/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Điều làm nên phong vị đặc biệt trà Thái Nguyên

2954 09:04, 26/10/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Điều làm nên phong vị đặc biệt trà Thái Nguyên
Trà Thái Nguyên khiến lòng người đắm say bởi sắc nước và hương vị mà chén trà mang lại. Nước trà khi pha có màu vàng sóng sánh đầy hấp dẫn, vị trà ấn tượng ngay từ ngụm đầu tiên.

Trà Thái Nguyên (hay còn gọi là Chè Thái Nguyên) là loại trà xanh đặc sản được trồng và chế biến tại Thái Nguyên – một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, chỉ cách Hà Nội 75km. Đây là một loại trà phổ biến nhất ở Việt Nam. Thậm chí đối với nhiều người, nói đến “trà” là họ mặc định đó là trà Thái Nguyên chứ không phải một loại nào khác.

Đặc điểm trung du bán sơn địa đã chia Thái Nguyên thành nhiều địa hình rõ rệt, từ đó cũng thích ứng với những loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là cây trà. Thái Nguyên là vùng đất đồi với nhiều triền dốc, khí hậu ôn hòa, quanh năm mát mẻ và chịu rét đậm vào mùa đông. Được hình thành chủ yếu dựa trên nền đất phong hóa feralit và phù sa cổ, độ pH trong đất vừa đủ, lại thêm nguồn nước sông Công, sông Cầu, hồ núi Cốc đã tạo nên các mạch nước ngầm tưới mát cho những vườn trà quanh năm xanh tốt. Đó là những lợi thế mà không phải ở đâu cũng có được.

Nhờ vào dãy núi Tam Đảo, những đồi chè dưới chân núi được hưởng trọn ánh nắng bình minh, đồng thời lại chắn được bức xạ mặt trời khắc nghiệt khi về chiều. Lợi thế thiên nhiên là thế nên nếu nói hương trà tượng trưng cho khí trời thì vị trà lại là đại diện cho cội đất Thái Nguyên. Bên cạnh đó, trà thái nguyên còn mang trong mình hương vị vô cùng thơm ngon, mộc mạc với hương trà truyền thống, đậm chất thôn quê vô cùng thanh tao và đi vào lòng người, vị trà ngon nổi tiếng gần xa nhưng cũng mang một cái hương độc nhất vô nhị mà chỉ có trà vùng đất Thái Nguyên mới có được.

Từ những búp trà non, trải qua nhiều công đoạn chế biến, cuối cùng chúng ta sẽ có được thành phẩm là trà xanh Thái Nguyên nổi tiếng. Đầu tiên người nông dân sẽ thu hái trà một tôm hai lá, người có kinh nghiệm sẽ có cách chọn lá không quá non, không quá già. Cách hái này vừa thu được nguyên liệu tốt nhất, vừa tạo điều kiện cho cây trà còn sinh trưởng tiếp.

Sau đó lá trà được phơi khô để thoát bớt hơi nước và độ ẩm. Tiếp theo, lá trà được cho vào ốp, công đoạn này còn được gọi là diệt men. Người ta cho trà vào đảo trong chảo lớn, hoặc cho vào tôn quay.

Khi trà còn nóng, người ta sẽ vò chè bằng tay hoặc bằng máy, loại bỏ bớt các vụn lá trà. Công đoạn tiếp theo là sao khô trà, cho đến khi nhận được kết quả là những lá trà màu đen nhạt, thơm nhẹ. Lá trà được sàng lọc bớt những vụn, cuống già còn sót lại, sau đó sẽ trải qua công đoạn lên hương - được thực hiện bởi những người làm nghề kinh nghiệm nhất.

Trà Thái Nguyên khiến lòng người đắm say bởi sắc nước và hương vị mà chén trà mang lại. Nước trà khi pha có màu vàng sóng sánh đầy hấp dẫn, vị trà ấn tượng ngay từ ngụm đầu tiên. Đây hoàn toàn không phải vị đắng khó chịu mà là vị chát dịu len lỏi vào vị giác, để lại hậu ngọt vô cùng khó quên. Người sành trà sẽ nhận ra hương cốm thoang thoảng trong chén trà thượng hạng, đúng hơn là hương lá tự nhiên còn lưu giữ lại trong từng cánh trà khô.

Chất lượng trà là do sự kết hợp tinh tế giữa giống trà và quá trình chế biến rất tỉ mỉ, công phu. Mùi thơm đặc trưng của trà Thái Nguyên chủ yếu là mùi thơm do xử lý nhiệt tạo ra. Đây là một công đoạn đòi hỏi người làm trà phải có rất nhiều kinh nghiệm.

Hương vị của trà Thái Nguyên được nhận biết dễ dàng bởi mùi nếp hay mùi cốm non đặc trưng mà không loại trà nào có được. Đây là những đặc điểm đặc trưng của chất đất và khí hậu của vùng trồng chè Thái Nguyên.

Vị trà Thái Nguyên thường có một hương vị chát dịu, chát đậm tuỳ vào thành phần cây chè và loại chè. Ngoài ra, tất cả các loại trà Thái Nguyên đều có vị ngọt hậu rất sâu trong khoang miệng, tạo cảm giác thư giãn và sảng khoái cho người uống trà. Nhưng điều đặc biệt của trà Thái Nguyên là, càng có giá trị cao, vị chát càng nhẹ. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố đánh giá trà ngon hay dở, bởi vì vị trà còn tuỳ thuộc vào sở thích của người uống trà. Có nhiều người lại trót yêu cái vị đậm đà, chát mạnh của dòng trà búp, chứ không phải cứ đắt là ngon, và cứ đắt mới là đúng vị.

