/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

KỶ LUẬT VÀ LÀM SAO ĐỂ RÈN TÍNH KỶ LUẬT

2939 09:37, 23/10/2023
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

KỶ LUẬT VÀ LÀM SAO ĐỂ RÈN TÍNH KỶ LUẬT

Kỷ luật là gì? Kỷ luật là sự rèn luyện đặc biệt về tinh thần và tính cách nhằm tạo ra sự tự chủ, phục tùng. Kỷ luật giúp đào tạo con người, nhờ có kỷ luật năng lực con người được tập trung để hướng đến một mục tiêu, nhờ đó ta có thể đi tới chỗ thành công.

"Kỷ luật là Tự Do"

Có thể bạn không đồng ý với câu nói này, mà nếu đúng là như vậy, thì chắc chắc bạn không phải là người duy nhất.

Với nhiều người, kỷ luật là một từ không mấy hay ho và nó đồng nghĩa với việc thiếu tự do. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới đúng.

Một cậu bé đi thả diều với bố, cậu hỏi bố điều gì đưa diều lên cao? Bố cậu bảo: “Là sợi dây con ạ!”. Cậu con trai nói: “Bố, rõ ràng là sợi dây đang kéo diều xuống cơ mà!”. Bố bảo con quan sát rồi lấy kéo cắt đứt sợi dây. Ngay lập tức cánh diều chao đảo rồi sa xuống đất.

Trong cuộc đời cũng vậy, đôi khi chính những yếu tố ta cho rằng kiềm hãm mình, lại là yếu tố giúp chúng ta bay cao, đó chính là bản chất cốt lõi của kỷ luật.

Stephen R. Covey từng nói:

“Những người không có kỷ luật là nô lệ cho cảm xúc, dục vọng, và đam mê“.

Và xét về lâu dài, những người không có kỷ luật sẽ không có được sự tự do đi kèm với một số kỹ năng và năng lực cụ thể – chẳng hạn như khả năng chơi một loại nhạc cụ hay sử dụng một ngoại ngữ.

Kỷ luật là hành động theo những gì bạn nghĩ bất kể khi đó cảm xúc của bạn là gì. Thường thì nó là sự hy sinh niềm khoái cảm và sự vui thú của giây phút hiện tại để đầu tư cho những điều quan trọng nhất trong cuộc đời.

Do đó, kỷ luật sẽ khiến bạn:

- Tiếp tục thực hiện một ý tưởng hay một dự án sau khi sự nhiệt tình hào hứng ban đầu phai nhạt dần

- Tới phòng tập thể thao trong khi tất cả những gì bạn muốn làm lúc này là nằm dài trên ghế xem TV

- Dậy sớm để dành thời gian rèn luyện bản thân

- Nói “không” khi bạn thèm ăn một món mình đang cần ăn kiêng

- Chỉ kiểm tra hộp thư vài lần mỗi ngày vào những thời điểm nhất định

- Trước đây kỷ luật là điểm yếu của tôi, vì thế mà giờ đây tôi không có khả năng làm một số việc mà tôi thích làm – chẳng hạn như chơi guitar. Nhưng tôi đã tiến bộ lên nhiều rồi; có thể nói rằng, chính nhờ có kỷ luật mà hôm nay tôi mới có thể thức dậy từ 5h sáng để viết bài này.

- Thực ra điều tôi mong muốn làm bây giờ là nằm cuộn tròn trên giường, nhưng niềm mong mỏi này lại xếp sau cảm giác tận sâu trong tâm trí tôi về mục đích.

- Hãy thực hiện ngay những gì mình đề ra trong ngày, lên thời khoá biểu cho một ngày sống và cố gắng thực hiện cho bằng được dù đó là điều nhỏ nhất. Vì không thực hiện được những điều nhỏ nhất, thì làm sao ta có thể thực hiện được việc lớn hơn.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn với việc rèn luyện tính kỷ luật, thì tin tốt cho bạn là đức tính này có thể trau dồi.

