/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Ký sự: Nửa bình nước Nam Linh

2965 16:00, 02/11/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Ký sự: Nửa bình nước Nam Linh



Vào mùa xuân năm Nguyên Hòa thứ chín thời Đường (năm 814), Trương Hựu Tân vừa đỗ Trạng nguyên, trở thành Tam nguyên vì đỗ đầu cả ba kỳ thi hương, thi hội, thi đình. Ông đã hẹn gặp những người thi đậu cùng kỳ tại chùa Tiến Phúc. Trương Hựu Tân và Lý Đức Dụ đến trước, họ nghỉ ngơi trong phòng của nhà sư Huyền Giám ở chái tây. Tình cờ có một nhà sư từ phương Nam đến bước vào, đặt hành lý xuống và nằm nghỉ. Trong hành lý có mấy cuốn sách, Trương Hựu Tân thuận tay lấy một cuốn ra và đọc từ đầu đến cuối. Chữ nhỏ và dày đặc, tất cả đều là văn tạp ký. Cuối sách còn có tựa là “Chử thủy Ký” (ghi chép về đun nước).

Trong sách viết, khi Đường Thái Tông tại vị, đã phong cho Lý Quý Khanh làm Thứ sử Hồ Châu (tương đương với chức thống đốc tiểu bang hoặc tỉnh trưởng ngày nay). Trên đường đi nhậm chức, Lý Quý Khanh đã đi qua Hoài Dương và gặp ẩn sĩ Lục Hồng Tiệm (733-804), còn được gọi là "Thánh trà" Lục Vũ. Lý Quý Khanh vốn rất quen thuộc với cái tên Lục Vũ, nay lại gặp được chính người đó, trong lòng mừng rỡ như gặp lại cố nhân, thế là hai người cùng nhau đi tới quận thành.


 

Tranh minh họa: Chân dung Lục Vũ - tranh Nhật Bản.


Đến trạm dịch Dương Tử, khi chuẩn bị tới giờ ăn cơm, Lý Quý Khanh nói: "Lục tiên sinh nổi tiếng giỏi trà đạo, vang danh thiên hạ, mà nước Nam Linh ở sông Dương Tử đặc biệt phi thường, hôm nay trà đạo của ngài và nước ngon ở đây có thể nói là ngàn năm mới gặp một lần, sao có thể bỏ qua cơ hội này?".

Nói xong, ông ra lệnh cho một quân sĩ trung thực và thận trọng mang theo bình nước, chèo thuyền nhỏ đến vùng nước sâu để lấy nước Nam Linh về.

Lục Vũ ở đó lau bộ ấm trà và đợi nước. Không lâu sau, binh sĩ kia đã mang nước trở về. Lục Vũ dùng thìa múc nước và nói: "Nước sông đúng là nước sông Dương Tử, nhưng không phải nước Nam Linh, nó giống nước bên bờ sông hơn".

Người binh sĩ lấy nước nói: "Tôi chèo thuyền vào nơi sâu, trên đường đi gặp cả trăm người, tôi dám lừa dối chăng?".

Lục Vũ không nói gì, ông đổ nước ra chậu, đổ được một nửa, ông vội dừng lại, lại dùng thìa múc nước, chỉ vào bình nước và nói: “Nước từ đây trở xuống mới là nước Nam Linh”.

Người binh sĩ giật mình kinh hãi, quỳ xuống nói: “Tôi ôm bình nước từ Nam Linh đến bờ sông, nhưng thuyền lắc lư làm đổ mất một nửa. Vì sợ ít nước nên đã đổ thêm nước bên bờ sông vào cho đầy bình. Khả năng phân biệt của vị ẩn sĩ này quả là thần thông, ai dám nói dối ông đây?”.

Lý Quý Khanh kinh ngạc tán thưởng, mấy chục người đi theo cũng đều kinh ngạc. Lý Quý Khanh sau đó hỏi Lục Vũ: "Nếu đã như vậy, ở tất cả những nơi ngài đi qua, ngài đều phân biệt được nước tốt và xấu sao?".

Lục Vũ trả lời: "Nước ở nước Sở là tốt nhất, nước ở nước Tấn là kém nhất”.

Sau đó, Lý Quý Khanh đã yêu cầu Lục Vũ thuật lại thứ tự chất lượng nước ở các nơi.

 

(Trích “Thủy Kinh”).
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

2 0 2,431 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

9 thuật ngữ trên bàn trà, không hiểu thì thiệt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3188 13:24, 17/02/2024
1 0 1,969 0.0
“Trà” là một trong những nét đặc trưng của văn hóa, đồng thời nó cũng mang nhiều nội hàm phong phú. Người xưa thích đãi khách bằng trà, một tách trà tưởng chừng như đơn giản lại bao hàm rất nhiều tri thức: Châm trà, phẩm trà, thiêm trà đều được chú trọng. (Rót trà, ngửi trà và nếm trà)

Bạn phải biết ...
LỤC VŨ PHA TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3185 22:58, 15/02/2024
1 0 1,987 10.0
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, ...
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3181 22:58, 12/02/2024
0 0 2,155 0.0
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước ...
Lược Sử Của Trà (P6): Trà Thời Nhà Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3178 23:22, 08/02/2024
0 0 1,895 0.0
Vào thời nhà Nguyên, văn hóa trà không phát triển quá nổi bật nhưng lại có ý nghĩa kết nối giữa hai thời đại phát triển quan trọng của trà, đó là thời Tống của quá khứ và thời Minh trong tương lai. Vào cuối thời nhà Nguyên, đã có sự xuất hiện của trà lá rời, cũng như sự hoàn thiện của phương pháp sản ...
Nguồn gốc cách đặt tên các loại trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3174 08:46, 06/02/2024
0 0 1,997 0.0
Theo những thống kê ban đầu thì cả thế giới có khoảng 3.000 giống và chi trà khác nhau. Thế nên tên của trà cũng muôn màu muôn vẻ. Có một số loại danh trà thì có cả một truyền thuyết hay câu chuyện lịch sử đằng sau cái tên, có loại thì cái tên đơn giản chỉ là mô tả ngoại hình hay nơi cây trà lớn lên. Tên ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!