Trà không chuẩn sẽ cho ra vị đắng ngang và trôi rất nhanh, trà có mùi tanh hay mùi hắc có thể đã bị tẩm ướp hoá chất. Nếu trà có màu nước xanh ngắt, màu lạ, đục nhờ nhờ có thể bị tẩm màu. Do đó, khi thưởng thức trà Thái Nguyên, hãy từ từ chậm rãi vừa thưởng thức và đánh giá những yếu tố trên trước khi lựa chọn tiếp tục sử dụng loại chè này.

Khi khô, trà Thái Nguyên có màu xám đen do còn phủ tuyết trà trên lá. Tuy nhiên, khi được pha chế và ngâm nước, màu nước trà Thái Nguyên sẽ trở nên xanh ngả vàng như cốm non. Điều này là do quá trình chế biến đặc biệt giúp giữ nguyên màu xanh tươi của lá trà, giúp tạo nên hương vị đặc trưng của trà Thái Nguyên.

Cánh trà Thái Nguyên cũng có đặc điểm riêng, khi ngậm nước, nó sẽ nở đều và trở lại màu xanh tươi. Điều này thể hiện chất lượng tốt của trà Thái Nguyên. Nếu chọn được loại chè Thái Nguyên thượng hạng, màu nước trà sẽ có độ sánh và váng nhẹ hơn so với loại trà thông thường.

Vị trà Thái Nguyên có một hương thơm đặc trưng, đậm đà, phảng phất mùi hoa cỏ núi rừng. Vị trà này có một sự kết hợp hoàn hảo giữa vị đắng và vị ngọt, tạo nên một hương vị độc đáo, không giống bất kỳ loại trà nào khác.

Đối với những người mới thưởng thức trà Thái Nguyên, hương vị đắng có thể hơi mạnh, tuy nhiên, nếu bạn tiếp tục thưởng thức, vị chát này sẽ trở nên dễ chịu hơn. Khi uống từng ly trà, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt hậu, và nó sẽ còn kéo dài rất lâu trong khoang miệng. Điều này cũng phụ thuộc vào chất lượng và từng loại trà, mỗi loại trà sẽ có hương vị và cảm nhận khác nhau.

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
Điều làm nên phong vị đặc biệt trà Thái Nguyên
2 0 2,358 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Vụ chè xuân – Mùa vụ mong đợi nhất của người làm chè
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2477 08:31, 25/02/2023
0 0 5,749 0.0
Các loài thực vật nói chung đều bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự thay đổi của thời tiết và khí hậu, cây chè cũng không ngoại lệ. Phẩm chất của chè vào mỗi mùa vụ, tiết khí khác nhau sẽ tạo nên nét đặc trưng riêng cả về hình thức lẫn hương vị. Chè xuân là vụ chè được mong đợi nhất trong năm bởi đặc ...
Trà vụ Xuân: Đặc sản kết tinh khí trời, vị đất
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2474 09:03, 22/02/2023
0 0 6,714 0.0
Đối với những người sành trà, trong một năm có một vụ trà ngon và đậm vị nhất, được ví như đặc sản kết tinh khí trời vị đất một năm chỉ có một lần, là vụ chè Xuân. Đây là vụ thu hoạch vui nhất của người trồng chè, bởi chè Xuân có hương vị thơm, ngọt nên giá bán cao hơn so với những vụ khác trong ...
Tìm hiểu lớp lông tơ trắng trên búp chè Shan tuyết
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2469 09:04, 18/02/2023
0 0 6,357 0.0
Cái tên “chè Shan tuyết” không phải cái tên chỉ vùng miền, cũng không phải cái tên mang sắc - vị mà nó bắt nguồn từ chính đặc điểm của chè Shan. “Chè Shan tuyết” được bắt nguồn chính đặc điểm của cây chè đó chính là lớp lông mao trắng tinh khôi trên búp trà. Theo người dân bản địa, chè Shan tuyết là ...
Trà cung đình Huế - Nét đẹp vùng đất cố đô
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2459 08:49, 14/02/2023
0 0 6,065 0.0
Trà cung đình là thức uống thể hiện nét đẹp văn hóa của xứ Huế. Đây là loại trà dùng để dâng lên vua chúa thời xưa bởi trong trà có nhiều thảo dược quý từ thiên nhiên.

Trà cung đình được xem là một loại biệt dược thượng hạng, chỉ được phục vụ để bồi dưỡng sức khỏe cho nhà vua cùng hoàng tộc ...
Phương pháp sao trà Shan tuyết của đồng bào H’Mông
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2451 08:46, 09/02/2023
0 0 4,239 0.0
Thay vì sử dụng máy vò hay lò tôn quay công nghiệp, người H’Mông ở xã Tà Xùa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) sử dụng chính đôi bàn tay trần của mình để sao Shan tuyết trên chảo gang, tạo ra hương vị trà chất lượng tốt nhất.

Cách Hà Nội khoảng 200km, Tà Xùa được nhiều người biết đến là một địa danh đẹp, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!