/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

TIẾNG VỖ CỦA MỘT BÀN TAY

2953 14:04, 25/10/2023
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO

( từ)

TIẾNG VỖ CỦA MỘT BÀN TAY

Mokurai, Tiếng Sấm Tĩnh Lặng, là thiền sư trụ trì chùa Kennin. Sư có một đệ tử nhỏ tên Toyo mới 12 tuổi. Toyo thấy các đệ tử đàn anh vào phòng thầy mỗi sáng và tối để nhận giáo huấn trong lớp riêng một thầy một trò và được hướng dẫn cá nhân về cách dùng công án để chận tâm trí không đi lang thang.

Toyo cũng muốn được vào lớp riêng.

Mokurai nói, “Đợi một thời gian đã. Con còn nhỏ.”

Nhưng Toyo nằng nặc xin, vì vậy cuối cùng thầy cũng đồng ý.

Chiều tối, cậu bé Toyo đến đúng giờ, trước cửa phòng thầy Mokurai dùng làm lớp riêng. Cậu đánh một tiếng cồng báo hiệu đã có mặt, gập mình chào lễ phép ba lần ngoài cửa, và bước vào ngồi yên lặng một cách lễ độ trước mặt thầy,

“Con có thể nghe âm thanh của hai bàn tay khi hai tay vỗ vào nhau,” Mokurai nói. “Bây giờ chỉ cho thầy tiếng vỗ của một bàn tay.”

Toyo cúi chào và về phòng để suy nghĩ vể câu hỏi. Từ cửa sổ cậu có thể nghe nhạc của các cô geishas. “A, tôi có rồi!” cậy bé tuyên bố.

Sáng hôm sau, khi thầy hỏi cậu trình bày tiếng vỗ của một bàn tay, Toyo làm tiếng nhạc của geishas.

“Không, không,” Modurai nói. “Không bao giờ được. Đó không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Con chẳng hiểu gì cả.’

Nghĩ là nhạc của geishas cắt đứt dòng suy tưởng, Toyo chuyển chỗ ở đến một nơi yên lặng hơn. Cậu bé thiền định. “Tiếng vỗ của một bàn tay là gì?” Cậu bé nghe tiếng nước nhỏ giọt. “Tôi có rồi,” Toyo nghĩ.

Khi Toyo đến gặp thầy sau đó, cậu bé bắt chước tiếng nước nhỏ giọt.

“Cái gì vậy?” Mokurai hỏi. “Đó là tiếng nước nhỏ giọt, nhưng không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Cố thêm đi.”

Hoài công Toyo thiền định để nghe tiếng vỗ của một bàn tay. Cậu nghe tiếng thở dài của gió. Nhưng tiếng đó cũng bị thầy gạt bỏ.

Cậu nghe tiếng kêu của một con chim cú. Nhưng tiếng cú cũng bị chối từ.

Tiếng vỗ của một bàn tay cũng không phải là tiếng ve kêu.

Hơn mười lần Toyo vào thăm Mokurai với những loại tiếng khác nhau. Tất cả đều trật. Cả một năm, cậu bé suy nghĩ tiếng gì có thể là tiếng vỗ của một bàn tay.

Cuối cùng Toyo vào được thiền định thật sự và vượt lên trên tất cả mọi âm thanh . “Tôi chẳng còn tìm được tiếng nào nữa,” sau này cậu bé giải thích, “vì vậy tôi đạt được âm thanh im lặng.”

Toyo đã đạt được tiếng vỗ của một bàn tay.

Bình:

• Takeda Mokurai (1854-1930) (“Silent Thunder” – Tiếng Sấm Tĩnh Lặng) đi tu lúc còn nhỏ và được huấn luyện bởi các thiền sư hàng đầu thời đó. Mokurai trở thành sư trụ trì chùa Kennin, một trong những ngôi chùa cổ nhất và quan trọng nhất ở Kyoto, Nhật, vào năm 1892 khi Mokurai chỉ 38 tuổi. Mokujrai còn là một họa sĩ nổi tiếng với tên Sayu Núi Đông. Sayu vì một trong những bút danh của Mokurai là Sayutei, và Núi Đông là chỉ chùa Kennin.

• Bài này nói đển thủ tục lễ nghĩa khi đến gặp thầy để có lớp riêng với thầy (sanzen) rất rõ.

• “Dùng công án để chận tâm trí không đi lang thang.” Đây chính là yếu tính của công án. Đa số công án không phải là một câu hỏi cho một câu trả lời bằng chữ nghĩa hay lý luận, như câu hỏi “tiếng vỗ của một bàn tay” ở đây.

Người học trò, trong tiến trình tìm câu trả lời, sẽ tự nhiên tìm mọi cách để tập trung tư tưởng, không cho tư tưởng đi lang thang. Tâm sẽ lặng từ từ, như nghe tiếng nhạc, đến tiếng nước nhỏ giọt, tiếng thở dài của gió…

• Đến một lúc nào đó, tâm hoàn toàn tĩnh lặng đến nỗi không còn âm thanh nào có thể làm cho ta bị phân tâm. Tai nghe thì vẫn nghe, nhưng tâm hoàn toàn không xao động. Đó là “vượt lên trên” mọi âm thanh.

