/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

QUYỀN KHÔNG THỂ DÙNG HẾT, PHÚC KHÔNG THỂ HƯỞNG TẬN

2930 13:23, 18/10/2023
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

QUYỀN KHÔNG THỂ DÙNG HẾT, PHÚC KHÔNG THỂ HƯỞNG TẬN

Nguyên tắc sống của cổ nhân: Quyền không thể dùng hết, phúc không nên hưởng tận (权不可使尽, 福不可享尽)

Người xưa thường nói: “Phúc bất tận hưởng”, tức là phúc thì không nên hưởng hết, phải luôn bồi đắp, bởi vì khi phúc đã hưởng hết thì họa tất sẽ đến.


Những người hiểu biết thời xưa đều sống theo nguyên tắc “phúc bất tận hưởng”. Không những thế, họ còn giáo dục và hướng con cái sống theo nguyên tắc đó một cách vô cùng nghiêm túc.

Trương Đình Ngọc là Đại học sỹ kiêm nhiệm chức Quân cơ đại thần vào vương triều Ung Chính đời nhà Thanh. Mặc dù địa vị cao nhưng ông rất khiêm cung, hiểu rõ đạo lý đối nhân xử thế. Ông yêu cầu con cái phải biết sống giản dị chất phác, bằng lòng với những gì mình có và coi trọng đức hạnh.

Con trai cả của Trương Đình Ngọc là Trương Nhược Ải đã vượt qua được hai kỳ thi hương và kỳ thi hội để bước vào kỳ thi đình tại hoàng cung. Sau khi các quan chủ khảo đọc và chấm bài luận của thí sinh, họ niêm phong bài lại và trình lên Hoàng đế Ung Chính để Hoàng đế đích thân thẩm duyệt và định đoạt.

Khi Hoàng đế Ung Chính đọc bài thi thứ 5, đọc đến câu “Thiện tắc tương khuyến, quá tắc tương quy, vô trá vô ngu, tất thành tất tín, tắc đồng quan nhất thể dã, nội ngoại diệc nhất thể dã”, ý rằng quan quân thấy gương việc thiện thì nên khuyến khích lẫn nhau, thấy lỗi lầm của người khác thì nên kỷ luật lẫn nhau để lần sau không tái phạm, nếu không ai gian trá không ai lầm lạc, thì mọi việc đều thành tâm, mọi chuyện đều đáng tin cậy, như thế quan lại cùng làm việc như một thể thống nhất, trong ngoài kinh đô đều làm việc như một thể thống nhất. Khi đó tinh thần của Hoàng đế rất phấn chấn, nhận thấy ngôn từ tha thiết thành khẩn và có phong thái của các bậc đại thần thời cổ đại.

Vì vậy, Hoàng đế liền quyết định chủ nhân của bài thi này đậu Thám hoa. Sau đó Hoàng đế mới biết chủ nhân của bài thi là Trương Nhược Ải, con của Đại học sĩ Trương Đình Ngọc, liền lập tức phái người báo tin vui cho Trương Đình Ngọc biết để gia đình vui mừng.
 

Nếu một người hưởng hết phúc mà không hành thiện tích đức thì tai họa sẽ đến ngay lập tức. 

Không ngờ, Trương Đình Ngọc biết tin liền lập tức cầu kiến Hoàng đế. Ông cho rằng mình thân là đại thần của triều đình, con trai còn trẻ tuổi, lại đậu Nhất giáp tam danh, thật là không ổn, không thỏa đáng.

Hoàng đế Ung Chính nói: “Trẫm thật sự chí công vô tư, không phải vì đó là con của đại thần mà có ý đề bạt”.

Trương Đình Ngọc lại xin từ chối mà nói: “Thiên hạ lắm người có tài, 3 năm mới có một kỳ thi, mỗi người đều mong có tên trong Nhất giáp. Bản thân thần hiện nay có địa vị cao, con của thần lại đỗ Nhất giáp tam danh, chiếm chỗ của các hàn sỹ trong thiên hạ, trong tâm thần thật sự bất an. Thỉnh Hoàng đế liệt nó vào Nhị giáp, như vậy đã là vinh hạnh rồi”.

