/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Ký sự: Nửa bình nước Nam Linh

2965 16:00, 02/11/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Ký sự: Nửa bình nước Nam Linh



Vào mùa xuân năm Nguyên Hòa thứ chín thời Đường (năm 814), Trương Hựu Tân vừa đỗ Trạng nguyên, trở thành Tam nguyên vì đỗ đầu cả ba kỳ thi hương, thi hội, thi đình. Ông đã hẹn gặp những người thi đậu cùng kỳ tại chùa Tiến Phúc. Trương Hựu Tân và Lý Đức Dụ đến trước, họ nghỉ ngơi trong phòng của nhà sư Huyền Giám ở chái tây. Tình cờ có một nhà sư từ phương Nam đến bước vào, đặt hành lý xuống và nằm nghỉ. Trong hành lý có mấy cuốn sách, Trương Hựu Tân thuận tay lấy một cuốn ra và đọc từ đầu đến cuối. Chữ nhỏ và dày đặc, tất cả đều là văn tạp ký. Cuối sách còn có tựa là “Chử thủy Ký” (ghi chép về đun nước).

Trong sách viết, khi Đường Thái Tông tại vị, đã phong cho Lý Quý Khanh làm Thứ sử Hồ Châu (tương đương với chức thống đốc tiểu bang hoặc tỉnh trưởng ngày nay). Trên đường đi nhậm chức, Lý Quý Khanh đã đi qua Hoài Dương và gặp ẩn sĩ Lục Hồng Tiệm (733-804), còn được gọi là "Thánh trà" Lục Vũ. Lý Quý Khanh vốn rất quen thuộc với cái tên Lục Vũ, nay lại gặp được chính người đó, trong lòng mừng rỡ như gặp lại cố nhân, thế là hai người cùng nhau đi tới quận thành.


 

Tranh minh họa: Chân dung Lục Vũ - tranh Nhật Bản.


Đến trạm dịch Dương Tử, khi chuẩn bị tới giờ ăn cơm, Lý Quý Khanh nói: "Lục tiên sinh nổi tiếng giỏi trà đạo, vang danh thiên hạ, mà nước Nam Linh ở sông Dương Tử đặc biệt phi thường, hôm nay trà đạo của ngài và nước ngon ở đây có thể nói là ngàn năm mới gặp một lần, sao có thể bỏ qua cơ hội này?".

Nói xong, ông ra lệnh cho một quân sĩ trung thực và thận trọng mang theo bình nước, chèo thuyền nhỏ đến vùng nước sâu để lấy nước Nam Linh về.

Lục Vũ ở đó lau bộ ấm trà và đợi nước. Không lâu sau, binh sĩ kia đã mang nước trở về. Lục Vũ dùng thìa múc nước và nói: "Nước sông đúng là nước sông Dương Tử, nhưng không phải nước Nam Linh, nó giống nước bên bờ sông hơn".

Người binh sĩ lấy nước nói: "Tôi chèo thuyền vào nơi sâu, trên đường đi gặp cả trăm người, tôi dám lừa dối chăng?".

Lục Vũ không nói gì, ông đổ nước ra chậu, đổ được một nửa, ông vội dừng lại, lại dùng thìa múc nước, chỉ vào bình nước và nói: “Nước từ đây trở xuống mới là nước Nam Linh”.

Người binh sĩ giật mình kinh hãi, quỳ xuống nói: “Tôi ôm bình nước từ Nam Linh đến bờ sông, nhưng thuyền lắc lư làm đổ mất một nửa. Vì sợ ít nước nên đã đổ thêm nước bên bờ sông vào cho đầy bình. Khả năng phân biệt của vị ẩn sĩ này quả là thần thông, ai dám nói dối ông đây?”.

Lý Quý Khanh kinh ngạc tán thưởng, mấy chục người đi theo cũng đều kinh ngạc. Lý Quý Khanh sau đó hỏi Lục Vũ: "Nếu đã như vậy, ở tất cả những nơi ngài đi qua, ngài đều phân biệt được nước tốt và xấu sao?".

Lục Vũ trả lời: "Nước ở nước Sở là tốt nhất, nước ở nước Tấn là kém nhất”.

Sau đó, Lý Quý Khanh đã yêu cầu Lục Vũ thuật lại thứ tự chất lượng nước ở các nơi.

 

(Trích “Thủy Kinh”).
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

2 0 3,652 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

BA NGỤM TRÀ ĐẦU TIÊN TRONG THƯỞNG TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2551 08:53, 04/04/2023
0 0 5,833 0.0
Trà không phải chỉ để uống, mà còn để thưởng thức. Uống trà phải biết thưởng thức trà, nếu không sẽ là một sự lãng phí đối với trà. Muốn thưởng thức được vị ngon của trà thì phải uống đúng, uống từ từ chậm rãi. Trong chữ “thưởng” (品) có ba chữ “khẩu” (口), mang ý nghĩa khi thưởng thức ...
Trà ô long Tứ Quý – Phẩm trà thượng hạng
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2546 08:45, 01/04/2023
0 0 13,825 0.0
Mang mùi thơm ngọt ngào, phảng phất hương hoa dịu nhẹ, khi pha nước trà có màu nhàn nhạt vàng xanh, vị trà chát nhẹ mà không gắt, hậu ngọt kéo dài hòa quyện với hương hoa mộc lan xen lẫn hương mật ong ngọt ngào. Ô long Tứ Quý trở thành một trong những phẩm trà thượng hạng được nhiều người yêu thích.

Trà ô ...
Phân biệt quá trình oxy hóa trà và lên men trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2542 08:37, 29/03/2023
0 0 8,185 0.0
Quá trình lên men và oxy hóa đều là yếu tố quan trọng làm nên hương - sắc - vị của các phẩm trà. Đây cũng là một trong những yếu tố chính để phân biệt các loại trà. Oxy hóa và lên men đều là quá trình sinh hóa có sự tham gia của enzyme trong môi trường của hợp chất hữu cơ (lá trà). Tuy nhiên, hai quá trình này ...
Vì sao trà có hậu vị ngọt?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2536 11:01, 26/03/2023
0 0 8,049 0.0
Trà vốn có vị đắng tự nhiên nhưng sau khi uống lại cảm nhận được hậu vị ngọt ngào. Điều này nhờ vào một số chất đặc trưng có trong trà, những chất đó đã kết hợp và hòa tan với những thành phần có trong khoang miệng tạo nên cảm giác ngọt nhẹ mỗi khi uống trà. Đây cũng chính là sự đặc biệt của ...
Vùng trà Shan tuyết mùa xuân
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2526 08:40, 22/03/2023
0 0 6,409 0.0
Chè Shan tuyết từ nhiều năm qua được ví như “vàng xanh” của núi rừng. Vào mùa xuân, những rừng chè Shan vươn mình nảy những mầm non đầu tiên, cho ra những búp chè non xanh mướt, tạo nên thương hiệu đặc biệt riêng có của núi rừng.

Núi rừng Đông – Tây Bắc có điểm chung khi sở hữu những rừng trà Shan cổ ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!