/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

KHÔNG CẦU MÀ ĐƯỢC

2933 13:42, 18/10/2023
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

KHÔNG CẦU MÀ ĐƯỢC

Ở trong một ngôi chùa cổ trên núi có một vị lão hòa thượng và tiểu hòa thượng sinh sống. Hôm ấy, trong chùa không còn một chút dầu đèn nào, vì vậy vị lão hòa thượng liền gọi tiểu hòa thượng lên và nói: “Con hãy cầm bát xuống dưới núi mua một chút dầu.”
 


Tiểu hòa thượng nghe xong liền vội vàng chạy xuống chân núi để mua dầu. Sau khi mua được dầu, tiểu hòa thượng lo lắng mãi vì sợ đi đường sẽ làm rơi vãi hết. Tiểu hòa thượng cẩn thận từng li từng tí, chỉ để tâm vào việc bưng bát dầu đi mà không chú ý nhiều đến con đường. Kết quả, khi về đến chùa thì bát dầu đã rơi vãi mất hơn một nửa.

Lão hòa thượng lắc đầu nói: “Con hãy xuống núi mua lại một lần nữa đi.”

Tiểu hòa thượng trên mặt lộ rõ ra vẻ buồn rầu và chán nản thầm nghĩ: “Đường đi gập ghềnh như vậy, mình đã để tâm vào bát dầu mà vẫn bị sóng ra ngoài hết. Thật không biết phải làm sao đây?”

Lão hòa thượng nhìn vẻ mặt của tiểu hòa thượng, trong lòng hiểu rõ băn khoăn của cậu ta. Lão hòa thượng nói: “Lần này con hãy chỉ để ý đường đi, đừng để tâm vào việc lo sợ dầu sóng ra ngoài.”

Kết quả, lần này tiểu hòa thượng đã thành công, mang về chùa nguyên một bát dầu không bị vương vãi chút nào.

Câu chuyện nói cho chúng ta biết một đạo lý là: “Vô cầu nhi tự đắc” (Không cầu mà được). Vào lúc chúng ta có tâm lo lắng được mất thì trong lòng chẳng những mệt mỏi mà hiệu quả thu được cũng sẽ không tốt. Trái lại, khi chúng ta có thể “cầm được và buông được” thì chính là cảnh giới “Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn” (Tạm dịch: Trong bóng tối nhìn thấy đường ra”)
 


“Không cầu mà tự được” là gì?

Trong các mối quan hệ, chỉ có “không cầu” thì mới không màng hồi báo, không có oán hận. Trong các cuộc gặp gỡ của cuộc đời, chỉ có “không cầu” thì mới không để tâm đến “được và mất”, mới sống được thoải mái và tự tại. “Không cầu” là một loại tu dưỡng, một loại cảnh giới cao của người trí huệ. Người hiện đại có thể cũng nhìn nhận rằng “không cầu” là khởi điểm của con đường dẫn đến thành công. Ví như, tiền tài danh vọng khiến con người ta truy cầu phấn đấu nhưng cũng có thể khiến con người rơi vào vực sâu vạn trượng. Cho nên, không coi nặng tiền bạc danh vọng thì mới có thể sống được nhẹ nhõm khoái hoạt.

“Không cầu mà tự được” là có ý muốn nói rằng: Trong cuộc sống sa vào vật chất, con người sẽ thường bị mê hoặc, không thanh tỉnh. Khi người ta càng có tâm chấp nhất vào nó thì lại càng lo lắng mà nhìn không rõ được bản chất và tình thế của sự vật, sự việc. Còn khi trong tâm cảm thấy thoải mái, con người mới có thể “trổ hết tài năng” mà nhìn thấu được nó, đồng thời cũng minh bạch được hướng mà mình nên đi. Đó chẳng phải là “tự được” sao?

Không cầu mà tự được” còn có một tầng ý nghĩa nữa, đó là “người tính không bằng trời tính!” Trong cuộc đời, khi con người dồn hết tâm trí vào cố gắng, truy cầu thì thường cũng không hoàn toàn được như ý. Có câu nói: “Cố tình trồng hoa, hoa không nở. Vô tâm cấy liễu, liễu thành rừng”, đây mới là thuận theo tự nhiên và mệnh đã định. Người xưa có câu: “Ông trời có đức hiếu sinh”, “Trời không tuyệt đường của con người” là có ý nói rằng, ông trời nhất định sẽ không cắt đứt đường ra của con người, đẩy con người đến chỗ cùng đường. Nhiều khi con người ta cảm thấy mình rơi vào tuyệt cảnh nhưng tự nhiên lại tìm được con đường ra là như vậy!

