/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

KHÔNG CẦU MÀ ĐƯỢC

2933 13:42, 18/10/2023
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

KHÔNG CẦU MÀ ĐƯỢC

Ở trong một ngôi chùa cổ trên núi có một vị lão hòa thượng và tiểu hòa thượng sinh sống. Hôm ấy, trong chùa không còn một chút dầu đèn nào, vì vậy vị lão hòa thượng liền gọi tiểu hòa thượng lên và nói: “Con hãy cầm bát xuống dưới núi mua một chút dầu.”
 


Tiểu hòa thượng nghe xong liền vội vàng chạy xuống chân núi để mua dầu. Sau khi mua được dầu, tiểu hòa thượng lo lắng mãi vì sợ đi đường sẽ làm rơi vãi hết. Tiểu hòa thượng cẩn thận từng li từng tí, chỉ để tâm vào việc bưng bát dầu đi mà không chú ý nhiều đến con đường. Kết quả, khi về đến chùa thì bát dầu đã rơi vãi mất hơn một nửa.

Lão hòa thượng lắc đầu nói: “Con hãy xuống núi mua lại một lần nữa đi.”

Tiểu hòa thượng trên mặt lộ rõ ra vẻ buồn rầu và chán nản thầm nghĩ: “Đường đi gập ghềnh như vậy, mình đã để tâm vào bát dầu mà vẫn bị sóng ra ngoài hết. Thật không biết phải làm sao đây?”

Lão hòa thượng nhìn vẻ mặt của tiểu hòa thượng, trong lòng hiểu rõ băn khoăn của cậu ta. Lão hòa thượng nói: “Lần này con hãy chỉ để ý đường đi, đừng để tâm vào việc lo sợ dầu sóng ra ngoài.”

Kết quả, lần này tiểu hòa thượng đã thành công, mang về chùa nguyên một bát dầu không bị vương vãi chút nào.

Câu chuyện nói cho chúng ta biết một đạo lý là: “Vô cầu nhi tự đắc” (Không cầu mà được). Vào lúc chúng ta có tâm lo lắng được mất thì trong lòng chẳng những mệt mỏi mà hiệu quả thu được cũng sẽ không tốt. Trái lại, khi chúng ta có thể “cầm được và buông được” thì chính là cảnh giới “Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn” (Tạm dịch: Trong bóng tối nhìn thấy đường ra”)
 


“Không cầu mà tự được” là gì?

Trong các mối quan hệ, chỉ có “không cầu” thì mới không màng hồi báo, không có oán hận. Trong các cuộc gặp gỡ của cuộc đời, chỉ có “không cầu” thì mới không để tâm đến “được và mất”, mới sống được thoải mái và tự tại. “Không cầu” là một loại tu dưỡng, một loại cảnh giới cao của người trí huệ. Người hiện đại có thể cũng nhìn nhận rằng “không cầu” là khởi điểm của con đường dẫn đến thành công. Ví như, tiền tài danh vọng khiến con người ta truy cầu phấn đấu nhưng cũng có thể khiến con người rơi vào vực sâu vạn trượng. Cho nên, không coi nặng tiền bạc danh vọng thì mới có thể sống được nhẹ nhõm khoái hoạt.

“Không cầu mà tự được” là có ý muốn nói rằng: Trong cuộc sống sa vào vật chất, con người sẽ thường bị mê hoặc, không thanh tỉnh. Khi người ta càng có tâm chấp nhất vào nó thì lại càng lo lắng mà nhìn không rõ được bản chất và tình thế của sự vật, sự việc. Còn khi trong tâm cảm thấy thoải mái, con người mới có thể “trổ hết tài năng” mà nhìn thấu được nó, đồng thời cũng minh bạch được hướng mà mình nên đi. Đó chẳng phải là “tự được” sao?

Không cầu mà tự được” còn có một tầng ý nghĩa nữa, đó là “người tính không bằng trời tính!” Trong cuộc đời, khi con người dồn hết tâm trí vào cố gắng, truy cầu thì thường cũng không hoàn toàn được như ý. Có câu nói: “Cố tình trồng hoa, hoa không nở. Vô tâm cấy liễu, liễu thành rừng”, đây mới là thuận theo tự nhiên và mệnh đã định. Người xưa có câu: “Ông trời có đức hiếu sinh”, “Trời không tuyệt đường của con người” là có ý nói rằng, ông trời nhất định sẽ không cắt đứt đường ra của con người, đẩy con người đến chỗ cùng đường. Nhiều khi con người ta cảm thấy mình rơi vào tuyệt cảnh nhưng tự nhiên lại tìm được con đường ra là như vậy!