Vào thời nhà Thanh, trong chế độ khoa cử thì kỳ thi cuối được tổ chức tại Hoàng cung. Thi đậu kỳ thi này có 9 người và được xếp vào 3 giáp tiến sỹ, mỗi giáp 3 người. Nhất giáp gồm Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, gọi là Tiến sỹ cập đệ. Nhị giáp gọi là tiến sỹ xuất thân. Tam giáp gọi là Đồng tiến sỹ xuất thân.

Dù cả 3 giáp đều có thể gọi chung là Tiến sỹ, nhưng chế độ đãi ngộ dành cho mỗi giáp không hề tương đồng. Người đậu Nhất giáp có thể lập tức nhậm chức quan, có thể làm việc trong Hàn Lâm Viện, tương lai dễ thăng tiến lên cao. Những người đậu Nhị giáp, Tam giáp không thể lập tức thụ quan mà phải chờ vài ba năm, và thường bắt đầu từ các chức quan tại Phủ huyện mà thôi.

Trương Đình Ngọc hiểu rõ quy tắc này, nhưng ông cho rằng con trai còn trẻ, không thể ở tại vị thế quá thuận lợi danh tiếng quá lớn địa vị quá cao trong khi còn quá nhỏ tuổi, sẽ là lợi bất cập hại. Ông cho rằng cần phải bảo toàn phúc đức thì mới tiến bước vững vàng.

Lúc đầu Hoàng đế Ung Chính tưởng Trương Đình Ngọc đơn giản chỉ muốn khiêm nhường, nên nói với ông rằng: “Nhà khanh tận trung tích đức, có được người con ưu tú, đỗ vào Nhất giáp, mọi người đều phục, hoàn toàn xứng đáng, không cần phải hổ thẹn”.

Trương Đình Ngọc vốn đang được cho ngồi nói chuyện, thấy Hoàng đế không muốn tiếp thụ khẩn cầu của mình, liền quỳ xuống trước mặt Hoàng đế, tâu: “Hoàng thượng chí công. Nhưng nhà thần đã được thụ hưởng nhiều vinh hoa ân điển, xin hoàng thượng soi xét cho lòng thành của thần, nguyện ý nhường lại một suất vinh danh Nhất giáp mà cấp cho hàn sỹ trong thiên hạ. Nếu Hoàng thượng muốn khai ân mà bảo hộ cho thần, xin cho nhà thần lưu lại một chút phúc phận, để dành tương lai về sau, sự việc sẽ tốt đẹp hơn”.
 

 

Có quyền không được dùng hết, có phúc không được hưởng hết. 

Hoàng đế Ung Chính thấy Trương Đình Ngọc tha thiết như vậy, không thể không theo thỉnh cầu ấy. Cuối cùng, Hoàng đế đã sửa lại Trương Nhược Ải thành đứng đầu Nhị giáp. Không lâu sau đó, tại chỗ trương bảng khoa, Hoàng đế cũng ban chỉ biểu dương đức tính khiêm nhường của Trương Đình Ngọc, để cho thiên hạ cùng đọc mà biết được câu chuyện này.

Trương Nhược Ải hết sức thông cảm với chân ý của cha mình, không phụ lòng hy vọng to lớn của cha, không ngừng rèn luyện, sở học không ngừng tiến những bước dài. Sau này dù tại Nam thư phòng, hay là Quân cơ đại thần, Trương Nhược Ải luôn luôn tận lực làm tròn trách nhiệm, hơn nữa lại cung kính khiêm nhường, có phong thái giống như cha mình.