Người xưa viết: “Ở trong phòng gõ chuông, tiếng vang có thể truyền vọng ra bên ngoài. Con hạc kêu trong đầm nước sâu, âm thanh của nó truyền đến tận không trung.” Cho nên, nếu có thể nỗ lực đặt tâm tu dưỡng tâm tính và thân thể thì sao còn sợ không có được vinh quang?

Sách cổ cũng viết: “Trời không bởi vì con người sợ lạnh mà bỏ đi mùa đông. Đất không bởi vì con người chán ghét hiểm trở mà thôi không rộng lớn. Người quân tử không bởi vì kẻ tiểu nhân mà thay đổi phẩm hạnh của mình. Trời đất có quy luật vận hành nhất định, người quân

 tử có phẩm hạnh vĩnh cửu. Người quân tử có con đường đứng đắn, tiểu nhân chỉ tính toán tư lợi bản thân.” Cho nên, cưỡng cầu cũng khó được, sống thuận theo tự nhiên, “không cầu mà tự được”!

 

Team Uống Trà Thôi sưu tầm

2 0 4,933 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

2023 trở đi– NHỮNG NĂM CỦA TÍNH NỮ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2463 08:28, 16/02/2023
0 0 10,505 0.0
2023 trở đi– NHỮNG NĂM CỦA TÍNH NỮ

“Tính Nữ sâu sắc, điều bí ẩn của ý thức, cô ấy là năng lượng sống, đang khao khát tâm thức chúng ta tiến bộ mỗi ngày. Cô ấy giữ chúng ta lại và cho phép chúng ta tự do lựa chọn, thỉnh thoảng cô ấy thúc giục chúng ta với sự thức tỉnh, bệnh tật, sự sống và cái ...
PHÚC SINH RA TỪ SỰ THANH KHIẾT VÀ TIẾT KIỆM, ĐỨC HẠNH SINH RA TỪ KHIÊM NHƯỜNG
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2462 18:55, 15/02/2023
0 0 19,102 0.0
Những người có đức ắt sẽ nhận được phúc, người xưa đều tin rằng “tích đức được phúc báo”. Vì thế, thường hành thiện và không làm những việc ‘thương thiên hại lý’. Đức sinh ra từ sự khiêm nhường. Vì thế, cần phải giữ một tâm thái khiêm nhường trong đời sống hằng ngày.

“Khiêm nhường”, ...
Vô Ưu
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2460 10:15, 14/02/2023
0 0 15,164 0.0
Vô Ưu

Các sắc thái cảm xúc càng đa dạng, con người càng dễ dàng thấu hiểu hơn với người, với đời, và với chính bản thân.

Những trải nghiệm dục vọng, thâm sân si, muốn chết đi, hoặc muốn giết chết một ai đó,... trong một khoảnh khắc đặc biệt, sẽ lóe lên như ánh chớp; cho dù đó là bậc thánh nhân. Nhưng ...
LẠM BÀN VỀ “QUÂN TỬ”
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2457 15:21, 13/02/2023
0 0 11,221 0.0
“Đức giả bổn dã, tài giả mạt dã, ngoại bổn nội mạt, tranh dân thi đoạt. Thị cố tài tụ tắc dân tán, tài tán tắc dân tụ.
Tạm dịch: Đức là cái gốc, của là cái ngọn. Để cái gốc ra ngoài (coi thường cái đức) để cái ngọn vào trong (coi trọng của cải) thì sẽ phải tranh dân đoạt lợi.”

Đã là người ...
ĐỪNG QUÊN CÁM ƠN!
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2455 17:58, 11/02/2023
0 0 12,348 0.0
ĐỪNG QUÊN CÁM ƠN!

"Các gốc rễ của tất cả việc tốt đến từ nguồn gốc của sự hiểu rõ giá trị của lòng tốt".

- Đức Đạt Lai Lạt Ma –

Có một truyền thuyết kể rằng: Có hai người cùng đi gặp Thượng Đế hỏi lối đi lên Thiên Đường. Thấy hai người đói lả, Thượng Đế cho mỗi người một suất ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!