Người xưa viết: “Ở trong phòng gõ chuông, tiếng vang có thể truyền vọng ra bên ngoài. Con hạc kêu trong đầm nước sâu, âm thanh của nó truyền đến tận không trung.” Cho nên, nếu có thể nỗ lực đặt tâm tu dưỡng tâm tính và thân thể thì sao còn sợ không có được vinh quang?

Sách cổ cũng viết: “Trời không bởi vì con người sợ lạnh mà bỏ đi mùa đông. Đất không bởi vì con người chán ghét hiểm trở mà thôi không rộng lớn. Người quân tử không bởi vì kẻ tiểu nhân mà thay đổi phẩm hạnh của mình. Trời đất có quy luật vận hành nhất định, người quân

 tử có phẩm hạnh vĩnh cửu. Người quân tử có con đường đứng đắn, tiểu nhân chỉ tính toán tư lợi bản thân.” Cho nên, cưỡng cầu cũng khó được, sống thuận theo tự nhiên, “không cầu mà tự được”!

 

Team Uống Trà Thôi sưu tầm

2 0 6,391 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

96 CHỮ CÔ ĐỌNG TRÍ TUỆ TRONG GIA HUẤN CỦA VƯƠNG DƯƠNG MINH
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3100 17:07, 26/12/2023
1 0 5,900 0.0
96 CHỮ CÔ ĐỌNG TRÍ TUỆ TRONG GIA HUẤN CỦA VƯƠNG DƯƠNG MINH Vương Dương Minh là một nhà hiền triết lỗi lạc của triều Minh. Ông là người văn võ song toàn, tinh thông thư pháp, quân sự, giáo dục, văn học, triết học, có ảnh hưởng sâu rộng ở cả Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Ông viết ra bài “Vương Dương ...
GIÁNG SINH ẤM ÁP
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2982 07:30, 24/12/2023
3 0 5,839 0.0
Mặc dù Giáng sinh mới vừa qua và Giáng sinh năm nay phải chờ thêm hơn 9 tháng nữa nhưng câu chuyện hôm nay tôi mới đọc và đã rất cũ không thể chờ thêm nữa.Dường như là có duyên, vì trong lúc tôi tìm một đề tái khác lại nổi lên một đề tài mà không phải tôi muốn tìm. Có lẽ nó muốn tôi post cho các bạn đọc ...
SỐNG LÂU CÓ PHẢI LÀ CHUYỆN TỐT, BAO NHIÊU NĂM LÀ ĐỦ?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3089 18:00, 21/12/2023
1 0 5,887 0.0
Sống bao lâu là đủ? Mỗi người có quan điểm khác nhau, có người cho rằng sống đến 100 tuổi là đi hết cuộc đời, có người cho rằng sống quá lâu chưa hẳn là điều tốt, sống đến 90 tuổi là đủ. Mọi người thường lấy tuổi tác để đo tuổi thọ, nhưng tiêu chuẩn về tuổi thọ như thế nào? Người có ...
CỐT YẾU CỦA PHẬT PHÁP LÀ GÌ?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3081 07:30, 20/12/2023
0 0 6,848 0.0
CỐT YẾU CỦA PHẬT PHÁP LÀ GÌ? Ông già tám mươi chưa chắc đã làm xongĐời Đường, quan Thái thú Hàng Châu là Bạch Cư Dị, cũng là một thi hào nổi tiếng thời bấy giờ, nghe thiên hạ đồn có vị cao tăng đắc đạo hay ngồi thiền trên cây, thường được gọi là thiền sư Ô Sào nên đến thử xem hư thực ra sao. ...
NGUỒN GỐC TẬP TỤC CÂY THÔNG NOËL
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3079 11:37, 19/12/2023
0 0 6,487 0.0
NGUỒN GỐC TẬP TỤC CÂY THÔNG NOËL « Mon beau sapin, Roi des forêts… », cứ mỗi dịp Noel về lời bài hát này do ông Ernst Anschütz, một người Đức sáng tác năm 1824 như lại văng vẳng bên tai. Noel đến người dân Pháp cũng như những nước theo truyền thống Kitô giáo đều hối hả tìm chọn một gốc thông đẹp nhất ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!