/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tìm hiểu sự khác biệt thú vị giữa Chén Khải và Ấm Trà

2936 09:29, 20/10/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Tìm hiểu sự khác biệt thú vị giữa Chén Khải và Ấm Trà
Chén khải và ấm trà đều là những vật dụng thú vị giữa thế giới trà cụ vô cùng phong phú. Tương tự như ấm trà, chén khải có công dụng pha nên những tách trà đượm hương, chuẩn vị. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai loại trà cụ này, cũng như kỹ thuật sử dụng chén khải chuẩn chỉnh.

1. Chén khải & ấm trà là gì?

Chén khải (hay Gaiwan, tiếng Trung: 盖碗 hoặc 蓋碗) là dụng cụ pha trà có hình dáng như cái bát, có nắp đậy, không tay cầm và đi kèm với đĩa đựng. Trà cụ này xuất hiện từ thời nhà Minh, Trung Quốc và được làm bằng nhiều loại chất liệu như: sứ, gốm tráng men, thủy tinh, ngọc bích,... Chén khải thường có dung tích nhỏ, từ 100 - 150ml, thích hợp cho các buổi thưởng trà độc ẩm, đối ẩm.

Ấm trà (Teapot) là loại trà cụ được sử dụng phổ biến với đa dạng kích cỡ, chất liệu và xuất xứ. Thiết kế của ấm trà phục vụ tốt thao tác pha và rót trà với phần nắp ở đầu ấm, tay cầm, vòi và bộ lọc.

2. Sự khác biệt về công dụng của chén khải và ấm trà

Cả chén khải và ấm trà đều giữ chức năng pha và rót trà. Tuy nhiên, giữa hai loại trà cụ này vẫn tồn tại một số điểm khác biệt. Với chén khải, chúng thích hợp và dễ dàng để pha các loại trà ở mọi hình dáng, kích thước khác nhau. Người dùng có thể chiêm ngưỡng sự biến đổi diệu kỳ của búp trà trong nước. Thao tác rót nước trà ra chén cũng diễn ra nhanh hơn với chén khải. Đặc biệt, chén khải còn có thể dùng như dụng cụ thưởng trà tiện lợi, tương tự tách trà riêng của mỗi người.

Với ấm trà, loại trà cụ quen thuộc này thực hiện hoàn hảo vai trò hãm trà, giữ nhiệt. Một số loại ấm (như ấm tử sa) còn giúp cộng hưởng, gia tăng hương vị cho thức trà được pha.

3. Những loại trà “chân ái” dành cho chén khải và ấm trà

Cả chén khải và ấm trà đều có thể dùng để pha bất kỳ loại trà nào. Nhưng để tạo nên hương vị thơm ngon, tuyệt hảo nhất, mỗi trà cụ chỉ thích hợp với một số thức trà nhất định. Theo đó, chén khải thích hợp để pha các loại trà có hương vị tinh tế như: trà xanh, trà trắng, trà hoa nhài. Trà Oolong cũng vô cùng thích hợp để pha trong chén khải. Do phần miệng và lòng rộng đặc thù, chén khải giúp những lá Oolong cuộn tròn có nhiều không gian bung nở để tỏa hết hương thơm.

Thức trà phù hợp để pha với ấm còn tùy thuộc nhiều vào hình dạng và chất liệu của loại trà cụ này. Cụ thể, ấm trà miệng nhỏ có tác dụng nhốt hương tốt, thích hợp pha các loại trà lá nhỏ, cuộn và có mùi thơm tinh tế như: trà xanh, trà Oolong. Các loại trà lá lớn, có hương thơm mạnh mẽ như: trà đen, trà Phổ Nhĩ lại thích hợp hơn khi pha trong ấm có phần miệng rộng.

Ngoài những nguyên tắc trên, chất lượng thức trà được pha còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nước, nhiệt độ, thời gian hãm và kỹ thuật pha,...

4. Kỹ thuật pha trà bằng chén khải

Do không có quai nắm và thiết kế rộng miệng đặc thù, việc pha trà bằng chén khải cần đặc biệt lưu ý để không bị bỏng tay và giữ được hương vị trà tốt nhất. Dưới đây là kỹ thuật pha trà chuẩn chỉnh bằng chén khải mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Làm nóng chén khải, tách trà

Rót nước nóng vào chén khải, sau đó đổ vào các tách trà nhỏ để làm sạch và làm nóng bộ ấm chén trước khi pha.

Bước 2: Tráng trà

Cho một lượng trà thích hợp vào chén khải, thêm nước nóng ngập trà rồi chắt bỏ nước này nhằm làm sạch và đánh thức trà.

Khi đổ nước nóng vào trà, cần thực hiện theo chuyển động tròn dọc theo thành chén để nhiệt được lan tỏa đều, không làm cháy trà.

Bước 3: Hãm trà

Thêm nước nóng có nhiệt độ thích hợp vào chén khải và đậy nắp lại, hãm trong khoảng 10 - 40 giây (tùy loại trà).

Lưu ý: Tránh trường hợp đổ nước quá đầy khiến nước tràn lên nắp, dễ gây bỏng tay.

