. Điều này đặc biệt quan trọng”.

Những tác phẩm quan trọng nhất thuộc sở hữu của Théo, còn những bức khác thì làm quà tặng hoặc bị ăn trộm. Một vài tác phẩm được họa sĩ bán rẻ cho người buôn nghệ thuật. Vincent Van Gogh chán thành phố đang dần khiến ông ngột ngạt. Ông viết cho em gái Wilhemina, “Paris lớn như biển nhưng người ta luôn để ở đó một mảnh lớn cuộc đời”. Quyết định tìm đến thiên nhiên, tháng 02/1888, họa sĩ ôm đầy hoài bão chuyển xuống thành phố Arles, miền nam Pháp.

Thế nhưng Van Gogh vẫn phải đối mặt với thực tế : tranh của ông không bán được. Đổi lại, Théo an ủi trong thư đề ngày 27/10/1888 là “anh đã tạo được cho chúng ta một mạng lưới nghệ sĩ và bạn bè, điều mà em hoàn toàn không thể làm được, vậy mà anh đã làm được phần nào từ khi anh ở Pháp”.


 

Cầu Grande Jatte (Le Pont de la Grande Jatte, 1887) của Vincent de Van Gogh, Bảo tàng Van Gogh, Amsterdam, Hà Lan. © Van Gogh Museum, Amsterdam


Chán nản, kiệt quệ, bệnh tật có lẽ dần bào mòn sức lực của họa sĩ. Ông qua đời ở tuổi 37 vào lúc mà nỗ lực của ông cuối cùng cũng được biết đến, theo giải thích của Wouter van der Veen, chuyên gia về Van Gogh : “Sáu tháng trước khi qua đời (ở Auvers-sur-Oise, ngoại ô Paris), công việc của Vincent Van Gogh thu hút sự chú ý của một nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng. Người này viết trong tạp chí Mercure de France một bài báo dài gần 17 trang để giải thích công việc của họa sĩ Hà Lan này tuyệt vời đến nhường nào”.


 

(1) Bảo tàng Van Gogh, Hà Lan

Team Uống Trà Thôi sưu tầm

1 0 2,901 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

THIẾU NỮ CHOÀNG KHĂN - Đạt Mức Giá Triệu Đô
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
353 14:40, 14/06/2021
0 0 9,120 0.0
Phiên đấu giá 20th and 21 th century art evening sale của nhà Christie's Hong Kong đã vừa khép lại. Bức "Thiếu nữ choàng khăn" của danh họa Lê Phổ đã được gõ búa với những bước giá thành công.

Bức "Thiếu nữ choàng khăn" của danh họa Lê Phổ đã được mua với giá 8.650.000 HKD, tương đương hơn 1 triệu đô la, 26 tỷ ...
Lĩnh Nam họa phái và dòng tranh thủy mặc Việt Nam
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
260 17:28, 09/06/2021
0 0 9,666 0.0
Lĩnh Nam họa phái và dòng tranh thủy mặc Việt Nam
Các họa sĩ nổi tiếng về tranh thủy mặc (mực nước) hiện đại ở nước ta hiện nay như Trương Hán Minh, Lư Tòng Đạo, Lý Tùng Niên, Trương Lộ, Lý Khắc Nhu, Mạc Ái Hoàn… đều chịu ảnh hưởng của trường phái Lĩnh Nam.

Lĩnh Nam họa phái bắt nguồn từ trường phái ...
Đôi nét khác biệt và giá trị nghệ thuật của Tranh Sơn mài và Tranh Sơn dầu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
153 16:30, 03/06/2021
0 0 10,353 0.0
Đôi nét khác biệt và giá trị nghệ thuật của
Tranh Sơn mài và Tranh Sơn dầu

Tranh là tác phẩm hội họa phản ánh hiện thực bằng những nét vẽ và màu sắc. Tranh có rất nhiều loại như tranh sơn dầu, tranh sơn mài, tranh ghép hình, tranh khắc đồng, tranh phun sơn…mỗi loại tranh đều có những nét đẹp riêng của nó. ...
THI PHẬT VƯƠNG DUY: NHỮNG BI KỊCH CUỘC ĐỜI HUN ĐÚC NÊN MỘT HỒN THƠ Ý HỌA
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2944 19:30, 23/10/2023
3 0 2,765 6.0
THI PHẬT VƯƠNG DUY: NHỮNG BI KỊCH CUỘC ĐỜI HUN ĐÚC NÊN MỘT HỒN THƠ Ý HỌA Có người nói đời người có bốn niềm vui lớn: Hạn lâu ngày gặp mưa; tha hương gặp cố nhân; đêm động phòng hoa trúc; thời khắc thấy tên trên bảng vàng. Người ta cũng nói đời người có bốn bi kịch lớn: Tuổi thơ mất mẹ, tuổi ...
Câu chuyện đau buồn phía sau kiệt tác ‘Tiếng thét’ của Edvard Munch
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2928 08:48, 18/10/2023
0 0 2,535 0.0
Tiếng thét (The Scream) của Edvard Munch, bức tranh nổi tiếng chỉ sau Mona Lisa của Leonardo Da Vinci, có thể là một bức tranh tự họa.

Dưới bầu trời như chảo lửa với đầy màu vàng, cam và đỏ, bên cạnh một vài nam thanh nữ tú đứng trên cầu là một người đàn ông mặc áo xanh uốn lượn như dòng chảy, hai tay áp lên ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!