5 đặc tính của tính kỷ luật

 

1. Tự nhận thức

Kỷ luật nghĩa là hành động theo những gì bạn đã xác định là tốt nhất, bất kể khi đó cảm xúc của bạn ra sao. Do đó, đặc điểm đầu tiên của kỷ luật chính là sự tự nhận thức. Bạn cần phải xác định xem hành vi nào sẽ thể hiện tốt nhất các mục tiêu và giá trị của mình. Quá trình này đòi hỏi bạn phải tự tìm hiểu, tự phân tích bản thân; và nó sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi bạn viết những phân tích đó ra trên giấy trắng mực đen. Tôi khuyên bạn hãy dành thời gian viết ra các mục tiêu, ước mơ, và hoài bão của mình. Mà tốt hơn nữa, nếu có thể, bạn hãy viết hẳn một Tuyên bố sứ mệnh cá nhân. Tôi nhận thấy rằng việc viết ra sứ mệnh đó đã giúp tôi hiểu rõ hơn tôi là ai, mục đích của tôi là gì, và giá trị nào tôi đề cao.

 

2. Nhận thức có ý thức

Kỷ luật phụ thuộc vào sự nhận thức có ý thức về những gì bạn đang làm và những gì bạn đang không làm. Bạn thử nghĩ mà xem. Nếu bạn không ý thức được rằng hành vi của mình là không có kỷ luật, thì làm sao bạn có thể biết rằng mình cần phải hành động khác đi?

Khi bắt tay vào rèn luyện tính kỷ luật, có thể nhiều khi bạn sẽ “bắt quả tang” chính mình đang có những hành vi vô kỷ luật – chẳng hạn, cắn móng tay, tránh tập thể dục, ăn bánh, hay liên tục kiểm tra hộp thư. Để xây dựng đức tính kỷ luật, bạn cần phải có thời gian; và điểm mấu chốt ở đây là bạn phải nhận thức được hành vi vô kỷ luật của mình. Dần dần, sự nhận thức này sẽ đến sớm hơn, tức là thay vì “bắt quả tang” mình đang thực hiện hành vi vô kỷ luật, bạn sẽ nhận thức được nó trước khi bạn thực hiện hành vi đó. Điều này cho bạn cơ hội đưa ra quyết định phù hợp hơn với các giá trị và mục tiêu của mình.
 

3. Quyết tâm áp dụng kỷ luật

Viết ra các mục tiêu và giá trị của mình thôi chưa đủ. Bạn phải có lòng quyết tâm thực hiện chúng. Nếu không, khi chuông đồng hồ báo thức kêu lúc 5h sáng, bạn sẽ vô tư mà chỉnh giờ “thêm 5 phút nữa thôi”… Hay khi niềm hào hứng ban đầu với một dự án trôi qua, bạn sẽ chật vật đưa nó đến mốc hoàn thành.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn với việc thực hiện quyết tâm, hãy bắt đầu bằng cách đưa ra một quyết định có ý thức rằng bạn sẽ theo đuổi thực hiện những gì mà bạn nói mình sẽ làm – cả về thời điểm và cách thực hiện việc đó. Sau đó, tôi khuyên bạn nên xây dựng một phương pháp/hệ thống để theo dõi quá trình thực hiện những cam kết này. Chẳng thế mà người ta vẫn nói: “Cái gì đo lường được thì mới tiến triển được”.

 

4. Can đảm

Bạn có nhìn thấy những giọt mồ hôi trên khuôn mặt của nhân vật trong bức ảnh trên kia không? Đúng đấy bạn ạ, thường thì kỷ luật là một việc làm cực kỳ khó khăn. Cảm xúc, dục vọng, và đam mê có thể là những lực lượng mạnh mẽ mà bạn phải đối mặt. Do đó, tính kỷ luật phụ thuộc rất nhiều vào lòng can đảm. Đừng giả vờ rằng làm việc nào đó là dễ dàng với bạn trong khi trên thực tế, đó lại là một công việc rất khó khăn và/hoặc vất vả. Thay vào đó, hãy xây dựng lòng can đảm để đối mặt với sự vất vả và khó khăn này. Khi bạn tích lũy được cho mình những chiến thắng riêng nho nhỏ, lòng tự tin ở bạn sẽ lớn mạnh dần, và sự can đảm vốn là yếu tố hỗ trợ cho tính kỷ luật sẽ đến với bạn một cách tự nhiên hơn.

