/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Hương vị trà thu

2957 09:00, 30/10/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Hương vị trà thu
Chén trà không chỉ có hương vị khác nhau bởi chủng loại, vùng sản xuất mà nó còn ảnh hưởng không nhỏ bởi mùa vụ thu hoạch. Đối với nhiều loại trà, mùa thu chính là thời điểm trà có hương vị có thể nói là tốt nhất chỉ sau mùa xuân, thậm chí trà thu còn có hậu vị còn mạnh mẽ và kéo dài hơn trà xuân.
Mùa thu là khoảng thời gian đánh dấu sự chuyển giao từ mùa hè sang mùa thu, khi nắng vẫn chói chang nhưng thời tiết đã mát mẻ hơn. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, cây cối cũng bắt đầu thay áo mới. Các lá cây chuyển sang màu vàng, cam và đỏ rực rỡ, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp cho mùa thu.

Trên những vùng đất chè Thái Nguyên, mùa thu là thời điểm rất quan trọng trong năm. Những người trồng chè ở đây đang tận hưởng những ngày đầu thu đầy hoa trái và chờ đợi để thu hoạch những lá chè tươi mới. Những cây chè ở đây vẫn phát triển ổn định và người dân vẫn hái chè theo định kỳ tiêu chuẩn đã đề ra.

Trà là loại cây trồng đặc biệt, nhạy cảm với thời gian bởi thế hương vị của tách trà sẽ thay đổi theo mùa. Câu nói “nước trà mùa xuân, hương trà mùa thu” là cách nói tóm tắt các đặc tính này của cây trà. Nếu trà xuân có hương vị đầy đặn và sự biến đổi dư vị đáng mong đợi thì trà mùa thu lại mang hương thơm đặc biệt. Hương thơm mùa thu đề cập đến trà được sản xuất vào mùa thu, nổi tiếng với hương thơm đặc sắc.

Trà của mùa này có một vị đậm đà và thơm ngon đặc trưng của vùng chè Thái Nguyên. Hương thơm của lá chè quyện với hương cốm vàng non tạo nên một mùi thơm đặc trưng, mang lại cho người thưởng thức một cảm giác say đắm lòng người.

Giai đoạn tốt nhất để thu hoạch trà thu là Hàn Lộ (ngày 8 hay 9 tháng Mười) hay là Sương Giáng (ngày 23 hay 24 tháng Mười). Vào thời điểm này thì thời tiết trở nên mát và lạnh hơn. Đối với nhiều loại trà thì mùa thu chính là thời điểm trà có hương vị có thể nói là tốt nhất chỉ sau mùa xuân, thậm chí trà thu còn có hậu vị còn mạnh mẽ và kéo dài hơn trà xuân. Giống như dân gian có câu ‘ngày tháng Mười chưa cười đã tối’ thì việc ít nắng đi trong một ngày cũng góp phần giảm lượng polyphenol (vị chát) khi cây trà quang hợp. Ngoài ra thì cây trà cũng ra ít lá hơn để tích tụ chất dinh dưỡng, đặc biệt là đường nên trà có hậu vị ngọt hơn. Cây trà thường tích thêm đường vào mùa thu hay gần mùa đông vì đây là cách thực vật tích trữ năng lượng cho mùa đông sắp đến, như đông vật tích mỡ trước mùa đông vậy.

Vào mùa thu, hương thơm trà sẽ duy trì ở mức độ lớn nhất trong quá trình tăng trưởng, hái và chế biến trà. Tuy nhiên, sự tích lũy các thành phần dinh dưỡng trong trà mùa thu tương đối ít hơn vì thời gian sinh trưởng của trà mùa thu ngắn hơn trà mùa xuân. Do đó hương vị của trà mùa thu có phần bằng phẳng.

Không chỉ cây cối mà con người cũng trở nên dễ chịu hơn trong mùa thu. Với thời tiết mát mẻ và dịu nhẹ của mùa này, con người cảm thấy sảng khoái và thoải mái hơn. Gió nhẹ thoảng qua và nắng vàng dịu nhẹ tỏa sáng lên những chiếc lá vàng cam rực rỡ, tạo nên một thế giới tươi đẹp hơn.

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
Hương vị trà thu
2 0 4,696 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Trà ô long Tứ Quý – Phẩm trà thượng hạng
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2546 08:45, 01/04/2023
0 0 15,305 0.0
Mang mùi thơm ngọt ngào, phảng phất hương hoa dịu nhẹ, khi pha nước trà có màu nhàn nhạt vàng xanh, vị trà chát nhẹ mà không gắt, hậu ngọt kéo dài hòa quyện với hương hoa mộc lan xen lẫn hương mật ong ngọt ngào. Ô long Tứ Quý trở thành một trong những phẩm trà thượng hạng được nhiều người yêu thích.

Trà ô ...
Phân biệt quá trình oxy hóa trà và lên men trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2542 08:37, 29/03/2023
0 0 8,783 0.0
Quá trình lên men và oxy hóa đều là yếu tố quan trọng làm nên hương - sắc - vị của các phẩm trà. Đây cũng là một trong những yếu tố chính để phân biệt các loại trà. Oxy hóa và lên men đều là quá trình sinh hóa có sự tham gia của enzyme trong môi trường của hợp chất hữu cơ (lá trà). Tuy nhiên, hai quá trình này ...
Vì sao trà có hậu vị ngọt?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2536 11:01, 26/03/2023
0 0 8,774 0.0
Trà vốn có vị đắng tự nhiên nhưng sau khi uống lại cảm nhận được hậu vị ngọt ngào. Điều này nhờ vào một số chất đặc trưng có trong trà, những chất đó đã kết hợp và hòa tan với những thành phần có trong khoang miệng tạo nên cảm giác ngọt nhẹ mỗi khi uống trà. Đây cũng chính là sự đặc biệt của ...
Vùng trà Shan tuyết mùa xuân
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2526 08:40, 22/03/2023
0 0 7,051 0.0
Chè Shan tuyết từ nhiều năm qua được ví như “vàng xanh” của núi rừng. Vào mùa xuân, những rừng chè Shan vươn mình nảy những mầm non đầu tiên, cho ra những búp chè non xanh mướt, tạo nên thương hiệu đặc biệt riêng có của núi rừng.

Núi rừng Đông – Tây Bắc có điểm chung khi sở hữu những rừng trà Shan cổ ...
Phân biệt Phổ nhĩ sống và Phổ nhĩ chín
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2519 12:36, 19/03/2023
0 0 6,396 0.0
Trà Phổ Nhĩ là loại trà trải qua quá trình lên men sau chế biến, thường là trong quá trình lưu trữ. Còn với các loại trà thông thường chỉ có quá trình oxy hóa ngay trong quá trình sản xuất. Trà phổ nhĩ được chia làm 2 loại dựa theo quá trình lên men của trà: trà phổ nhĩ sống và trà phổ nhĩ chín. Yếu tố khác biệt ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!