Người xưa thường giảng: “Hữu quyền bất khả sử tẫn, hữu phúc bất khả hưởng tẫn”

(有权不可使尽, 有福不可享尽), tức là có quyền không được dùng hết, có phúc không được hưởng hết, hay “Trung hậu truyện gia cửu, khiêm thận kế thế trường”, ý rằng trung hậu truyền đời thì gia đình được vững bền, khiêm cung thận trọng thì phúc thọ được dài lâu.

Đây đều là những lời vàng ý ngọc trong đạo lý đối nhân xử thế, cũng là quy phạm dạy con hết sức trọng yếu. Hai cha con Trương Đình Ngọc đều hiểu thấu được đạo lý này. Họ là những người hết sức thành thật và cũng là những người thật sự thông minh, sáng suốt.

 

Team Uống Trà Thôi sưu tầm

1 0 5,281 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

“ ĐẠO ĐỨC CÓ THỂ BÙ ĐẮP CHO SỰ THIẾU HỤT VỀ TRÍ TUỆ, NHƯNG TRÍ TUỆ MÃI MÃI KHÔNG THỂ BÙ ĐẮP CHO SỰ THIẾU HỤT VỀ ĐẠO ĐỨC “.
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2205 15:30, 11/10/2022
1 0 11,037 2.0
” Trí tuệ liệu có bù đắρ được sự thiếu hụt về đạo đức ? ” – Bài học nhớ đời về sự dối trá đáng để tα suy ngẫm

“ ĐẠO ĐỨC CÓ THỂ BÙ ĐẮP CHO SỰ THIẾU HỤT VỀ TRÍ TUỆ, NHƯNG TRÍ TUỆ MÃI MÃI KHÔNG THỂ BÙ ĐẮP CHO SỰ THIẾU HỤT VỀ ĐẠO ĐỨC “.

Một cô gáι sαu khi tốt nghiệρ liền sαng ...
Người trí tuệ ρhi thường thường làm từ những việc bình thường nhất
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2204 15:24, 11/10/2022
0 0 12,037 0.0
Người trí tuệ ρhi thường thường làm từ những việc bình thường nhất

Có người hỏi Bill Gαtes, người đàn ông giàu nhất thế giới, có αi giàu hơn bạn trên thế giới này không? Bill Gαtes đã trả lời, vâng, có một người giàu hơn tôi. Sαu đó, Bill thuật lại một câu chuyện.

“Trong thời giαn, lúc đó tôi chưα ...
Câu chuyện
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2202 16:59, 10/10/2022
0 0 10,645 0.0
"Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo" (Quân tử yêu tiền tài, dùng nó cho việc đạo). Nghĩa là người quân tử coi trọng của cải nhưng không thể tùy tiện nhận cảu ai khi mà chưa biết được nguồn gốc và mục đích của nó.

Của cải và địa vị là thứ hấp dẫn, ai cũng muốn có. Nhưng người quân tử rất tỉnh táo, ...
Ba cách tốt nhất để báo đáp lòng tốt của quý nhân: Đừng coi vật chất là tất cả
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2201 16:38, 10/10/2022
0 0 10,859 0.0
Trong đời, đôi khi ta được quý nhân giúp đỡ để vượt qua hoạn nạn, nhưng làm sao để báo đáp công ơn thì hiếm ai biết làm sao cho phải đạo.

Trong đời, ai cũng cần sự trợ giúp của người khác để vượt qua thử thách, đạt được thành công. Vì thế, báo đáp lòng tốt của người khác là một trong những đạo ...
Cậu bé lang thang và bài học mẹ dạy trước khi mất: “Đừng bao giờ để ý ánh mắt người khác”
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2193 11:54, 08/10/2022
0 0 13,269 0.0
Cậu bé lang thang và bài học mẹ dạy trước khi mất: “Đừng bao giờ để ý ánh mắt người khác”

Vào một buổi sáng, lúc xe bus đến trạm dừng, có một cậu bé ăn mặc rách rưới, bẩn thỉu, đeo một chiếc túi trên lưng theo sau một người đàn ông bước lên xe.

Nhìn bộ dạng có vẻ như họ là ᴄôпg ɴʜâɴ xây ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!