/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Câu chuyện đau buồn phía sau kiệt tác ‘Tiếng thét’ của Edvard Munch

2928 08:48, 18/10/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Câu chuyện đau buồn phía sau kiệt tác ‘Tiếng thét’ của Edvard Munch
Tiếng thét (The Scream) của Edvard Munch, bức tranh nổi tiếng chỉ sau Mona Lisa của Leonardo Da Vinci, có thể là một bức tranh tự họa.

Dưới bầu trời như chảo lửa với đầy màu vàng, cam và đỏ, bên cạnh một vài nam thanh nữ tú đứng trên cầu là một người đàn ông mặc áo xanh uốn lượn như dòng chảy, hai tay áp lên bộ mặt nhìn như đầu lâu. Mắt mở to kinh hoàng, hắn gào lên một tiếng thét kinh hoàng.

- Bức tranh gây hoảng sợ nhất mọi thời đại

Mặc dù vẫn có dấu tích xa xôi về một cuộc sống bình thường – hai người khác đứng trên cầu, một con thuyền ngoài vịnh – nhưng bức tranh vẫn tràn ngập vẻ hoang sơ, kinh hãi.

Tiếng thét của nghệ sỹ Na Uy Edvard Munch là hình ảnh nổi tiếng chỉ sau Mona Lisa của Leonardo trong lịch sử nghệ thuật.Suốt cuộc đời mình, Munch đã tạo nên bốn phiên bản của Tiếng thét. Bản đầu tiên, từ năm 1893, hiện treo tại Phòng trưng bày Quốc gia ở Oslo. Cũng tại thủ đô của Na Uy, ở bảo tàng Munch, giữ bản năm 1910 và bản phác thảo năm 1893.

Bản duy nhất nằm trong tay nhà sưu tập tư nhân là bản phấn màu năm 1895. Năm 2012, chỉ sau 12 phút đấu giá, nó đã được bán ra với giá 120 triệu USD, lập kỷ lục tác phẩm nghệ thuật đắt nhất từng bán ra khi đó, ở Sotheby, New York.

“Phiên bản được đánh giá cao nhất là bản sơn dầu ở Phòng trưng bày quốc gia tại Oslo”, nhà sử học nghệ thuật Jill Lloyd cho biết, “tuy nhiên, bản phấn màu rất đáng kinh ngạc bởi màu sắc sống động, tươi mới như thể vừa vẽ hôm qua. Với tôi, đây là phiên bản dữ dội nhất”.

- Tiếng thét sợ hãi của chính tác giả

Munch sinh năm 1863, là con thứ hai trong gia đình năm con. Cha ông là một sĩ quan quân đội cuồng tín, người gây ra những ám ảnh, điên cuồng lên con trai mình. Mẹ và em gái thân thiết của Munch qua đời vào năm 1868 do nhiễm khuẩn, khi họa sĩ mới 5 tuổi.Bản thân Munch là người hay ốm đau bệnh tật.

Trong cuốn nhật ký của Munch đề ngày 22/1/1892, có đoạn ghi lại nguồn cảm hứng sáng tác Tiếng thét: “Tôi đang đi bộ trên đường cùng hai người bạn – khi mặt trời đang lặn – tôi bỗng thấy sầu muộn vô cùng – rồi bầu trời đột ngột đỏ như máu. Tôi dừng lại, vịn lên thành lan can, mệt mỏi như sắp chết – bầu trời cháy rực như thanh gươm máu lơ lửng trên vịnh màu xanh-đen và thành phố – các bạn tôi vẫn đi tiếp – Tôi thì đứng đó run rẩy sợ hãi – Tôi bỗng cảm thấy như có tiếng thét vô cùng vô tận vang lên.”

Chân dung người đàn ông hét trong bức Tiếng thét có thể chính là chân dung tác giả; hoặc theo một nghiên cứu nghệ thuật, khả năng đó là một xác ướp Peru mà Munch nhìn thấy Hội chợ quốc tế Paris năm 1889.

Trước đó, năm 1892, Munch vẽ Sick Mood at Sunset, Despair (Tâm trạng buồn bã lúc hoàng hôn, tuyệt vọng) – bức tranh tiền thân của Tiếng thét. Cùng một khung cảnh – bầu trời máu, ba người đứng trên cây cầu, mặt nước màu xanh đen – nhưng không mang tới cảm giác kinh hãi như Tiếng thét.

Ngoài Tiếng thét, Munch còn nổi tiếng với chuỗi tác phẩm mang tên The Frieze of Life, miêu tả về tình yêu, nỗi sợ hãi, sầu muộn và cái chết.

- Cả thế giới cùng thét lên

Năm 1895, Tiếng thét được in thạch bản và lưu hành rộng rãi khắp nơi. Rất nhiều nghệ sĩ đã chịu ảnh hưởng từ bức tranh kinh hoàng này. Trong hội họa, có thể kể tới bức Study after Velázquez’s Portrait of Pope Innocent X do Francis Bacon vẽ năm 1953.