Bước 4: Chiết trà ra chén tống

Tiến hành rót nước trà từ chén khải ra chén tống bằng cách nghiêng nhẹ phần nắp sang một bên tạo nên khe hở nhỏ giữa nắp và chén. Khoảng trống nhỏ này giúp nước trà dễ dàng rót ra chén tống và phần lá vẫn được giữ bên trong.
Dùng ngón giữa và ngón cái giữ miệng cốc, ngón trỏ ấn thật chặt vào núm của nắp. Khi thực hiện nên tránh chạm vào bề mặt của nắp để không bị nóng.
Tiến hành nâng cao chén và đổ nước vào chén tống.

Bước 5: Rót trà từ chén tống sang chén con và thưởng thức

Việc rót trà vào chén tống giúp đảm bảo hương vị của nước trà được đồng nhất ở mỗi chén con. Trường hợp uống trà độc ẩm hoặc đối ẩm, bạn có thể chiết nước trà trực tiếp từ chén khải sang chén con mà không cần phải qua chén tống.

Ngoài các bước hướng dẫn cơ bản như trên, việc pha trà với chén khải còn có nhiều xảo thuật thú vị:

Dùng đũa đặt ngang miệng chén khải để rót tương tự như ấm trà.

Tận dụng sức nóng của chén và gác nắp nghiêng mà không bị rơi.

Dùng nắp chén dẫn nước từ chén khải vào tách.

Chỉ cần thận trọng trong thao tác pha và rót trà, chén khải sẽ mang đến cho bạn nhiều cảm nhận thú vị và cả sự tiện lợi khi vệ sinh, lau rửa. Đó là lý do nhiều người yêu trà đã ưu ái lựa chọn sử dụng chén khải bên cạnh những ấm trà quen thuộc.

Uống Trà Thôi
Theo Plantrip Cha
Tìm hiểu sự khác biệt thú vị giữa Chén Khải và Ấm TràTương tự như bộ ấm, chén khải có công dụng pha và rót trà (Ảnh: sưu tầm)
Tìm hiểu sự khác biệt thú vị giữa Chén Khải và Ấm TràChén khải và ấm trà có thể tạo nên hương vị thơm ngon, tuyệt hảo nhất với một số loại trà nhất định (Ảnh: sưu tầm)
Tìm hiểu sự khác biệt thú vị giữa Chén Khải và Ấm TràThực hiện cẩn thận để tránh bỏng tay khi chiết trà từ chén khải ra chén tống (Ảnh: sưu tầm)
Tìm hiểu sự khác biệt thú vị giữa Chén Khải và Ấm Trà
3 0 1,967 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

CÁCH CHỌN ẤM TỬ SA NGHI HƯNG
1008 14:46, 28/08/2021
2 0 8,482 9.5
Một trong những vấn đề liên quan đến Tử sa được quan tâm nhất là làm sao để chọn một ấm Tử sa vừa ý. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại ấm tử sa, thật - giả lẫn lộn vì vậy việc chọn ấm tử sa chất lượng là đề tài ngày càng được nhiều người quan tâm. Bài viết này nhằm cung cấp một số ...
ẤM TỬ SA NGHI HƯNG THEO THỜI GIAN
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
611 16:24, 04/07/2021
1 2 5,329 8.0
Theo truyền tụng, Phạm Lãi là người đầu tiên tìm ra chất đất sét vùng Thái Hồ. Sau khi phá xong quân Ngô, ông về ẩn cư nơi đây, lấy việc nặn đồ gốm làm trò tiêu khiển. Thế nhưng thời đó chưa làm ấm trà.
Cứ theo những di chỉ khai quật được thì ngay từ đời Tống (920-1279) người ta đã làm ấm trà ở đất ...
ẤM TỬ SA NGHI HƯNG
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
610 16:01, 04/07/2021
0 0 5,624 0.0
Nghi Hưng là tên một huyện gần Thượng Hải, thuộc tỉnh Giang Tô. Ở đây đặc biệt có một thứ đất sét rất mịn, có chứa thạch anh, mica và nhất là chất sắt. Ðất sét đó dùng làm ấm trà không tráng men (unglazed), thường được gọi là ấm tử sa. Ðất tử sa không nhất thiết phải là màu tím đỏ mà có ba màu ...
Lò nung ấm tử sa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
520 06:50, 28/06/2021
1 0 4,532 0.0
LÒ RỒNG (NUNG BẰNG CỦI)
Lò Rồng là một đường hầm dài uốn lượn theo sườn đồi bằng gạch xây dựng theo kiểu dốc, đầu lò đến cuối lò đi lên dọc theo sườn đồi, bởi vì hình dáng của lò giống như con rồng mà người xưa gọi là rồng. Lò Rồng thường có chiều dài từ 30-70m, đỉnh cao khoảng 12m, góc nghiêng ...
Kiến thức cơ bản tự cảm nhận & đánh giá ấm cổ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
383 14:53, 15/06/2021
1 0 4,767 0.0
Đối với một chiếc ấm Tử Sa đang cầm trên tay, nếu bạn cho nó là cổ, đem hỏi người khác thì khó có người dám định tuổi, vì con dấu lạc khoản không nói lên điều gì. Vậy thì bạn hãy căn cứ vào một số điểm sau đây để tự mình đánh giá sản phẩm:

1. Căn cứ vào đặc điểm phong cách thời đại, niên ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!