• Nhưng tại sao lại là tìm được “âm thanh tĩnh lặng” (soundless sound)?

Âm thanh tĩnh lặng (soundless sound) cũng là âm thanh của tĩnh lặng (sound of silence) như tên một bản nhạc của Simon and Garfunkel hay “tiếng thầm trong ngọc nói lời hay” của thiền sư Kiều Trí Huyền.

Tức là, trong tĩnh lặng ta “nghe”, “thấy”, “hiểu” hay “ngộ” được nhiều điều mà khi tâm ta bị phân tâm vì các “tiếng động” ta không nghe, không thấy, không hiểu.

Điều này thì chúng ta ai cũng đã có kinh nghiệm loáng thoáng phần nào—đôi khi ta tĩnh lặng, chẳng làm gì cả, chẳng suy nghĩ gì cả, tự nhiên bao nhiêu ý tưởng sáng tạo lại ùa đến. Tĩnh lặng làm con người thông thái ra, bao nhiêu vị thầy đã nói như thế.
 

 

• Tại sao vị học trò trong truyện này chỉ mới 12 tuổi?

Thưa, vì: (1) 12 tuổi thì ít có tiếng động trong đầu từ những lo lắng—con cái, công việc, chuyện nhà, chuyện cửa, chuyện tiền bạc, chuyện nợ nần… và (2) 12 tuổi thí ít có kiến thức lý luận để mà có thành kiến “Làm sao một tay mà phát ra tiếng vỗ được? Vô lý!”

Tức là nếu tâm ta nhẹ nhàng, giản dị, và không cố chấp, như trẻ thơ, thì ta sẽ thiền dễ hơn và đạt giác ngộ dễ hơn.

Muốn vào được thiên đàng thì hãy như trẻ thơ.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

Team Uống Trà Thôi sưu tầm

2 0 2,097 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Thay Đổi Vận Mệnh Nhờ Lòng Từ Bi
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1054 15:33, 05/09/2021
1 0 16,518 10.0
Ðại Thiện là một trong những ngôi chùa lớn nhất tại Cối Kê, bên Trung Quốc. Hằng ngày có rất đông khách thập phương, du khách và người vãng cảnh đến đây lễ bái.

Ngày nọ, có hai vị sĩ tử là Ðào Thạch Lương và Trương Chi Ðình tới viếng chùa. Trong chùa Ðại Thiện có một cái Hồ Phóng Sinh lớn. Khi nhìn ...
Ý NGHĨA NGÀY TIẾP NỐI
1041 15:49, 02/09/2021
0 0 4,428 9.0
Ngày tiếp nối là thuật ngữ được Sư Ông Nhất Hạnh đề xuất để thay thế cho sự kiện kỷ niệm ngày sinh nhật của những người con Phật, đặc biệt là các vị xuất gia.
Trong tiếng anh, thuật ngữ “Continuation day” hay “Contago” trong tiếng Latin được hiểu là ngày tiếp tục của 1 thỏa thuận, 1 hiệp ước, 1 hợp ...
CÂU CHUYỆN VUI BUỔI TRÀ
1033 21:21, 01/09/2021
1 0 3,398 10.0
Sau khi lớn lên, điều vui nhất là được ngồi nghe các chú các bác nói chuyện vui trong những buổi trà chiều. Vui hơn từ đó, cởi mở hơn từ đó và cũng học được nhiều hơn từ đó.

Tôi được nghe rất nhiều câu chuyện, nhưng chỉ có vài mẩu chuyện nhỏ, đơn cử là chuyện tôi viết ra dưới đây: học phép thần ...
CHIẾC ÁO CŨ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO
1030 14:14, 01/09/2021
1 0 3,746 10.0
CHIẾC ÁO CŨ
Minh Đức Triều Tâm Ảnh


Câu chuyện được kể lại từ thời Phật giáo Thiền tông hưng thịnh, tức là thời đại Kiếm Thương (Kamukara), trong khoảng thế kỷ XII và XIII ở Nhật Bản.

Khi Ô-chu từ giã tông phái Nhật Liên của Nhật Liên thượng nhân (Nichiren Shonin), thì mái tóc đã điểm hoa râm, chàng quay ...
BÓNG THUYỀN ẢNH HIỆN
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO
1029 14:05, 01/09/2021
0 0 3,473 0.0
BÓNG THUYỀN ẢNH HIỆN
Truyện ngắn của Nhụy Nguyên


Tôi không dính líu đến dòng đời nữa. Không điện thoại, không ti vi, internet, không con đường trở về. Cơ ngơi mới: ngôi nhà lộng lẫy, mái vòm uốn lối cổ, cửa kính sáng choang, nền gạch bóng, một cái hiên đầy gió mỗi sớm tôi ngồi nhấp trà nhìn ra núi đồi ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!