Năm 1998, nghệ sĩ Tracey Emin còn làm phim khi tới thăm vịnh Na Uy với cảnh cô hét lớn trong cả phút. Nghệ sĩ trình diễn người Serbia Marina Abramovic thậm chí đã thuyết phục người dân Oslo hãy hét lên để tưởng nhớ Munch. Trong bức tranh Echo Lake của họa sĩ Peter Doig cũng có hình ảnh người đàn ông ôm đầu, lấy cảm hứng từ Tiếng thét.

Vượt ra ngoài ranh giới nghệ thuật, Tiếng thét nay trở thành một hình ảnh phổ biến. Một người dù chưa hề nghe tới tên Munch vẫn có thể nhận ra bức tranh nổi tiếng này, thông qua bộ phim nổi tiếng The Simpsons hay chiếc mặt nạ ma của Wes Craven. Những vụ trộm Tiếng thét từ bảo tàng Oslo càng làm nó thêm nổi tiếng.

Theo bà Lloyd, Tiếng thét nổi tiếng như vậy bởi nó đánh dấu sự thay đổi về văn hóa phương Tây thế kỷ 20: “Bức tranh vẽ nên một người đàn ông bị tách ra khỏi tất cả những điều từng an ủi anh ta cho tới thời điểm đó ở thế kỷ 19: không còn Chúa, không truyền thống, không thói quen hay phong tục – chỉ còn một người đàn ông khốn khổ trong khoảnh khắc khủng hoảng hiện sinh, đang đối mặt với thế giới mà anh ta không hiểu gì và chỉ còn biết sợ hãi”.

Uống Trà Thôi
Theo THỂ THAO & VĂN HÓA
0 0 3,220 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Tinh túy truyền thống: Khám phá nghệ thuật tranh thủy mặc
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2702 11:37, 18/06/2023
0 0 4,813 0.0
Tranh thủy mặc hay tranh thủy mạc, là một loại tranh hội họa khởi nguồn từ Trung Hoa. Nó được coi là Quốc họa Trung Hoa thời xưa. Sự kết hợp hài hòa đạt trình độ tinh vi và tao nhã nhất bởi 2 yếu tố; “Thủy” (水) là nước, “mặc” (墨) là mực nên tranh thủy mặc chủ yếu chỉ là mực mài ra, pha với nước, ...
Lịch sử mỹ thuật qua các thời kỳ: Khi con người tự mình vẽ nên lịch sử thế giới (phần 2)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2688 08:27, 13/06/2023
0 0 4,648 0.0
Từ trong lòng đất, trong bảo tàng, hay trên vách đá… đều ẩn tàng dấu tích, bí mật hay những kỳ diệu mà nhân loại đã tác tạo. Con người đã được Thần trao cho cây bút để tự vẽ nên lịch sử hào hùng của mình: những thành tựu và con đường họ trải qua đều hiện lên ở đó, trong sự nâng niu mà Thần hữu ...
Lịch sử mỹ thuật qua các thời kỳ: Khi con người tự mình vẽ nên lịch sử thế giới (Phần 1)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2681 09:19, 09/06/2023
0 0 5,464 0.0
Từ trong lòng đất, trong bảo tàng, hay trên vách đá… đều ẩn tàng dấu tích, bí mật hay những kỳ diệu mà nhân loại đã tác tạo. Con người đã được Thần trao cho cây bút để tự vẽ nên lịch sử hào hùng của mình: những thành tựu và con đường họ trải qua đều hiện lên ở đó, trong sự nâng niu mà Thần hữu ...
Thưởng thức hội họa: Nghệ thuật vẽ tranh hoa và chim cao siêu của xứ Thần Châu xưa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2672 08:52, 06/06/2023
0 0 4,640 0.0
Tranh vẽ hoa và chim ở Trung Quốc cổ đại quả là một khoảng sáng trong dòng chảy rộng dài của nền văn hoá và triết học truyền thống Trung Hoa. Từ triều đại nhà Tống đến triều đại nhà Thanh, loại tranh này là một chủ đề ưa thích của nghệ thuật cổ truyền Trung Hoa và làm nổi bật giá trị của việc coi trọng ...
Chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa thời kì Phục hưng: Điều gì con người có thể mang theo được khi rời thế gian?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2662 08:48, 02/06/2023
0 0 4,995 0.0
Hieronymus Bosch (sinh khoảng 1450 – 9/8/1516) là một họa sĩ giai đoạn Hà Lan sớm. Tác phẩm của ông được biết đến với hình ảnh tuyệt vời, cảnh quan chi tiết, minh họa những ý nghĩa đạo đức và các châm ngôn một cách vô cùng sâu sắc. Bức họa “Thần Chết và kẻ bủn xỉn” qua 500 năm vẫn giúp chúng ta thấy rõ ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!