5. Tự hướng dẫn bản thân

Thường thì độc thoại là một thói quen không tốt, nhưng nó cũng có thể trở nên vô cùng hữu ích nếu bạn kiểm soát được nó. Khi gặp tình huống khó khăn, hãy tự nói chuyện với mình, tự khuyến khích mình, và tự trấn an bản thân. Suy cho cùng, chính độc thoại lại là hành vi có khả năng nhắc nhở bạn về các mục tiêu của mình, tạo dựng lòng can đảm, củng cố lòng quyết tâm, và khiến bạn duy trì nhận thức về nhiệm vụ mình đang làm. Mỗi khi cảm thấy tính kỷ luật của mình bị thử thách, tôi lại nhớ đến câu nói này: “Cái giá của việc giữ kỷ luật luôn luôn thấp hơn nỗi đau của niềm hối tiếc”. Hãy khắc sâu câu nói này vào tâm trí bạn, và nhớ lại nó mỗi khi bạn thấy mình đang bị thử thách. Nó có thể làm thay đổi cuộc sống của bạn đấy.

Muốn thành đạt thì không những phải ép mình sống theo kỷ luật, và đặt ra cho mình những kỷ luật và sống theo kỷ luật ấy.

 

Team Uống Trà Thôi sưu tâm

1 0 5,861 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

TÁI HỢP TÌNH ĐẦU SAU 2/3 THẾ KỶ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2023 09:20, 05/08/2022
2 0 19,066 9.5
Khi nhận được tin bà vẫn còn trên đời, người đàn ông 91 tuổi nói với con trai 63 tuổi: Hãy đưa ta đi gặp bà ấy để ta nói với bà là ta không phản bội bà, bỏ rơi bà... 70 năm qua ta vẫn nhớ bà vẫn giữ những tấm ảnh của bà ở bên ta.

TÁI HỢP TÌNH ĐẦU SAU 2/3 THẾ KỶ

Năm 1953, trước khi Chiến tranh Triều ...
Mẹ tự hào vì con là một người bình thường
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2018 10:31, 02/08/2022
0 0 17,281 0.0
Mẹ tự hào vì con là một người bình thường.

Mấγ hôm naγ, lúc tôi đang rửa bát, cứ thấγ thằng lớn mon men đứng cạnh, nhìn mẹ, ra chiều bối rối. Có hôm nó hỏi: Mẹ có việc gì cho con làm không. Tôi bảo nó đi lau nhà, thế là nó ngoan ngoãn chạγ đi ngaγ. Mấγ hôm liền như vậγ. Tôi không hiểu vì lí do gì mà ...
Lời dạy của Thế Tôn
2014 11:03, 01/08/2022
1 1 14,368 0.0
SỮA MẸ
Cái này là nhiều hơn, này các Tỷ-kheo, tức là sữa mẹ mà các ông đã uống trong khi các ông lưu chuyển luân hồi trong một thời gian dài chớ không phải nước trong bốn biển.

ÂN ĐỨC CHA MẸ
Phạm thiên là đồng nghĩa với cha mẹ, các đạo sư thời xưa là đồng nghĩa với cha mẹ. Vì cớ sao? Vì giúp đỡ rất ...
Câu chuyện “Lấy thiện đãi người”
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2005 11:13, 29/07/2022
0 1 13,807 0.0
Câu chuyện “Lấy thiện đãi người”

Có một vị giáo sư chuyên nghiên cứu về loài gà. Một ngày kia ông phát hiện trong khu rừng có một con chim trĩ đẻ được khá nhiều trứng, liền lặng lẽ nhặt lấy mấy quả mang về. Vừa khéo lúc đó lại có một gà mẹ đang đẻ trứng, thế là ông lấy trứng của gà mẹ bỏ ...
Chuyện con gà tɾống cúng Tết củα thư sinh nghèo
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2002 10:40, 29/07/2022
1 0 14,519 0.0
Chuyện con gà tɾống cúng Tết củα thư sinh nghèo : Chỉ cần sống lương thiện tɾời xαnh ắt có αn bài – Câu chuyện thú vị

Hôm quα hàng xóm vô cớ lấy gà nhà chúng tα mαng đi, thiếρ sợ chàng tɾở về nổi giận sẽ khiến cả hαi nhà ăn Tết mất vui, cho nên thiếρ đã nói mình vụng về làm gà bαy mất ɾồi…

Chuyện ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!